K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2018

Mỗi năm mỗi cái tết nhưng năm nay cái tết năm nay lại khác năm nay nhà em lại có cái cây do ba em mua về không phải là loại hoa cúc hay hoa vạn thọ mà là một cây được gọi là quất, quất được trồng trong chậu to và được bày bán rất nhiều ở chợ khi tết về.

Cây quất ba em mua về đã có rất nhiều trái và nó rất giống cây chanh, thân nó nhỏ lắm nhưng tỉa ra rất nhiều cành nhỏ trên những chiếc cành ấy đều mang những chiếc là và những trái quất, những trái quất nặng trĩu kéo những nhánh cây sụ xuồng và lăng lư theo những cơn gió mùa đông còn đọng lại. Cây quất ba em mua về thì nó đã cao khoảng 1m và rất nhiều lá, lá nó có màu xanh đậm và có hình dáng như lá chanh và lấy lá quất vò vào tay thì có một mùi rất thơm tỏa ra. Thân quất nhỏ và mọc thằng lên rồi nhiều cành nhỏ lại chia ra, tuy nhỏ nhưng lại xum xoe nhiều lá lắm, nó phủ kín cả thân cây. Những cành cây ấy đều có lá và trái, lâu lâu thì có những bông hoa quất nhỏ màu trắng trông rất đẹp, và những trái quất có những trái màu cam rất đẹp, óng ánh trước nắng đầu xuân. Trái quất tuy nhỏ nhưng nhỏ nhưng có mùi thơm rất tuyệt và lan tả, nó có thể làm thơm cả một góc nhà, mùi thơm dễ chiệu và tuyệt vời ấy nó làm không khí mùa tết càng thêm sôi động Và để mua một cây quất lý tưởng là lá phải to, xanh đậm và bóng mượt, trái thì phải chín và các cỡ trái phải đều không trái to trái nhỏ ngoài ra phải có nhiều nụ, lộc non thì mới trưng bày lâu trong những ngày tết được. Cây quất tượng chưng cho mùa màng bội thu và khởi đầu năm mới  tốt đẹp, thường thì nhà ai cũng có một cây quất vào ngày tết, nó mang đến may mắn đầu năm, mang đến một không khí dồi dào sức sống, niềm vui, may mắn và đó được xem là sự đầu tư sáng suốt trong ngày tết. Sự trù phú trù phú của những trái cam vàng nặng trĩu trên những cành quất nhỏ bé nó hứa hẹn một mùa thu hoạch bội thu, cây cối xanh tốt  nhà nhà ấm no

Em rất thích cây quất vì nó mang lại sự may mắn, sự thịnh vượng, nó giúp nhà em vui vẻ trong những ngày xuân, những vị khách đến nhà chơi đều cười và khen, những đứa nhỏ cũng rất thích quả quất vì tròn tròn xinh xinh.

24 tháng 2 2018

Đến 30 Tết, hoa đào bắt đầu nở. Những nụ hoa trước kia giờ là những bông hoa rực rỡ. Các cánh hoa mỏng manh màu hồng xoè ra thật mảnh mai, nhẹ nhàng. Ngay giữa bông là nhị vàng rung rinh. Mỗi khi hoa lay động, những hạt phấn vàng nhỏ li ti bay khắp nơi. Những cánh hoa mong manh đến nỗi chỉ cần cành hơi rung là chúng lập tức rơi xuống đất thật vội vã, không chút do dự. Không chỉ hoa mà lá cũng mọc đầy. Từng chiếc lá nhỏ đẫm một màu xanh man mát, làm bừng sáng góc nhà. Những chiếc lá đó kết thành chùm mọc ở đầu cành, cạnh những bông hoa gần chồi nách. Nhưng hoa vẫn còn thưa thớt, chưa phải là đã nở hết.

Học ~ Giỏi

21 tháng 1 2019

                                                              THAM KHẢO        

Tết đến bạn ngóng đợi điều gì? Những màn pháo hoa rực rỡ đêm Giao thừa, một bữa tất niên cuối năm gia đình quây quần bên nhau, hay những phong bao lì xì đỏ tươi từ bố mẹ, người thân? Tết vốn thật tuyệt vời phải không? Riêng tôi, Tết sẽ thật thiếu nếu quên mà chẳng nhắc tới sắc thắm tươi của những cây đào ngày Tết. Hình ảnh cây hoa đào ngày Tết chẳng biết tự bao giờ đã để lại trong tôi những ấn tượng khó quên.

Như thường lệ hằng năm, độ 27-28 Tết, tôi lại lon ton theo bố ra vườn ngắm chọn một cây đào đẹp tươi để về chơi Tết. Chẳng mất bao lâu, hai bố con tôi đã "rinh về một em đào" rất vừa mắt lại hợp với không gian phòng khách của nhà. Cây đào không to lắm, chỉ chừng ngang người tôi thôi. Cây được bố đặt trong một chậu men sứ với hoa văn là đôi rồng quấn quýt bên nhau. Nhìn từ xa cây như một tháp nến đang rừng rực cháy. Lại gần, bao bông hoa nhỏ xinh là bấy nhiêu ngọn nến đang lung linh tỏa sắc. Thân cây được bố uốn thế long mềm mại, khoác trên mình bộ áo nâu bóng khỏe đầy sức sống. Từ thân cây đâm ra không biết bao nhiêu là những cành cây xanh nhỏ như những cánh tay đang vẫy gọi thiên nhiên, mọi người. Cây không to nhưng nhiều hoa, nhiều nụ và lắm lộc lắm. Những búp lá xanh nõn nà hòa cùng sắc đỏ thắm của những cánh hoa mỏng tang thật dễ gây cho người ta một sự mê luyến ngất ngây. Cánh hoa đỏ thắm, mềm mại. Cùng với đó là những nụ chúm chím như vẫn đang e ấp, chỉ chờ nắng gió thiên nhiên mời gọi sẽ khoe mình tỏa hương. Cả cây đào mang tới một sắc xanh hi vọng của lộc non, chồi biếc, một sắc đỏ tươi, vẹn tròn của cánh thắm, nụ hồng. Cả cây đào đang phô mình ra như muốn khoe hết tận độ vẻ đẹp dịu dàng mà đắm say lòng người ấy.

Tôi thường thích lắm đứng cạnh cây đào nhặt những cánh hoa rơi nhẹ nhàng, nhẹ nhàng mà tôi thích thú gọi là "mưa hoa". Tôi cùng bố treo những phong bao lì xì, những dải kim tuyến óng ánh, những đèn lồng, câu đối tí hon để cây thêm lung linh với bộ áo mới. Tôi cũng không quên tỉ mỉ ngồi cắt những sợi giấy nhiều màu sắc để rắc lên gốc cây. Cả cây đào lúc ấy dường như trông kiêu sa hơn hết thảy. Còn gì thích thú bằng cảm giác đứng trước cây đào mà chỉ muốn dang rộng vòng tay ôm trọn "người bạn tuyệt vời" ấy? Đào gọi về trong tôi cái hồi hộp, rộn ràng mỗi độ Tết đến Xuân về. Đào khơi dậy trong tôi cái ấm áp trong những ngày đông tháng giá. Đào gợi trong tôi và gợi cả trong tâm trí những người con xa quê một tình yêu hướng về đất Mẹ, cội nguồn.

Đêm 30 Tết, gia đình quây quần đón Giao thừa bên cạnh cây đào vẫn tỏa hương thơm ngát - giây phút ấy tôi trân trọng và hiểu rằng đào đã gọi Tết về thế đấy. Hình ảnh cây đào ngày Tết mãi vẹn nguyên trong tiềm thức tôi, nhắc nhở tôi về một truyền thống văn hóa đẹp của Việt Nam mình.                          

 
21 tháng 1 2019

Cứ mỗi lần tết đến, xuân về là trên khắp miền quê đều rực rỡ các loại hoa, từ hoa mai, hoa đào, hoa ly, hoa cúc…Nhưng hoa đào luôn là loài hoa được mọi người yêu thích nhất bởi nó chính là biểu tượng của mùa xuân ở miền Bắc nước ta. Màu sắc hồng tươi rực rỡ của hoa đào làm cho không khí mùa xuân càng thêm ấm áp, sinh động hơn bao giờ hết.

Cứ mỗi dịp đón Tết Nguyên Đán gia đình em lại mua về một cây đào. Cây đào được trồng trong bình gốm, được cắt tỉa gọn gàng theo hình chóp nón trông vô cùng thích thú. Cây đào có đủ cả lá nụ, hoa và lộc non, mang biểu tượng may mắn cho gia đình nên hoa đào luôn được tôn thờ trong mỗi gia đình trong dịp Tết.

Cây đào cao gần bằng cái đầu của em, khi em đứng cạnh nó thì nhìn hai chúng em như một cặp song sinh. Những cánh hoa đào màu hồng tươi, rực rỡ khoe sắc trong nắng mai, thân đào màu nâu sẫm.

Từ chiếc thân mọc ra rất nhiều những cành nhánh nhỏ, tí hon. Những cành nhỏ này vươn cao, vươn cao và có rất nhiều nụ đào còn đang chúm chím chờ ngày nở tung khoe mình trong nắng gió. Những lá non xanh mơn mởn như những cô gái thiếu nữ tới tuổi dậy thì đang e ấp, núp mình bên bên dưới.

Những bông hoa đào khi đã nở rộ thì bên trong có những nhụy vàng, những cánh hoa mong manh yếu đuối nhưng lại có vẻ đẹp vô cùng quyến rũ làm say đắm lòng người. Hoa đào cũng có sức mạnh riêng của nó bởi nó luôn được trân trọng yêu mến. Màu đỏ, hồng tươi của hoa đào là biểu tượng của sự may mắn. Nên khi Tết đến xuân về nhà nào cũng phải mua một cành đào như thể đem may mắn về nhà.

Xung quanh cây hoa đào bố em thường treo những giàn đèn nháy lấp lánh buổi tối khi bật đèn lên thì những ánh đèn xanh đỏ làm cho cây hoa đào càng thêm phần kiêu sa quyến rũ.

Cây đào là biểu tượng của sự phú quý, sự đầm ấm trong gia đình nên năm nào bố mẹ em cũng chọn một cây vô cùng độc đáo, có đủ cánh lá, lộc non, nụ và quả. Những quả đào lú nhú bé tí ti, như những ngón tay út của em, có màu xanh nhạt trong đáng yêu vô cùng. Em thường ước gì quả đào to hơn để em có thể hái chúng xuống thưởng thức.

Hoa đào đã trở thành biểu tượng truyền thống của Tết Nguyên Đán ở miền Bắc nước ta, nếu không nhìn thấy hoa đào trong nhà cứ như không nhìn thấy Tết vậy. Tết cũng là dịp để cho những người con đi xa trở về đoàn tụ với gia đình mình, nó biểu tượng của sự sum vầy tình thân. Vì vậy, khi nhìn thấy hoa đào rực rỡ khoe sắc là trong lòng em lại cho tâm trạng bồi hồi náo nức vô cùng

------------------------------------------------------------------HẾT---------------------------------------------------------------------------------------------

11 tháng 3 2018

Sáng sớm tinh mơ của một ngày chủ nhật, em vừa thức dậy, tuy vẫn còn ngái ngủ nhưng đã thấy bố trồng cây ở khoảnh đất sau nhà. Bố đang hì hục cuốc đất. Với vóc người cao lớn da ngăm ngăm lại thêm trang phục bộ quần áo công nhân xanh đậm nên trông bố thật khỏe. Bố quai những nhát cuốc chắc nịch xuống đất, lớp đất cứng đã được đào lên, cỏ dại rạp mình run rẩy. Bố giũ cỏ rồi bỏ thành đống. Đôi tay rắn chắc ấy lại giữ vững cán cuốc, đưa lên rồi giáng xuống. Phụp! Phụp! Chỉ một lát, khoảnh vườn đã sạch cỏ, lớp đất cứng đã tơi xốp. Bố đào hố và bỏ phân xanh xuống, rải một lớp đất mỏng, rồi bố đặt cây con vào hố lấp đất lại. Trồng xong bố dùng cọc tre rào xung quanh mỗi cây, rồi bố dùng bình tưới phun nước lên cây con, tưới cho gốc ướt. Những chiếc lá xoè ra như dang rộng bàn tay đón lấy những giọt nước mát lành. Nhìn lại hàng cây, đôi mắt bố ánh lên một niềm vui khó tả.

11 tháng 3 2018

Gia đình là nơi ai cũng muốn về, nơi đây thật ấm áp, chan chứa tình yêu thương. Người đã làm cho gia đình vui ve, gần gũi, yêu thương nhau hơn là mẹ em. 
Em là con thứ hai trong gia đình, trước em có cả anh trai hơn em những mười lăm tuổi nên chắc ai cũng đoán được mẹ đã ngoài 50. Tuy được xếp vào tốp những người thấp bé, nhẹ cân nhưng ở cơ quan có việc gì khó là mẹ giúp liền. Mái tóc đen của mẹ ngày nào giờ đã ngả sang màu hạt dẻ, đã điểm những sợi tóc trắng, mái tóc ngắn đó ôm lấy khuôn mặt gầy tỏ rõ mẹ là một người nhã nhặn và không cầu kì. Khuôn mặt mẹ đã xuất hiện những nếp nhăn và nững đốm tàn nhang nhưng sao chúng lại gần gũi, thân thương đến vậy. Vầng trán cao, gương mặt sáng sủa, đôi mắt sáng long lanh như những vì sao đêm cho thấy mẹ là một giáo viên ưu tú. Đôi môi tím hồng của mẹ luôn nở một nụ cười rạng rỡ làm ai thấy mẹ cũng vui. Mẹ ăn mặc giản dị nhưng toát lên một vẻ thanh cao, thân thiện. Mẹ đã ngoài độ tuổi xuân mà đã sắp lên chức bà nội nên hay bị đau khớp, cả nhà ai cũng muốn đõ mẹ một tay. Ngoài giờ làm việc ở cơ quan, ở nhà mẹ còn soạn giáo án, đọc thêm sách phục vụ bài giảng trên lớp ngày mai. Em rất kính trọng mẹ nói riêng và các thầy cô giáo nói chung vì họ đã đào tạo ra những người công dân có ích cho xã hội. Tuy bận việc công, việc nhà nhưng tối nào mẹ cũng vào bếp tự tay nấu những món ngon cho cả nhà.
Câu hát:” Từ ngày sinh ra mẹ nâng như trứng, mẹ hứng như hoa” quả là không sai. Mẹ là người đã nâng niu, dậy dỗ, nuôi nấng và cho em bao tình yêu thương. Em biết ơn mẹ nhiều!

12 tháng 2 2020

1.- Cây bàng như chiếc ô khổng lồ giúp chúng em che nắng những ngày nóng nực. (so sánh)

- Lan là một học sinh chăm ngoan, học giỏi, hòa đồng với bạn bè. ( nhận xét về con người)

- ánh trăng chiếu xuống mặt hồ như những viên kim cương lấp lánh.

2. - chói chang, gay gắt, nắng chói, nắng ửng, nắng vàng, nắng hồng, nắng tươi.

21 tháng 4 2019

Đoạn văn tả vào giờ ra chơi nha ! > <

Tiếng trống trường em đã ngừng , không khí bỗng trở nên rất nhộn nhịp . Có bạn thì nhảy dây , có bạn thì chơi đá bóng ,.....Tuy nhiên em cảm thấy ngồi dưới bóng mát của cây bàng và nghe những chú chim hót líu lo thì em đã cảm thấy rất tuyệt vời rồi . Gió thổi hiu hiu làm cho chúng em cảm thấy rất mát mẻ . Giờ ra chơi đã kết thúc nhưng em vẫn còn nhớ mình đã ngồi dưới cây bàng thư giãn , thật tuyệt vời.

Có 4 dấu phẩy 

Dấu phẩy thứ 2 là ngăn cách bộ phận cùng chức vụ . 

Còn lại mình ko biết nha 1 > <

5 tháng 8 2018

“Có loài hoa ở trên đồng xanh, cũng có loài hoa khoe sắc trên cành, mỗi loài hoa, mỗi sắc hương… Không là hoa của những buồn đau, tôi là hoa của những nụ cười” (Trích “Sống như những đóa hoa”). Dẫu đến từ nơi nào, ở đâu, bạn đều có quyền được tỏa sáng và cống hiến. Hoa sen đã, vẫn sống để chứng minh điều đó.

Bạn sẽ không thể tìm thấy hoa sen ở những nơi đô thị ồn ào và tấp nập, hoa sen ưa những nơi thanh bình, yên ả ở đồng quê, nơi ao hồ tĩnh lặng. Tôi luôn tự hào vì làng mình có một hồ sen đẹp như thế.

Những búp sen bắt đầu nở theo tiếng gọi của mùa hạ. Những lá sen xanh thẫm, xòe ra như những chiếc nón che rợp cả mặt nước. Những đường gân nối nhau, đẩy nhau lan tỏa ra mặt lá. Thân sen vươn cao làm bệ đỡ cho phần tinh hoa nhất của nó. Bông sen kiêu hãnh, vươn mình lên đón ánh mặt trời. Những buổi sớm hạ, những cánh sen trong hình dài những giọt nước khổng lồ từ từ hé mở để hứng lấy ánh nắng sớm bình minh. Dần dần, nhụy hoa e lệ lộ ra, hòa mình với nắng mới bằng màu vàng tươi của mình. Khi chàng gió lướt qua nhẹ nhàng trêu ghẹo, cánh hoa khẽ khàng rung rinh như cái e lệ của người con gái mới lớn.

Hương thơm nương theo gió lan tỏa khắp không gian. Không phải cái nồng nàn của hoa sữa, hương hoa sen nhẹ nhàng, mát lạnh dễ đi vào lòng người. Cũng không rực rỡ như hoa phượng, sen nhẹ nhàng, tao nhã mà thu hút biết bao nhiêu ong bướm bay lượn khắp mặt hồ. Dưới nước, từng tiếng cá quẫy nước bì bõm mà không thấy hình, tiếng ếch nhái văng vẳng gần đâu đây. Nhìn sao cũng thấy giống như một ngày hội của các loài vật vậy. Đông vui quá! Bức tranh có hài hòa về màu sắc, mùi hương và cả âm thanh. Có phải là “sơn thủy hữu tình” mà người xưa vẫn nói hay không?

Lũ trẻ chúng tôi thích nhất là đi chơi vào mùa sen. Đứng bên hồ, chúng tôi với theo, chỉ trỏ bông sen to nhất, về chiếc thuyền nhỏ đang rẽ lá để hái sen. Chiếc thuyền trông mới uyển chuyển và nhẹ nhàng làm sao! Rồi người đến ngắm hoa, đến thưởng thức và chụp ảnh rất nhiều. Rồi hết mùa, lá sen rụng dần, hồ sen chỉ còn trơ trọi những thân sen khẳng khiu và mặt hồ xanh lục, cùng những tiếng ếch xa xa.

Sen đi vào cuộc sống chúng tôi từ những từ những bát chè với hạt sen, ngó sen; trong những hạt cốm đồng nội ủ trong lá sen thơm ngát. Sen in trong tâm trí lũ trẻ là những trưa hè chơi đùa trong nắng. Sen sống trong lòng người từ những câu ca dao, dân ca mẹ hát ru con. Và rồi, sen bất tử, là biểu tượng của con người Việt Nam giản dị, bình tâm mà thanh cao, trang nhã, cho những con người vượt lên “bùn đất” để “tỏa ngát hương thơm đời”, tự viết lên câu chuyện của riêng mình.

Không ai biết hoa sen có từ bao giờ và họ cũng không biết khi nào không có sen. Và chắc sẽ không bao giờ. Từ trong câu ca của mẹ, trên những mái chùa cổ kính, sen đã vươn xa ra thế giới, năm châu:

  • “Sen đi vào chiêm bao
  • Trắng tinh chiều hương lạ
  • Đất cố đô, mùa hạ
  • Sông hoá làn nhung rêu”
  • (Xuân Hoàng)
5 tháng 8 2018

bài văn mạng lm s cho vào bài kiểm tra dc hả tr

15 tháng 5 2018

Chùa Phật Tích nằm trên một địa bàn diễn ra sự gặp gỡ, giao thoa, hội nhập giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian Việt cổ từ đầu Công nguyên. Trên cơ sở đó hình thành trung tâm Phật giáo đầu tiên của đất nước, trung tâm Dâu – Luy Lâu.

1

Chùa Phật Tích

Đến thời Lý, Phật giáo đã phát triển đến đỉnh cao trong lịch sử Phật giáo ở nước ta. Bắc Ninh và Phật Tích nói riêng, đều nằm trên quê hương nhà Lý, được vua Lý cho xây dựng nhiều chùa, tháp, phần nhiều là các đại danh lam. Phật Tích do đó cũng được xây dựng với quy mô to lớn.

Khác với một số chùa được xây dựng cùng thời, chùa Phật Tích được sự quan tâm đặc biệt của vương triều Lý và triều đại nhà Trần cũng như các triều đại sau này.

Theo văn bia “Vạn Phúc đại thiền tự bi” dựng năm 1686 thì: Vua thứ ba nhà Lý (tức vua Lý Thánh Tông) năm Long Thuỵ Thái Bình thứ IV (1057) cất lên cây tháp quý cao ngàn trượng, lại tạo pho tượng mình vàng cao 6 thước, cấp hơn trăm thửa ruộng, xây chùa hẳn trăm gian. Trên đỉnh núi mở ra một toà nhà đá, bên trong điện tự nhiên sáng như ngọc lưu ly. Điện ấy đã rộng, lại to, sáng sủa và lớn. Trên bậc thềm đằng trước có bây 10 con thú, phía sau có ao rồng, góc cao vẽ chim phượng và sao Đẩu lấp lánh, lầu rộng và cao, tay rồng với tận trời cao,..

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” năm Tân Hợi niên hiệu Thần Võ năm thứ III (1071) Lý Thánh Tông về thăm chùa Phật Tích và đã viết tặng nhà chùa chữ “Phật” dài 6 thước (khoảng 2,4m) rồi cho thợ khắc vào đá để ở núi Tiên Du. Ngày nay chữ “Phật” ngàn vàng không còn nữa.

Đến thế kỷ XIV dưới triều đại nhà Trần, Phật Tích vẫn là một ngôi chùa lớn, một đại danh lam thắng cảnh. Thời kỳ này Nho học đã được quan tâm do vậy các vua Trần đã cho xây dựng chùa Vạn Phúc, một thư viện lớn do danh nhân Trần Nhân Tông làm viện trưởng. Thư viện này còn gọi là cung Bảo Hoà, theo sử cũ năm Quý Hợi niên hiệu Xương Phù thứ XVIII (1383), Thượng hoàng Trần Nghệ Tông đến thăm cung Bảo Hoà và hỏi han bầy tôi vể lịch sử, về thơ văn, về danh nhân, lương tướng…rồi cho chép thành sách, đặt tên la “Báo Hoà dư bút” gồm 8 quyển; Năm sau, năm Giáp tý (1384), ông tổ chức cuộc thi thái học sinh (tức thi tiên sĩ) trên quy mô toàn quốc ở chùa Phật Tích.

Đến đời Lê – Trịnh (1623–1657) Đệ nhất cung tần của Thanh Đô vương Trịnh Tráng là Trần Thi Ngọc Am đã cho tu sửa lại chùa với quy mô kiến trúc điêu khắc đẹp đẽ, nằm hài hoà với cảnh sắc thiên nhiên.

Chùa được xây dựng ở sườn núi phía nam, toạ lạc trên khu đất cao, bao gồm ba bậc nền thềm có kè bằng đá tảng dựng đứng như bức tường dài 58m, cao từ 3–5m, ở khoảng giữa tường là lối đi bằng đá rộng 5m có 80 bậc. Trước khi lên bậc cấp dẫn đến tầng nền thứ nhất ta bắt gặp một cái giếng đá tròn, nước rất trong. Tương truyền dưới đáy giếng có đầu rồng đá phun nước, giếng được che mát bởi cây đa cổ thụ. Hai đầu của con đường nhỏ dẫn lên chùa là hai ao hình chữ nhật.

Qua 30 bậc đá ta sẽ tới gác chuông (tam quan) dài 13m, rộng 11m dẫn khách lên chùa. Tới tầng nền thứ hai ta thấy chiều dài 30m của tầng này được kè đá tảng, chiều rộng của tầng nền thứ hai khoảng 70m và cách so với tầng nền thứ nhất là 5m. Đứng tại tầng nền thứ hai ta quan sát được hai phần, một phần là chùa, một phần là vườn chùa – nơi trước kia trồng hoa mẫu đơn để đầu xuân mở hội xem hoa, cũng ở nơi đây đã lưu truyền mối tình duyên trong truyền kỳ “Từ Thức gặp tiên”, ở giữa tầng nền là dấu tích của những toà nhà gồm 11 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, 5 gian thượng điện, 9 gian hậu cung, hai bên là hai dãy hành lang, mỗi bên 7 gian. Tất cả toà nhà này được bố trí theo kiểu “nội Công, ngoại Quốc”

Bên phải những toà nhà này là miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am. Miếu Tiên chúa còn để lại dấu vết trên móng kiểu chữ “Đinh”, lớp trước 4 gian ngang, lớp sau 4 gian dọc. Phía trước miếu có dựng một ngọn tháp Linh Quang xây năm Chính Hoà XX (1699).

hình

Miếu Tiên chúa thờ Trần Ngọc Am

Bên trái có dấu vết của nhà phương trường 5 gian và đằng trước là nhà tổ đệ nhất với 5 gian trước và 3 gian điện phía sau. Cũng tại tầng nền thứ 2 này người ta còn thấy tấm bia “Vạn Phúc Đại Thiền Tự Bi” dựng năm Chính Hoà VII (1686) đã bị gãy đôi, nay vẫn còn một nửa tấm bia lưu giữ ở chùa. Trong gian thương điện có thờ một pho tượng A Di Đà nổi trên toà sen. Các cột của thương điện được đặt trên các chân tảng bằng đá hình hộp vuông mỗi cạnh rộng 0,83m.

Tầng nền thứ ba được kè đá phẳng phiu như hai tầng dưới, lối đi lên giữa tầng nền hai và tầng nền ba bằng hai cửa nhỏ hai bên. Tại nền thứ ba này có một ao nhỏ hình chữ nhật có chiều dài 7m, rộng 5m, sâu 2,2m gọi là ao Rồng (Long Trì), bốn bờ ao được kè đá tảng, thẳng đứng với đáy ao. Đáy có thềm đá hình bán nguyệt đường kính 3,8m, chỗ nhô cao nhất là 1,9m ở môi bên nửa trên đá có chạm nổi một con rồng khá lớn, trên cạnh giữa chạm nổi hình sóng nước nhô cao (thuỷ ba) cho biết đây là ao thời Lý. Đường xuống ao Rồng có cầu thang bằng đá rộng 2m với 13 bậc. Phía trên cầu thang là toà nhà đá này còn dấu vết của nền nhà bằng đá hình chữ nhật dài 4,25m, rộng 3m.

Cũng tại nền thứ ba này là một vườn tháp được dựng bằng đá xanh và đất nung, cả vườn tháp có tới 32 ngọn tháp lớn nhỏ nằm chen vào núi đá nhấp nhô, một số tháp có ghi năm dựng và tên tháp như “Tháp Phổ Quang”, dựng năm cảnh trị thứ II (1664) Tháp cao 4 tầng và cấu trúc tròn, khắc hình bát quái, ba mặt tháp chạm bảy tượng Phật ngồi trên toà sen, “Tháp Viên Dung” dựng năm kỷ Mùi (1679) cao 4 tầng, mặt trước của tầng thứ hai chạm nổi hình tròn, trên có hình vuông để biểu thị trời tròn, đất vuông. “Tháp Hiển Quang” dựng năm Vĩnh Trị thứ V (1680). “Tháp Viên Quang” dựng nam Chính Hoà thứ V (1684) đều cao hai tầng.

hình 5

Tháp Phổ Quang

“Tháp Bảo Nghiêm” dựng năm Chính Hoà thứ XIII (1692) với 4 tầng, mặt tháp có chạm tượng Phật ngồi trên toà sen và nhà sư đã ngồi nhập định, còn mọt số tháp như Viên Minh, Tông ý Bồ Đề đều không rõ năm dựng. Sườn núi bên Phật Tích còn một số hàng gạch nhỏ, mỗi cây tháp đều giữ xá lị của một vị hoà thượng đắc đạo. Với số lượng tháp ở Phật Tích đã chứng tỏ chùa Phật Tích là nơi có nhiều nhà tu hành về đây tu luyện.

Ngoài quy mô về không gian của chùa Phật Tích, du khách còn tìm thấy ở đây các công trình điêu khắc cổ đặc sắc về nghệ thuật tạo hình của dân tộc Việt, đó là tượng Phật A Di Đà bằng đá, chân tảng đá, tượng 10 con vật bằng đá có niên đại thời Lý. Có thể khẳng định những tác phẩm tượng thú có quy mô lớn và lâu đời nhất của nước ta chính là hàng tượng thú trước sân chùa Phật Tích.

Ngoài các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật bằng đá thời Lý nói trên, chùa Phật Tích còn được biết đến qua một pho tượng không kém phần đặc sắc bởi hình thức thể hiện của pho tượng này, đó chính là pho tượng Chuyết Chuyết công sư tổ được bó cốt (xương) còn gọi là “Nhục thân Bồ tát”. Đó chính là “Chân dung kết tủa của Thiền sư Lý Thiên Tộ pháp danh Hải Trừng” hiệu Viên Văn, sinh năm 1590 ở quận Thanh Chương tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), ông là học trò của vua Minh Thế Tông phong chi là Khuông Quốc Đại sư.

Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiên Tộ thuộc thế hệ 34 dòng Lâm Tế, mất vào rằm tháng bảy năm Giáp Thân (1644) thọ 55 tuổi tại chùa Phật Tích được vua Lê Chân Tông phong hiệu Minh Việt phổ giác quảng tế đại đức Thiền sư. Sau khi Thiền sư viên tịch, các tín đồ đã dùng dây để dựng khung xương theo thế ngồi thiền rồi tạo tượng phủ ngoài xương bằng chất bôi mà chủ yếu là sơn ta, vải, mạt cưa. Do thời gian và sự bảo quản không tốt nên pho tương bị hư hại. Sau này pho tượng được phục hồi nguyên trạng với chiều cao 67,3em, nặng 10kg (từ ngày 12/01/1993 đến 01/05/1993).

Có thể nói, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết Lý Thiền Tổ là một trong ba pho tượng táng quý hiếm trên đất nước ta về nghệ thuật ướp xác, bó cốt, điêu khắc chân dung nhân vật lịch sử của người Việt.

Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian. Đến năm 1948 chùa bị phá hoại hoàn toàn, chỉ còn lại những công trình kiên trúc điêu khắc đá và một số các di tích khác như tượng người, chim, vườn tháp, ao rồng, bia Vạn Phúc đại thiền từ bi, pho tượng Thiền sư Chuyết Chuyết.

245

Chùa Phật Tích tồn tại, trải qua biết bao biến động của lịch sử, của thời gian

Năm 1958, để bảo vệ các di vật quý giá này, Bộ Văn hoá cho làm lại ba gian chùa nhỏ. Tuy để lại những di sản không nhiều nhưng rất độc đáo, những hiện vật vô cùng quý giá ấy đã chứng minh cho sự xuất hiện sớm và phát triển nhanh, mạnh mẽ, liên tục của một trong những trung tâm Phật giáo của nước ta. Đồng thời qua những hiện vật, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trình độ văn minh, trình độ khoa học kỹ thuật của ông cha ta thưở trước và công sức tài nghệ của những người thợ chạm khắc đá, kiến trúc xây dựng chùa. Chính những di sản văn hoá quý báu đó là tài liệu sống động, đầy sức thuyêt phục trong hành trình về cội nguồn dân tộc nói chung và mỹ thuật chùa chiền nói riêng.

‘”Vạn Phúc Tự” nằm trong chốn bồng lai tiên cảnh gắn liền với những truyện dân gian “Từ Thức gặp Tiên”, “Man Nương Tố Nữ”, “Tiều Phu Vương Chất”… đầy tính huyền thoại và lãng mạn càng tăng thêm tâm lý sùng kính của khách thập phương về văn cảnh chùa và lễ Phật. Với những giá trị tiêu biểu đó, ngày 28/04/1962. Nhà nước đã công nhận Phật Tích là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Từ đó đến nay chùa đã từng bước được tu sửa lại vườn tháp, ao Rồng, bậc lên xuống chùa, xây mới 5 gian phía tây để làm nơi tiếp khách, dựng 4 toà nhà gồm: tam bảo, tiền đường, 2 nhà tố, sửa 3 gian hậu đường… Tổng cộng, tới nay chùa có 22 gian. Đường dẫn tới chùa được trải nhựa, đường lên chùa là các đá tảng gồm 50 bậc, Chùa Phật Tích cũng đã mở lại hội “Khán hoa” (xem hoa) được tổ chức vào ngày mồng 4 tháng Giêng. Tất cả sự cố gắng trên nhằm bảo vệ, giữ gìn những di sản văn hoá dân tộc, cũng là tạo sự thuận lợi cho khách thập phương tới lễ Phật, văn cảnh chùa.

  •  
15 tháng 5 2018

Dài quá nên mik cho bn link nha!

https://123doc.org//document/3464684-bai-gioi-thieu-chua-phat-h-bac-ninh.htm

nhớ k mik!

18 tháng 12 2018

Chủ nhật tuần trước, gia đình em đi xem chương trình ca múa nhạc tại một tụ điểm giải trí ở quận 1. Nhiều chương trình đặc sắc, nhiều bài hát rất hay được các ca sĩ trình bày thật hấp dẫn. Em chú ý một nữ ca sĩ trình bày nhạc phẩm “Cho con” của cố nhạc sĩ Phạm Trọng Càu đó là ca sĩ Tuyết Nhi.

Cồ ấy khá trẻ, chưa đến ba mươi. Mái tóc buông xõa cùng chiếc áo dài lóng lánh dưới ánh đèn sân khấu, trông dáng cô ấy thật thướt tha. Cô có gương mặt ưa nhìn, nước da trắng trẻo, dáng người cao và mảnh khảnh cùng điệu bộ trình bày bài hát thật hài hòa.

Với chất giọng đặc biệt, nội dung bài hát chứa chan tình cảm cùng phong cách biểu diễn hoàn hảo, cô đã dẫn người nghe vào một đại gia đình ấm cúng tràn đầy hạnh phúc. Vừa nghe em vừa nhìn bố, nhìn mẹ rồi nhìn cả em gái mình với ánh mắt trìu mến. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã cho em sự yêu thương vô bờ bến. Em thật hạnh phúc và cảm thấy tự tin hơn khi được sống cùng gia đình.

Em cũng thầm cảm ơn cô ca sĩ trẻ dễ mến kia đã khơi trong em tình thương yêu cha mẹ để tình cảm ấy ngày một sâu sắc hơn. Buổi xem ca nhạc đã khép lại mà lòng em vẫn còn thấy lâng lâng, xao động cùng những tình cảm nhẹ nhàng, hồn nhiên. Em rất trân trọng những ca sĩ, nhạc sĩ đã mang đến cho mọi người những giây phút thăng hoa. Bằng lời ca tiếng nhạc, họ đã khiến tâm hồn con người thêm rộng mở, cuộc đời thêm tươi đẹp.

"Kể lại một truyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em."

"Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh... Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.

Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:

- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.

Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:

- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?

Lạc Long Quân bèn giải thích:

- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.

Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương."

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ? Tại sao người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé.

Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta - có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ. Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nông, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.

Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Quân, vì không quen sống trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người không thể tiếp tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương.

Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - các con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Câu chuyện đến đây là kết thúc. Bằng trí tưởng tượng phong phú, truyện "Con Rồng cháu Tiên" đã giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.