K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2018

Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm Thăng Long - Đông Đô là nơi tập trung nhiều làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố cổ 36 phố phường, mà tên mỗi phố thường bắt đầu từ chữ “Hàng” chỉ một ngành nghề thủ công nhất định. Đây chính là những phường nghề có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương đổ lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp. Ngày nay, nhiều phố vẫn giữ được tên phố cùng nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bạc vẫn sản xuất, chế tác vàng bạc, phố Hàng Thiếc làm đồ gò, hàn thiếc, phố Hàng Đồng có nghề trạm khắc đồng…Nhưng cũng có nơi giữ tến cũ như phồ Hàng Buồm, Hàng Cân, Hàng Quạt hay Hàng Lọng…nhưng nghề xưa đã mai một.  Tuy nhiên ở những nơi này vẫn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử liên quan đến các phường nghề xưa. Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cho biết: “Có những phố như phố Hàng Quạt không còn làm quạt nữa, nhưng để lại ký ức cho mọi người biết ở đây đã từng tồn tại một nghề truyền thống, tạo ra một nếp sống và còn giữ lại nếp sống truyền thống với những sắc thái về phương diện kiến trúc, lối sống làng nghề xưa”.

18 tháng 2 2019

Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình - một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.

Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn - món đặc sản - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.

Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.

Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, ... và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối.Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng - một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh. Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.

Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.

Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống - đặc sản của người dân Thái Bình.

Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa.Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt - bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.

Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.

Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.

Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.

25 tháng 3

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yên Nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động ,ý nghĩ của mỗi con người. từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ...Nhưng đó là ở thời điểm chiến tranh cũng bây giờ đến thời kỳ  bình yên, thời kỳ hiện đại hòa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. xã hội đang ngày một tiến lên mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai trong cuộc sống những tư tưởng việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. (tham khảo thuii  nha đừng chép đó à! Sợ mấy bạn cùng lớp đọc đc rồi  chép thế là mai lại bị giống nhau là chết thật luônn

11 tháng 3 2018

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

15 tháng 3 2022

Hay đấy

Một trong những vị anh hùng của đất nước ta mà em luôn kính mến đó là cụ Nguyễn Công Trứ. Cụ sinh năm 1778 và mất năm 1858. Cụ Nguyễn Công Trứ là một vị quan rất thanh liêm và chính trực. Cụ không bao giờ nhận tiền hối lộ mà sống một cuộc sống thanh bạch. Trong thời gian làm quan, số tiền và gạo cụ nhận được từ triều đình cụ đều cấp cho dân nghèo, số còn dư lại cụ đem nộp lại cho quốc khố. Gần cuối đời, dù đã 80 tuổi nhưng cụ vẫn một lòng yêu nước mà anh dũng xin xung trận khi nghe tin Pháp sang xâm lược nước ta. Giờ đây dù cụ đã không còn nhưng những gì về cuộc đời thanh cao, một đời vì nước vì dân của cụ vẫn sẽ mãi được lưu truyền cho những thế hệ sau này như chúng em biết ơn và noi theo.

1 tháng 2 2019

Hồ sen được bao quanh bởi một con đường nhỏ. Dưới hồ, lá sen xanh mát trông như những chiếc ô nhỏ xinh xắn. Xen lẫn trong hàng ngàn chiếc ô xanh là những bông hoa hồng tươi thắm tựa những gương mặt rạng ngời. Đài sen, nhị sen với những chấm phấn vàng tươi như trang điểm thêm cho gương mặt ấy thêm đáng yếu. Thật là thú vị mỗi khi chiều hè, được ngâm mình trong hồ sen mát lạnh và tận hưởng hương sen ngan ngát.

27 tháng 2 2019

Mình cũng phải làm đề này

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

1 tháng 3 2018

Quê em có biết bao nhiêu là cảnh đẹp nhưng cảnh mà gần gũi thân thiết với em in nhiều dấu ấn kỉ niệm tuổi thơ đẹp của em đó là cảnh cánh đồng làng quê em.Cánh đồng làng chạy dọc theo men đường làng quê em,trải một màu vàng xuộm mênh mông bát ngát thẳng cánh có bay, dọc hai bên cánh đồng là lũy tre xanh rì rào trong gió, trên cành có những chú chim đang nhảy nhót hót vang những bản nhạc không lời nghe thật hay.Dưới đồng các bác nông dân đang nhanh tay gặt lúa ai cũng chuyện trò cười nói vui vẻ vì được một ngày mùa bội thu. Mấy bạn nhỏ đi học về đang tíu tít tranh luận về bài học trên lớp .Càng ngắm càng yêu quê hương mình biết bao, em sẽ phấn đấu học thật giỏi để về xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn.

hok tốt

24 tháng 1 2018
Trong lịch sử nước ta ,trận đánh điện biên phủ có thể nói là tranh sử vàng của dân tôc. trong đó em ấn tượng và cảm phục nhất là anh Phan Đình Giót. Trong trận đánh ở Him Lam , anh đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai để đồng đội xông lên tiêu diệt địch.Đây là tấm gương tiêu biểu về sự dũng cảm, can trường của người chiến sĩ , cũng là hình ảnh cho ý chí bất khuất kiên cường, không chịu đầu hàng giặc ngoại xâm của nhân dân ta
24 tháng 1 2018

Anh hùng Phan Đình Giót

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này. Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu, thoải mái.

Mùa hè đến, Đồ Sơn như vui hơn, đông hơn và sôi động hơn. Biển lại chuyển mình, hò reo trên những lớp sóng trắng xoá. Biển Đồ Sơn vào lúc nào cũng đẹp. Bình minh, mặt trời lấp ló xa xa xõa tóc lấp lánh bốn bề. Mặt biển như dát bạc lung linh, trải ra mênh mông. Gió biển nhẹ tung, những rặng dừa rì rào, tàu dừa đu đưa xào xạc như đón chào những đoàn thuyền đánh cá thảnh thơi cập bến. Những bác chài, da sạm màu nắng gió, tiếng nói sang sảng đang hồ hởi xuống thuyền. Đây cũng là lúc làng chài náo nhiệt và sôi động nhất. Nắng đã sổ lồng, đùa nghịch trên vòm cây, nhảy nhót trong kẽ lá và những bãi biển bắt đầu đông người. Sóng biển không còn lăn tăn mà gầm lên cuồng nhiệt. Sóng ở xa như kẻ cô đơn, lặng lẽ nhưng càng gần bờ, càng gần người, nó lại chồm lên tung bọt trắng xoá. Từng lớp sóng như những đoàn kị mã nối tiếp nhau tiến vào bờ. Bãi cát rực lên trong ánh nắng hè chói chang và những màu sắc sặc sỡ của quần áo. Tiếng em nhỏ tắm biển giòn tan hoà vào tiếng biển rì rào. Được ngập chìm trong làn nước mát lạnh, đùa giỡn với những con sóng tinh nghịch chốc chốc lại chồm qua mặt, thật thích. Nhưng em thích nhất là cùng bạn bè đuổi theo những con còng bé xíu liến láu biến xuống lỗ cát trên bãi biển hay tìm kiếm những con ốc biển thật đẹp đẽ làm kỉ niệm.

27 tháng 2 2018

Nơi em sống là một vùng quê nằm ở ngoại thành. Xung quanh là ruộng lúa sông ngòi. Với những cánh đồng bát ngát, cò bay mỏi cánh hiện lên trong sương sớm.

         Ông Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà, tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhố cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa. Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp. Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

       Đứng giữa cánh đồng màu của hợp tác xã mà em cảm thấy như đứng giữa một khu rừng thu nhỏ. Cánh đồng mùa xuân như hứa hẹn một mùa bội thu.

27 tháng 2 2018

Đền thờ Hai Bà Trưng xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ thành phố Hà Nội nay là Đền Hát Môn là một trong 3 ngôi đền thờ Hai Bà Trưng lớn nhất và cổ kính nhất. Tương truyền, ngày mồng 4 tháng 9 năm 40 sau Công nguyên, sau khi bị quan Thái thú nhà Hán là Tô Định giết chết chồng, Bà Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị tụ cờ khởi nghĩa tại cửa sông Hát Giang. Sông Hát xưa nay là sông Đáy, cửa sông Hát xưa giờ bị bồi lấp nên cửa sông Đáy giờ đây chỉ là con mương nhỏ thuộc cụm 8 xã Hát Môn. Sau khi đánh đuổi Tô Định, Bà Trưng Trắc lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh, Vĩnh Phúc (nay Mê Linh thuộc Hà Nội). Năm 42, Nhà Hán sai Mã Viện (một vị tướng lão luyện, tài giỏi) mang quân đến ( dưới thời Hán là quận Giao Chỉ). Do quân của Hai Bà là quân mới tập hợp, kinh nghiệm chiến đấu ít, nên dễ dàng thất bại trước đội quân tinh nhuệ, thiện chiến của Mã Viện. Sau khi thất trận, hai Bà rút quân quay trở lại cửa sông Hát (nơi lúc đầu tụ binh khởi nghĩa) để củng cố lực lượng. Tuy nhiên do quân địch quá mạnh, thế cùng lực kiệt Hai Bà nghe theo lời khuyên của bà bán nước nên đã gieo mình xuống sông Hát tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Thời gian này vừa qua Tết Hàn thực (3/3) nên bà bán nước dâng Hai Bà 2 đĩa bánh trôi, hai Bà ăn xong hai đĩa bánh trôi và hai quả muỗm rồi làm lễ kính cáo trời đất sau đó gieo mình xuống sông Hát Giang tự vẫn. Đó là ngày mồng 6 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên). Ngay sau khi Hai Ba mất, dân làng đã làm miếu thờ để ghi nhớ công Hai Bà. Vậy có thể nói đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn đã có ngay sau khi hai Bà mất (tức là ngay sau năm 43). Vì hai bà ăn bánh trôi vào ngày mồng 6 tháng 3 (là ngày mất của Hai Bà) nên hiện nay nhân dân xã Hát Môn không ai ăn bánh trôi trước ngày 6/3 ÂL, phải đợi sau khi trên Đền cúng giỗ Hai Bà xong (tức là Hai Bà ăn rồi) thì mọi người mới được ăn.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng xã Hát Môn là lễ cúng giỗ hai Bà được tổ chức từ ngày mồng 04 đến ngày 06 Âm lịch hàng năm. Hiện nay Đền Hát Môn là Di tích Quốc gia đặc biệt nên lễ hội của đền do Huyện ủy, UBND Huyện Phúc Thọ tổ chức.

Quý khách có thể về dự lễ hội đền và dâng hương Hai Bà vào ngày thường hoặc dịp lễ hội. Đường về Đền Hát Môn rất dễ đi, có thể đi từ Cầu Giấy Hà Nội theo đường Quốc lộ 32 đến Thị trấn Phùng, qua cầu Phùng 1 km rẽ phải qua xã Tam Thuấn - Thanh Đa là đến xã Hát Môn, hoặc đến đê Quai Chè (tiếp giáp giữa xã Tam Hiệp và xã Ngọc Tảo) rẽ phải, hoặc đi theo nhiều đường từ Cầu Thăng Long đi theo bờ đê sông Hồng qua quận Bắc Từ Liêm, qua huyện Đan Phượng sang xã Hát Môn, hoặc đi từ thị xã Sơn Tây xuống, đi từ Vĩnh Phúc sang.

quai Chè là xã mk(Tam Hiệp)

xã mk gần hát môn