K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2021

bạn tham khảo nhe và đừng quên nhấn like cho mình để mik có động lực cảm ơn bạn :)

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là người đã in dấu đậm vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Dù đã mãi mãi đi xa nhưng những tư tưởng đạo đức mà người để lại luôn là bài học bổ ích cho nhân dân trên toàn thế giới. Đặc biệt là lối sống giản dị vô cùng thanh bạch trong con người Bác. Đối với Người, đức tính giản dị thể hiện trong từng cái ăn, cái mặc, trong cách làm việc, cách đối xử với mọi người xung quanh; và cả trong cách nói lẫn cách viết. Bữa cơm của Bác chỉ vài ba món đơn giản cũng giống như bữa cơm của nhân dân. Ăn mặc thì cũng chỉ có bộ quần áo kaki đã sờn phai và đôi dép cao su mộc mạc. Đó là cái ăn, cái mặc hằng ngày còn cách làm việc hay đối xử với mọi người càng giản dị hơn cả. Không giống như những người chức cao quyền trọng khác, căn phòng làm việc của Bác chỉ vài món đồ, đơn sơ mà rộng rãi, thoáng mát. Với người dân Bác là một tấm gương đáng để noi theo, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian cho nhân dân, thỉnh thoảng Bác viết thư thăm hỏi những người dân vùng sâu vùng xa, đến thăm hỏi những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và hơn nữa là viết thư cho các em nhỏ trong ngày tết thiếu nhi. Không những trong cuộc sống hằng ngày mà lối sống giản dị đó còn bộc lộ rõ trong cách nói và cách viết. Trong những lời phát biểu hay trong những tác phẩm văn thơ Bác luôn luôn có cách viết giản dị, chân thật vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Chính vì lối sống giản dị đó đã làm Hồ Chủ tịch cần thêm gần gũi với nhân dân, thấu hiểu bao khó nhọc để đưa con thuyền Cách mạng Việt Nam đến bến bờ thắng lợi. Và chính đức tính giản dị ấy mãi là tấm gương cho nhân dân VN và cả trên thế giới; điều đó càng làm ta thêm nể phục và kính yêu vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

4 tháng 10 2021

TK: 

Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ" của tác giả Phạm Văn Đồng đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất vẻ đẹp của đức tính giản dị của Bác. Phẩm chất cao quý ấy vẫn được giữ vẹn nguyên qua chặng đường 60 năm hoạt động, một sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. Giản dị thể hiện trong lối sống qua bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác quý trọng hết thảy kết quả sản xuất của con người, quý trọng từ những người phục vụ. Giản dị trong quan hệ với mọi người: việc gì tự làm được thì Bác không cần người giúp, người phục vụ rất ít. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào. Và cũng đúng như tác giả nói: ”không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống hết mức giản dị và tiết chế như vậy”. Đây thực sự là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần noi theo gương sáng của Bác.

10 tháng 12 2016

*Hãy kể về cách sống giản dị của Bác Hồ
Chiếc thắt lưng của Bác
Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.
Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.

*Một số khổ thơ nói về đức tính giản dị của Bác.

Làng Sen quê Bác đây rồi

Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

Sông Lam nước chảy xanh trời

Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

-bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

Còn rất nhiều bn nhé!!!vui

Chúc bạn hk tốt!!

 

 

 

27 tháng 2 2017

giản dị về cách ăn mặc nhà ở

Câu 1: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ có đoạn: Đôi dép đơn sơ, dôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ởchiến khu Bác về/Phố phường trận địa nhà máy đồng quê/Đều in dấu dép Bác về Bác ơi.Lời bài nói về đức tính nào của Bác.A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Cần cù. D. Khiêm tốn.Câu 2: Biểu hiện của sống giản dị là?A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.B. Không chơi với bạn...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ có đoạn: Đôi dép đơn sơ, dôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở
chiến khu Bác về/Phố phường trận địa nhà máy đồng quê/Đều in dấu dép Bác về Bác ơi.
Lời bài nói về đức tính nào của Bác.
A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Cần cù. D. Khiêm tốn.
Câu 2: Biểu hiện của sống giản dị là?
A. Chỉ chơi với người giàu, không chơi với người nghèo.
B. Không chơi với bạn khác giới.
C. Không giao tiếp với người dân tộc.
D. Hòa đồng với người xung quanh
Câu 3: Sống giản dị là sống phù hợp với….của bản thân, gia đình và xã hội?. Trong dấu
“…” đó là?
A. Điều kiện. B. Hoàn cảnh. C. Điều kiện, hoàn cảnh. D. Năng lực.
Câu 4: Câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nói đến đức tính gì ?
A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Chăm chỉ. D. Khiêm tốn
Câu 5: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son
khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm
khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì?
A. Lối sống không giản dị. B. Lối sống tiết kiệm.
C. Đức tính cần cù. D. Đức tính khiêm
Câu 6: Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho
chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B?
A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí. B. Bạn B là người vô tâm.
C. Bạn B là người tiết kiệm. D. Bạn B là người vô ý thức.
Câu 7 : Sống giản dị có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người ?
A. Được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
B. Được mọi người chia sẻ khó khăn.
2
C. Được mọi người yêu mến.
D. Được mọi người giúp đỡ.
Câu 8: Đối lập với giản dị là?
A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, siêng năng. C. Tiết kiệm. D. Thẳng thắn.
Câu 10: Tục ngữ: “Cây ngay không sợ chết đứng” nói về đức tính gì ?
A. Giản dị. B. Tiết kiệm. C. Trung thực. D. Khiêm tốn.
Câu 9: Biểu hiện của đức tính không trung thực là?
A. Nhặt được của rơi trả người đánh mất. B. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
C. Không nói dối. D. Gian lận
Câu 10: Biểu hiện của trung thực là?
A. Giả vờ ốm để không phải đi học. B. Nói dối mẹ để đi chơi game.
C. Tung tin bịa đặt nói xấu bạn trên facebook. D. Không coi cóp trong giờ kiểm tra.
Câu 11: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
nói về đức tính nào ?
A. Đức tính thật thà. B. Đức tính khiêm tốn.
C. Đức tính tiết kiệm. D. Đức tính trung thực.
Câu 12: Đối lập với trung thực là:
A. Giả dối. B. Tiết kiệm. C. Chăm chỉ. D. Khiêm tốn.
Câu 13: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ
tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì để thể hiện tính trung thực?
A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi tiêu. B. Mang tiền về cho bố mẹ.
C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại.
D. Vứt chiếc ví đó vào thùng rác.
Câu 14: Trong giờ kiểm tra môn Toán em phát hiện bạn N đang sử dụng tài liệu trong
giờ. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Coi như không biết. B. Bắt chước bạn để đạt điểm cao.
C. Nói với cô giáo để bạn bị kỉ luật.
D. Nhắc nhở và khuyên bạn không được làm như vậy vì vi phạm kỉ luật.
Câu 15: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện đức tính gì?
A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, siêng năng.
C. Tiết kiệm. D. Trung thực.
Câu 16: Một học sinh thường vi phạm nhiều lần bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn không sửa
đổi, học sinh ấy không có:
A. Trung thực B. Yêu thương con người C. Tự trọng D. Tự chủ
Câu 18: Câu tục ngữ nào không nói đến lòng tự trọng
A. Áo rách cốt cách người thương. B. Quân tử nhất ngôn.
3
C. Vô công bất hưởng lợi. D. Có công mài sắt có ngày nên kim
Câu 19: Điền vào chỗ trống: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn......, biết điều chỉnh hành
vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
A. Nhân cách B. Phẩm cách C. Phẩm giá D. Danh sự
Câu 20: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống ..........biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu
hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có .........con người sẽ sống tốt đẹp hơn,
tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội.
A. Đức tính trung thực B. Lòng tốt bụng C. Lòng tự trọng D. Tất cả đều đúng
Câu 21 : Hành động nào là biểu hiện của người không có đạo đức đạo đức ?
A. Ủng hộ người nghèo. B. Giúp đỡ các bạn học yếu trong lớp.
C. Tuyên truyền về an toàn giao thông. D. Thấy người gặp nạn làm ngơ.
22 : Hành động nào là biểu hiện của kỉ luật?
A. Không đội mũ bảo hiểm khi lái xe máy. B. Hút thuốc lá tại cây xăng.
C. Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. D. Chấp hành đầy đủ nội qui trường , lớp.
Câu 23: Đạo đức là những …của con người với người khác, với công việc với thiên nhiên
và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện?. Trong dấu “…”
đó là?
A. Quy chế và cách ứng xử. B. Nội quy và cách ứng xử.
C. Quy định và chuẩn mực ứng xử. D. Quy tắc và cách ứng xử.
Câu 24: Kỉ luật là những …của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (nhà trường, cơ
quan…) yêu cầu mọi người phải tuân theo. Trong dấu “…” đó là?
A. Nội quy chung. B. Quy tắc chung. C. Quy chế chung. D. Quy định chung.
Câu 26: Giữa đạo đức và kỷ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Không có mối quan hệ với nhau. C. Có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
B. Chỉ có đạo đức có vai trò quan trọng, kỷ luật không quan trọng.
D. Chỉ có kỷ luật có vai trò quan trọng, đạo đức không quan trọng.
Câu 27: Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một
giàn” nói đến điều gì?
A. Tinh thần đoàn kết. B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần yêu nước. D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 28: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó
chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này chúng ta sẽ làm gì để thể hiện tình
yêu thương?
A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.
4
D. Trêu tức bạn.
Câu 29 : Hành động nào là biểu hiện của yêu thương con người?
A. Khuyên góp quần áo cho học sinh vùng cao. B. Chỉ nghĩ tới lợi ích của bản thân.
C. Thấy người gặp nạn làm ngơ. D. Không nói dối
Câu 30: Yêu thương con người là gì?
A.Luôn đố kí với người xung quanh . B. Giúp đỡ người khác.
C. Sống vụ lợi D. Sống ích kỉ
Câu 31: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?
A. Mọi người yêu quý và kính trọng. B. Mọi người thờ ơ.
C. Mọi người coi thường D. Mọi người xa lánh.
Câu 32: Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn
học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?
A. Lòng yêu thương mọi người. B. Tinh thần đoàn kết.
C. Tinh thần yêu nước. D. Lòng trung thành.
Câu 33: Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. B. Đức tính tiết kiệm.
C. Tinh thần kỷ luật. D. Lòng yêu thương con người.
Câu 34: Đối với các hành vi: Cố ý đánh người, giết người chúng ta cần phải làm gì ?
A. Lên án, tố cáo. B. Làm theo. C. Không quan tâm. D. Nêu gương.
Câu 35: Vào lúc rảnh rỗi M thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết
tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn M là người như thế nào?
A. M là người có lòng tự trọng. B. M là người có lòng yêu thương mọi người.
C. M là người sống giản dị. D. M là người trung thực
Câu 36: Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung.
Câu 37: Gia đình bạn E thuộc hộ nghèo trong thôn, bố mẹ ốm đau và có 2 em nhỏ. Bạn E
tranh thủ vừa đi học vừa đi xách vữa đi làm thêm để lấy tiền phụ cha mẹ. V là bạn học
cùng lớp thấy vậy, xin mẹ qua nhà bạn E để dạy học cho em bạn E để các em biết chữ. V
là người như thế nào ?
A. V là người trách nhiệm. B. V là người giả tạo.
C. V là người vô ơn. D. V là người giàu lòng yêu thương
Câu 38 : Đối lập với đoàn kết, tương trợ là?
A. Chia rẽ. B. Vô ơn. C. Trung thành. D. Khoan dung.
Câu 39: Trong bài hát Thanh niên làm theo lời Bác có đoạn: Kết niên lại anh em chúng ta
cùng nhau đi lên, giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do. Kết niên lại anh em
5
chúng ta cùng quyết tiến bước, đánh tan quần thù xây dựng cuộc sống ấm no. Đoạn hát
đó nói đến điều gì?
A. Tôn sư trọng đạo. B. Lòng biết ơn.
C. Lòng khoan dung. D. Tinh thần đoàn kết, tương trợ.
Câu 40: Câu tục ngữ : Dân ta có một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồngminh, đồng lòng.
Câu đó nói đến điều gì ?
A. Tinh thần đoàn kết, tương trợ. B. Tinh thần yêu nước.
C. Sự trung thành. D. Khiêm tốn.
Câu 41: Hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để thể hiện tinh thần gì?
A. Đoàn kết. B. Tương trợ. C. Khoan dung. D. Trung thành.
Câu 42: Hành động giúp bạn nói dối cô giáo để nghỉ học chơi game được gọi là gì?
A. Đoàn kết. B. Tương trợ. C. Việc làm xấu. D. Thiếu Trung thực
Câu 43: Vào 1 buổi đi xem ca nhạc tại công viên có rất nhiều người chen lấn nhau để
được vào hàng đầu để nhìn và nghe ca sỹ hát, trong lúc em đứng xem thì thấy có 1 em nhỏ
đững một mình khóc rất to và gọi tên bố mẹ nhưng không có ai nhận bé. Trong tình
huống đó em sẽ làm gì lòng yêu thương con người?
A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình. B. Đứng nhìn một lúc rồi đi chỗ khác vì sợ lừa đảo.
C. Đưa em bé đó đến gặp công an để nhờ tìm giúp bố mẹ.
D. Trêu cho em bé khóc to hơn.
Câu 44: Người có tự trọng
A. Luôn làm sai B. Luôn trách mắng người khác mà không nhận lỗi ở mình
C. Luôn trốn tránh những công việc được giao D. Luôn nhận lỗi và sửa lỗi
Câu 45: Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn. B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết. D. Lòng khoan dung.
Câu 46: Câu nào không phải đoàn kết tương trợ:
A. Chim khôn đậu mái nhà quan , trai khôn tìm vợ gái ngoan tìm chồng
B. Chết cả đống còn hơn sống một người
C. Chung lưng đấu cật
D. Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Câu 47: Đối lập với đoàn kết, tương trợ là?
A. Chia rẽ. B. Vô ơn. C. Trung thành. D. Khoan dung.
Câu 48: Biểu hiện nào thể hiện sự đoàn kết, tương trợ:
A. An luôn giúp đỡ các bạn học lực yếu hơn mình
B. An chỉ chơi với các bạn học sinh giỏi
6
C. Là hàng xóm nhiều năm nhưng bà Năm không bao giờ giúp đỡ hàng xóm của mình lúc khó
khăn
D. Lan gặp bạn bị té nhưng bỏ đi luôn
Câu 49: Yếu tố nào quyết định việc chiến thắng đại dịch Covid-19 ở Việt Nam?
A. Tư tưởng B. Sự đoàn kết C. Niềm tin D. Tinh thần tự giác
Câu 50: Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là….và….”. Trong dấu
“…” đó là
A. Thật thà và khiêm tốn. B. Khiêm tốn và giản dị.
C. Cần cù và siêng năng. D. Chăm chỉ và tiết kiệm.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

5
9 tháng 11 2021

nhiều dữ

 

9 tháng 11 2021

uk

20 tháng 10 2021

Giản dị

20 tháng 10 2021

Giản dị đấy bạn

 

9 tháng 9 2021

Đáp án: A

 

9 tháng 9 2021

A

Hok tốt 

29 tháng 10 2021

-giản dị

 

29 tháng 10 2021

Bài hát “Đôi dép Bác Hồ có đoạn: Đôi dép đơn sơ, đôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về/Phố phường trận địa nhà máy đồng quê/Đều in dấu dép Bác về Bác ơi. Lời bài nói về đức tính nào của Bác.

(0.5 Điểm)

Giản dị.

Tiết kiệm.

Cần cù.

Khiêm tốn.

2 tháng 12 2018

Đáp án :A

Tham Khaor

Qua bài văn này, rút ra kết luận về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống.

Đức tính giản dị là một trong những đức tính, phẩm chất cao đẹp mà mỗi người cần tạo lập cho mình. Sự giản dị đó được biểu hiện ở nhiều mặt, nhiều góc độ trong mỗi người. Đó là giản dị trong đời sống hàng ngày, giản dị trong phong cách sinh hoạt, cách ăn, mặc, đi đứng, trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử của mình đối với mọi người. Rèn luyện cho mình một lối sống giản dị là cách giúp chúng ta xây dựng một lối sống đẹp, một lối sống tốt, xác lập mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh quý mến mình hơn. Là một đức tính cao đẹp, dó đó, mỗi các nhân cần phải tu dưỡng, rèn luyện từng ngày, và luôn phải noi theo tấm gương sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

28 tháng 12 2021

Tham khảo:

Em sẽ cần một tính tự giác và rèn luyện trong học tập vì em cần một tính tự giác mà phải rèn luyện vì . Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

28 tháng 12 2021

Thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước. Thay đổi chính mình là làm cho bản thân mình khác đi, loại bỏ cái xưa cũ, lạc hậu để tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành động. Con người cần thay đổi chính mình. Bởi lẽ cuộc đời mỗi người luôn đối diện nhiều thứ thách, khó khăn, có thành công nhưng cũng không ít lần thất bại, có hạnh phúc và bất hạnh, có niềm vui và nỗi buồn đau,… Rất nhiều người trong chúng ta định nghĩa hạnh phúc là khi đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu còn có nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc của mỗi người, chẳng hạn như thói quen và suy nghĩ. Nếu bạn là một người bi quan, dù có đạt được bao nhiêu mục tiêu lớn đi chăng nữa, bạn vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Do vậy, việc đầu tiên cần làm là thay đổi chính bản thân bạn trước. Nhờ có thay đổi bản thân mà con người luôn biết tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình. Tuy nhiên vẫn tồn tại một bộ phận giới trẻ không thay đổi bản thân nên để lại nhiều hậu quả đáng tiếc: sống không có lí tưởng, ước mơ, hoài bão; trở nên lạc hậu, bi quan, chán nản, luôn gặp thất bại trên đường đời. Từ đoạn trích, mỗi người cần hiểu được sự thay đổi chính mình là cần thiết, từ đó tích cựa học tập và rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống chuẩn mực.