K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2018

Nếu chúng ta nghĩ đến Mẹ là nghĩ đến hình ảnh dịu dàng, bao dung, và tận tụy, Mẹ là bóng mát che chở cho con những buổi trưa hè, Mẹ là ánh sáng trong đêm thâu khi con lạc bước, Mẹ là bầu sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn từng ngày... thì Cha chính là hình ảnh của một cột trụ vững chắc trong gia đình. Cha là "mái" của một căn nhà. Người ta có lối ví von: "Con không cha như nhà không nóc". Đối với người Á Đông, người Cha trong gia đình thường đóng một vai trò gia trưởng và nghiêm khắc. Đi đâu xa về, con cái thường xà vào lòng Mẹ để tìm một chút an ủi và vỗ về, chứ ít ai dám xà vào lòng Cha dù trong lòng rất muốn nũng nịu và nhõng nhẽo với Cha mình. Bên ngoài lớp vỏ nghiêm nghị, nghiêm khắc và cũng có thể gọi là lạnh lùng đó, trong lòng Cha lúc nào cũng nghĩ về con và lo lắng cho tương lai của con cái. Cha ít khi biểu lộ tình cảm ra ngoài, có khi Cha lại còn che giấu tình cảm cả với con cái chỉ vì sợ con "lờn mặt". Cha thường bày tỏ nỗi lòng lo lắng cho con thông qua Mẹ. Cha có thể chịu nhiều cực khổ để mong mỏi đàn con có được cơm no áo ấm và được che chở như trong câu ca dao:
"Còn Cha gót đỏ như son
Đến khi Cha mất, gót con dính bùn"
Cha ơi,
Mới đó đã hơn 1 năm kể từ ngày con tốt nghiệp đại học. Bây giờ khi đi làm rồi, con mới thấm nhuần được nỗi vất vả cực nhọc cả cha, đã không quản mưa nắng dãi dầu, chăm lo cho đàn con thơ dại. Cha còn nhớ không, có dạo con rất thương cha, không biết phải thể hiện như thế nào, con liền lấy đĩa nhạc để trong cặp (đĩa nhạc yêu thích mà con luôn mang bên mình), mở bài hát “Tình cha” của ca sĩ Ngọc Sơn. Khi đó con biết, cha đã dấu ánh mắt hạnh phúc, lắng nghe ca khúc. Những lời của bài hát hay cũng chính là lời bộc bạch của con muốn dành tặng đến cha.
Tình Cha ấm áp như vầng Thái Dương
Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn
Suốt đời vì con gian nan,
Ân tình đậm sâu bao nhiêu, Cha hỡi Cha già dấu yêu
Và con nhớ mãi những ngày tháng qua
Kỷ niệm năm nào khó phai trong lòng
Nhớ hoài tuổi thơ bên Cha, gian khổ ngày đêm chăm lo
Mong muốn con được lớn khôn
Còn nhớ những ngày ấy, những đêm trường giá lạnh
Và Cha nằm ôm con sưởi ấm những canh dài
Nhè nhẹ hôn con và Cha khẽ nói: Này con yêu ơi...
Con hãy nhớ.. hãy nhớ... lời Cha sống cho nên người
và con hãy chớ bao giờ dối gian
Nghèo thì cho sạch rách sao cho thơm!
Những lời của Cha năm xưa
Con nguyện ghi sâu trong tim
Cha hỡi Cha già dấu yêu...
Cha ơi, con vẫn luôn là con ngoan của cha, con lúc nào cũng ghi nhớ những lời dạy của cha năm xưa, và đó sẽ là những hành trang tốt nhất cho con vững tin bước vào đời.
Cha ơi ! Mỗi ngày nhìn thấy Cha dãi nắng và tóc Cha bạc đi nhiều, lòng con quặn đau lắm. Cha ơi. Cha còn nhớ không, khi con dang chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp đại học, cha lâm bệnh nặng phải vào viện điều trị. Vậy mà con nào đâu biết, lúc nào cũng đòi cha lo cho con cái này, cái kia… Con thật là đứa con bất hiếu phải không cha. Con nhớ mãi cái ngày hôm đó, khi con vui mừng gọi điện cho cha thông báo rằng con đã tốt nghiệp đại học với một tấm bàng loại ưu trong tay. Con đang đợi được cha chia xẻ niềm vui…nhưng sao không giống như mọi lần, con gọi mà sao cha không nhấc máy…mãi tới chiều, cha mới gọi điện lại, trả lời rất nhanh rồi cha tắt máy. Con đã linh tính có chuyện chẳng lành liền gọi điện về nhà…Cha ơi, sao cha cứ mãi chịu khổ, kìm nén trong lòng. Sao cha nhập viện hơn 1 tháng rồi mà cha không hề cho con biết…Cha có biết rằng, con nhận được điện thoại của anh trai mà con vừa đi xe, vừa khóc và nguyện cầu cho cha nhiều lắm. Con gần như hóa điên, nghĩ đến cha mà mắt con đẫm lệ. Có lần Cha đã nói với con, làm nam nhi phải mạnh mẽ, không bao giờ được rơi lệ. Đáng lẽ ra con là đứa con ngoan, con phải luôn nghe lời Cha. Nhưng sao lần này con không thể nào làm được…Vừa đến bệnh viện, nhìn thấy cha nằm đó, tinh thần con hoảng loạn, con chỉ biết cầm tay cha và khóc. Dù rất mệt, cha vẫn dang rộng đôi tay ôm lấy con. Con đã có rất nhiều điều muốn nói cùng cha, nhưng trong lúc này, sao con không thể nói nên lời
Có phải là Trời Phật đã thương Cha và thương gia đình mình nên Cha đã được tai qua nạn khỏi không? Mới có vài tháng mà khuôn mặt Cha bây giờ lại hồng hào như trước. Con cứ nghĩ Cha thường làm điều lành và sống cho tha nhân nhiều cho nên bây giờ Cha được hưởng phước lại, phải không Cha? Có lẽ việc con ra ngoài xã hôi bươn trải, đã xích lại gần hơn tình cảm giữa Cha và con. Có khi, cha ôm vai con và hỏi "Bữa nay con có gì không vui hả?" làm con thật cảm động dù con thường trả lời: "Dạ, đâu có gì đâu Cha" nhưng những lúc đó con chỉ muốn ngã vùi vào lòng Cha mà khóc.
Con nhớ hoài những ngày con thi hết cấp II rồi những kỳ thi cuối cấp III, Cha luôn ở bên cạnh con để nhắc nhở và dạy con thêm với những bài Toán, Lý, Hóa.... hóc búa. Có khi Cha chỉ ngồi bên cạnh con và cùng thức với con trong đêm dài cho con không cảm thấy lẻ loi khi một mình học thi. Ngày nào Cha cũng mua cả chồng báo đủ loại để ban đêm có mà đọc cho qua thì giờ. Có khi mải mê học và con nhìn sang bên cạnh thì đã thấy Cha đã ngủ gục tự bao giờ. Con thật biết ơn Cha biết bao nhiêu khi trong mọi cố gắng và thành quả của con, lúc nào Cha cũng đóng một vai trò thật to lớn.
Cha, tình cha thật lớn biết biết bao. Mỗi khi có được một niềm vui, một thành công trong đời, con thường cảm ơn trời vì đã cho con có được một người Cha vĩ đại như thế.

5 tháng 2 2023

BPTT: so sánh , nhân hóa 

-giá trị: làm cho câu văn thêm sinh động, hay hơn , làm cảm động lòng người 

 

29 tháng 5 2016

- bien phap nghe thuat so sanh "tieng suoi trong nhu tieng hat xa"

-nghe thuat diep tu "long"

-tac dung bpnt so sanh:lam noi bat len  ve dep ki dieu cua tieng suoi trong treo ngan nga nhu tieng hat tu xa vong lai,no con goi ra 1 ko gian yen tinh noi nui rung viet bac.dong thoi the hien su gan bo gan gui giua con nguoi vs thien nhien va thien nhien tro nen song dong co hon

- tac dung cua bien phap diep ngu cach quang:lam cho canh vat them quan quyt gan bo giua anh trang vom cay co thu vs nhung khom hoa gop fan lm cho canh vat lung linh huyen ao

NEU DUNG THI TICK NHA

29 tháng 5 2016

mik khuyen hoang phuong oanh nha lan sau bn nen dua ra 1 doan tho hoax van thoi dung dua ra nhieu nguoi doc se mat cam hung

 

3 tháng 9 2019

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!

Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

3 tháng 9 2019

b) đề cập đến công lao trời biển của cha mẹ

c) sử dụng biện pháp tu từ so sánh

3 tháng 9 2019

Trong câu ca dao: 

Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Câu ca dao này là của người xưa truyền miệng nhau. Nội dung nói về tình cha nghĩa mẹ như Thái sơn cao ngất, như nguồn nước trong lành tắm mát đời con. Con ra đời trong sự lo lắng của cha, trong nỗi đau đớn nhọc nhằn của mẹ. Thế nhưng lòng mẹ cha vẫn ngập tràn niềm vui sướng khi con thơ mở mắt chào đời, con là niềm hạnh phúc của mẹ, con là niềm tự hào của cha. Mở mắt đi con cửa đời đang rộng mở, đừng sợ con yêu hãy can đảm lên nào, đón con vào đời đã có mẹ cha. Vất vả ngược xuôi, mẹ cha vật lộn với đời cho con manh áo, miếng cơm, cái chữ. Bài ca dao đã sử dụng biện pháp so sánh để so sánh công cha như núi Thái Sơn àm núi Thái Sơn là 1 ngọn núi cao nổi tiếng ở TQ( trung quốc). Núi Thái Sơn đã tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại của người cha. Hình ảnh so sánh tiếp theo là nghĩa mẹ như nuocs trong nguồn chảy ra. Hình ảnh đó khẳng định rằng cong lao và tình yêu thương lớn lao vô hạn của người mẹ. Vậy nên chúng ta hãy ghi nhớ những công ơn sinh thành của cha mẹ. Hãy trở thành một người có ích để ko phụ công lap bố mẹ nuôi dưỡng chúng ta.

3 tháng 9 2019

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!

Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

1 tháng 11 2018

kho qua hazz

xin loi tai mk luoi ko muon lam

xin loi nha. ket bn

1 tháng 11 2018

câu này mk bt đợi mk chép cho nhé