Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu...và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....
- Trang phục áo dài: Điểm nổi bật của Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.
Tham khảo:
Địa phương: Hà Nội
* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:
- Ẩm thực:
+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.
+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...
- Nhà ở:
+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....
+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
* Yêu cầu số 2:
- Tìm hiểu về 1 món ăn (món: phở)
+ Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.
+ Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…
- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):
+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.
+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...
+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Tham khảo:
Từ lâu câu nói trên đã in sâu trong lòng mỗi người dân Việt Nam để tưởng nhớ đến vị Vua Hùng đã có công dựng nước. Hàng năm, cứ đến tháng 3 Âm lịch du khách thập phương lại cùng xuôi về vùng đất Phú Thọ để tham dự lễ hội Đền Hùng.
Theo quy định của nhà nước, ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm người dân trên toàn quốc sẽ chính thức được nghỉ để ghi nhớ công ơn mười tám vị Vua Hùng đã có công dựng nước, đây cũng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dan tộc ta.
Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.
Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mùng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mùng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.
Tham khảo:
- Tên lễ hội: Lễ hội Gầu Tào
- Thời gian: tổ chức vào đầu năm mới.
- Hoạt động chính: tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống như: kéo co, đánh cù, múa khèn, múa ô, thổi sáo, thi hát đối giao duyên,…
- Ý nghĩa: cúng tạ trời đất, cầu phúc, cầu mưa thuận gió hòa và mùa màng bội thu
Tham khảo:
`-` Một số nét văn hóa ở Hà Nội:
`+` Hà Nội được coi là trung tâm văn hóa ẩm thực, nơi tập trung nhiều món ăn hấp dẫn và tinh tế, trong đó phải kể đến xôi lúa Tương Mai, chả cá Lã Vọng, phở, bánh cốm - cốm Vòng, bún thang, bánh trôi, bánh cuốn Thanh Trì, nem, chè sen long nhãn…
`+` Kiến trúc cổ của Hà Nội mang đậm dấu ấn của lịch sử dài lâu, chùa chiền, đền miếu có khắp nơi trên đất Hà Nội. Kiến trúc đơn sơ, giản dị, gần gũi với con người tạo nên sự cổ kính, thanh tịnh. Kiến trúc hiện nay chủ yếu là các tòa nhà cao tầng với đa dạng thiết kế mang nét hiện đại.
`+` Các lễ hội tiêu biểu ở Hà Nôi phải kể đến: Lễ hội Gióng, Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội chùa Thầy...
`+` Đặc điểm trang phục: Ngày xưa nam giới mặc áo dài năm thân, vải thâm, có khuy tết chỉ hoặc khuy đồng, khuy bạc, khuy ngọc... người hào hoa phong nhã thì mặc áo sa trơn, áo trong và quần màu trắng. Mùa rét, dùng áo kép, có thêm lần vải lụa lót màu tươi, áo bông cộc, trần quân cờ. Khi mặc, người ta còn có thắt lưng bao xanh duyên dáng kèm theo.
`+` Hà Nội có một số phong tục, tập quan tiêu biểu như: tục lệ như bày mâm mũ quả, xông đất, lì xì, cúng ông Táo về trời
Tham khảo
- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Lễ hội Gầu Tào của người Mông.
+ Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng,…
+ Lễ hội Đền Hùng (ở Phú Thọ);
+ Lễ hội Xương Giang (ở tỉnh Bắc Giang);
- Mô tả Lễ hội Lồng Tồng:
+ Lễ hội Lồng tồng (còn gọi là hội Xuống đồng) là lễ hội truyền thống của người Tày, Nùng.... được tổ chức trên những cánh đồng hoặc khu đất rộng.
+ Cày ruộng là nghi thức quan trọng trong lễ hội, sau đó có các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo co, đẩy gậy....
Tham khảo:
Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình nằm ở rìa phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Đông Nam. Tổng diện tích của quần thể danh thắng khoảng 12.252ha, chứa đựng hầu hết các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh đã được nhận diện, xếp hạng ở cấp tỉnh (26 di tích) và cấp quốc gia (20 di tích), trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt là: Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cố đô Hoa Lư và danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc - Bích Động.
Quần thể danh thắng Tràng An có các giá trị văn hóa lịch sử và thiên nhiên đặc sắc, hàm chứa nhiều giá trị nổi bật, với cảnh quan thiên nhiên đẹp, được tạo nên bởi sự kết hợp hài hòa sông, núi, các hang động ngập nước quanh năm với thảm động, thực vật còn hoang sơ nguyên vẹn. Nơi đây còn mang đậm dấu ấn và lưu truyền những giá trị lịch sử - văn hóa truyền thống đặc sắc. Nổi bật là các công trình lịch sử có kiến trúc nghệ thuật như cố đô Hoa Lư, đền Nội Lâm… hay các lễ hội truyền thống: lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Thái Vi… cho đến văn hóa ẩm thực với những món ăn dân dã nổi tiếng cả nước như: tái dê, cơm cháy, ốc núi, cá rô Tổng Trường, mắm tép…Ngày 25/6/2014, tại thủ đô Doha (Qatar) tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới – Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Giá trị nổi bật toàn cầu của Quần thể được Ủy ban Di sản Thế giới công nhận dựa trên ba tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mĩ và địa chất địa mạo.
Tham khảo:
Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng kín có địa thế núi non hùng vĩ, thâm nghiêm. Nơi đây, với hơn 70 công trình kiến trúc đền tháp của nền văn minh Chămpa được kết tinh trong những di chứng vật chất trường tồn, chứa đựng những giá trị về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong một thời gian dài suốt 9 thế kỷ (từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII), được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực Đông Nam á như Ăngko, Pagan, Bôrôbudua.
Gợi ý:
Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân. Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại.
Tham khảo:
Hội Gióng là lễ hội truyền thống tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Lễ hội mô phỏng một cách sinh động diễn biến các trận đấu của Thánh Gióng và nhân dân Văn Lang trong cuộc chiến chống giặc Ân, thông qua đó nâng cao nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa, đồng thời giáo dục lòng yêu nước, truyền thống thượng võ, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Hội Gióng được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng tiêu biểu nhất là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội). Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) được tổ chức từ ngày 6 – 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, sau khi đánh thắng giặc Ân, Phù Linh là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời. Để tưởng nhớ công lao của Đức Thánh, tại đây, nhân dân đã xây dựng Khu di tích đền Sóc bao gồm 6 công trình: đền Hạ (hay còn gọi đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (hay còn gọi đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ Mộc Dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…