K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2016

1)Tôi thích nhất cánh đồng lúa ngày mùa. (2)Bát ngát vàng. (3)Hạt lúa vàng mẩy. (4)Chiếc nón loáng nắng vàng tươi. (5)Bầu trời cũng vì phản chiếu cánh đồng mà vàng rực...(6) Lúc ấy, thật khó nói hết niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt người quê tôi vì một vụ mùa bội thu đã tới.

Câu đặc biệt: Câu (2)
Câu rút gọn: Câu (6)
Trạng ngữ: Lúc ấy trong câu (6)

2 tháng 3 2016

đoạn văn về môi trường mà
 

11 tháng 8 2021

Quan phụ mẫu trong văn bản "Sống Chết Mặc Bay" của Phạm Đuy Tốn là một kẻ vô trách nhiệm. Thông qua văn học chúng ta đã chứng kiến cái xã hội phong kiến ngày xưa đầy rẫy bất công, oan trái, tầng lớp thống trị chỉ biết ăn chơi sa đọa và chà đạp người dân. Điển hình là trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", tác giả tài hoa Phạm Duy Tốn đã xây dựng thành công một nhân vật - 1 quan phụ mẫu điển hình như thế. Câu chuyện lấy bối cảnh ở làng X, phủ X, vào lúc nửa đêm khi nông dân phải vật lộn với thiên nhiên để hộ đê thì trong đình, 1 tên được nhân dân vẫn gọi là quan phụ mẫu lại đang ung dung chơi tổ tôm trong đình, mặc cho nhân dân phải lam lũ chống chọi với thiên tai. Khinh bỉ thay, phẫn nộ thay cho tên vô nhân đạo, lòng lang dạ sói đến thế, hắn nào có đi hộ đê mà đem theo bao nhiêu thứ: nào yến hấp đường phèn, nào ống thuốc bạc, nào dao chuôi ngà, nào tăm bông…. Xem ra xa hoa, sung sướng lắm.( Câu đặc biệt ) Trong lúc lũ con dân của hắn đang tầm tả ngoài kia mà hắn có thể ăn chơi phè phỡn trên nỗi khổ của họ. Nhưng đỉnh điểm khi được thông báo rằng đê đã vỡ, nhưng tên quan vô lương tâm ấy không những không nghĩ cách cứu đê mà còn quát mắng, đem tội lỗi đổ đầu lên con dân. Khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài to nhất, tình cảnh bên ngoài rơi vào cảnh nghìn sầu muôn thảm - người sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn. Sự vô trách nhiệm của tên lòng lang dạ sói đã dẫn đến hậu quả thảm sầu cho người dân. Phải nói bằng nghệ thuật tương phản tài tình mà tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của tên quan phụ mẫu hay cũng chính là kẻ đại diện cho giai cấp cầm quyền lúc bấy giờ.

25 tháng 4 2019

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên. 
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng

+ Trạng ngữ: gạch chân

30 tháng 4 2021

Mở đầu tác phẩm, tác giả đã xây dựng một tình huống độc đáo được đặt trong sự đối lập gay gắt. Một bên là tình cảnh vô cùng nguy khốn của dân chúng: "Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã . Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đê thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất". Tính mạng "con dân" cả vùng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Quang cảnh hàng trăm ngàn con người đang ra sức chống chọi lại với cơn lũ thật khẩn trương, vất vả. "Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, người đội đất, kẻ vác tre", "người nào người nấy lướt thướt như chuột lột". Một bên là cảnh quan huyện "kẻ cha mẹ của dân" có trách nhiệm đốc thúc dân chúng bảo vệ đê thì lại đang chễm chệ trong đình "cách đó chừng bốn năm trăm thước. Đình ấy cũng ở trong mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng chẳng việc gì". Ngoài kia con dân đang chân lấm tay bùn, đem thân hèn yếu để chống chọi lại với sức nước thì trong đình "đèn thắp sáng trưng", "nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn rịp". Dường như ngoài kia và trong này là cả hai thế giới khác biệt hoàn toàn. Nếu ngoài kia là thảm cảnh thì trong này là thú vui. Ngoài kia gấp gáp khẩn trương, trong này thong dong nhàn nhã. Cái náo loạn đặt bên cạnh cái yên ả. Trái với "con dân" đang "trăm lo ngàn sợ", quan phụ mẫu "uy nghi chễm chện ngồi" như không hề hay biết đến tình trạng thảm thương của dân chúng. Dựng lên hai cảnh đối lập gay gắt đó, tác giả vạch trần thói vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời. Trong tình cảnh ấy, vô trách nhiệm chính là một tội ác.

 

8 tháng 4 2017

Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên mãi trong tâm trí tôi. Tất cả hiện lên thật quá đỗi thân thương. Hình ảnh thầy cô, hình ảnh bạn bè và cả hình ảnh sân trường giờ ra chơi. Ngày mai, tôi sẽ chuyển đến một nơi rất xa cùng với gia đình mình nhưng có lẽ những kỉ niệm về ngôi trường đặc biệt này tôi sẽ mãi không bao giờ quên.
+ Câu đặc biệt: in đậm
+ Câu rút gọn: in nghiêng
+ Trạng ngữ: gạch chân

Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” đã khắc họa vô cùng chân thực cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai. Khi đọc những dòng văn đầu tiên, người đọc như bị lôi cuốn vào câu chuyện. Tác giả đã xây dựng được một tình huống độc đáo: “Gần một giờ đêm, không gian (địa điểm) là khúc đê làng X, thuộc phủ X. Đồng thời miêu tả thời tiết lúc này “trời mưa tầm tã, nước càng ngày càng dâng cao”, “hai ba đoạn nước đã ngấm qua và rỉ chảy đi nơi khác”. Việc sử dụng nghệ thuật tăng cấp, qua đó diễn tả sức hung bạo của mực nước và điều đó đang đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Trong hoàn cảnh đó hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: “Kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ… Khung cảnh náo loạn với tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi”. Cuối cùng là một lời nhận xét ngắn gọn nhưng hoàn toàn đúng đắn: “Tình cảnh trông thật là thảm”. Nhà văn còn khéo léo bộc lộ thái độ của mình qua: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất”. Có thể thấy khung cảnh bên ngoài lúc này thật nhốn nháo, căng thẳng, con người dường như bất lực hoàn toàn. Đọc những dòng văn của Phạm Duy Tốn, người đọc cảm nhận được không khí khẩn trương, gấp gáp như chính mình đang được tham gia vào cuộc hộ đê vậy. Từ đó mà càng thấu hiểu được nỗi khổ cực của người dân lúc này. Để rồi cảm thấy tức giận trước hình ảnh viên quan phụ mẫu. Tác giả đã khắc họa khung cảnh tráng lệ trong đình, nơi quan ngồi chơi bài, hoàn toàn đối lập với ngoài đê, để càng tô đậm nỗi khổ cực của nhân dân. Đặc biệt nhất là đoạn cuối, khi nhà văn miêu tả con đê bị vỡ. Còn “nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”. Đó lại là lúc quan sung sướng vì đã ù được ván bài. Sự đối lập này đã khiến người đọc cảm thấy đau đớn, xót xa thay trước tình cảnh bi thảm của nhân dân, căm giận thái độ thờ ơ và vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu. Đồng thời đó còn là niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ, trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.