Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
refer
Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
ca huế trên sông hương là một hoạt động âm nhạc đa có từ lâu và trở thành 1 nét đặc trưng của văn hóa xứ huế .Để thưởng thức 1 văn bản ca huế đúng chất huế , người nghe sẽ ngồi trên thuyền rồng , lênh đênh trên dòng sông hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm .Trên khoang thuyền đàn nhạc gồm đàn tránh ,đàn nguyệt ,....Khi trang đã lên cao gió mơn man nhẹ nhẹ , con thuyền trôi trên dòng sông hương thơ mộng với ca huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề . Có lẽ những điều đó làm nên sức hút riêng của ca huế mà không vùng đất nào có được .
Tham khảo:
a Huế trên sông Hươnglà một bài tùy bút đặc sắc, giàu chất thơ của Hà Ánh Minh đã đăng trên báo Người Hà Nội. Bài tùy bút đã ngợi ca vẻ đẹp phong phú, đặc sắc, độc đáo của những điệu hò, bài lí, những bài dân ca Huế, những khúc nhạc, những tiếng đàn réo rắt du dương đầy sức quyến rũ, thể hiện một cách tuyệt đẹp tâm hồn con người Huế xưa và nay.
Hà Ánh Minh cho biết “xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò” như: chèo cạn, bài thai, hò đưa linh, hò giã gạo, hò mái nhì, hò mái đẩy, ru em, giã điệp, giã vôi, bài chòi, bài tiệm, nàng vung... Bà con xứ Huế cất tiếng hò trong lao động sản xuất, hay trong mọi sinh hoạt đồng quê, “hò khi đánhcá trên sông ngòi, biền cả, hò lúc cày cấy, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”... Hò xứ Huế, ý tình “trọn vẹn”, từ ngữ địa phương được dùng “nhuần nhuyễn”, ngôn ngữ diễn tả “thật tài ba-phong phú”. Giọng điệu cũng muôn màu muôn vẻ: hồ đưa kinh (tông tiễn linh hồn) thì “buồn bã”; chèo cạn, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy, bài chòi... thì “náo nức, nồng hậu tình người". Các điệu hò lơ, hò xay lúa, hò nện... “thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Dân ca Huế còn nổi tiếng với các điệu lí rất tình tứ, dịu ngọt như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...
Tham khảo: Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.
Qua bài thơ vẻ đẹp tâm hồn của Bác được thể hiện rất rõ nét: Vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn trong ngục tù Bác vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, thưởng thức một đêm trăng đẹp đúng nghĩa. Điều đó thể hiện tâm hồn cao đẹp, giao hòa cùng thiên nhiên của một người nghệ sĩ chân chính. Bài thơ ngắm trăng cũng nói lên tinh thần thép của Bác, vượt qua mọi gian khổ khó khăn bị giam cầm trong ngục tù nhưng Bác vẫn yêu và hướng đến cái đẹp, hướng đến bầu trời tự do nơi có những ánh sáng lung linh của đêm trăng đẹp ( câu đơn mở rộng thành phần). Đó cũng là tinh thần vượt lên mọi khó khăn vươn đến những điều tốt đẹp hơn của những người chiến sĩ cách mạng kiên cường, không khuất phục số phận. Bài thơ Ngắm trăng được viết trong hoàn cảnh không như những bài thơ ngắm trăng thông thường khi Bác đang ở hoàn cảnh ngặt nghèo của xiềng xích kẻ thù giam cầm. So với bài thơ “Rằm tháng giêng” hay là “Tin thắng trận” hoàn cảnh sáng tác và thưởng thức đêm trăng có khác nhau nhưng đều toát lên vẻ đẹp của tâm hồn Bác, đó là vẻ đẹp chung của những người chiến sĩ cách mạng.
lần sau em có thể ghi nguồn hoặc ghi Tham khảo để tránh mọi người bình luận nhé.
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy
Bài ca dao "Công cha như núi ngất trời... Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi" đã ca ngợi được công lao của cha mẹ đối với con cái. Với thể thơ lục bát đậm chất dân tộc cùng với giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, bài ca dao đã truyền tải được thông điệp đối với bạn đọc. Hình ảnh so sánh "như núi ngất trời" với "như nước ở ngoài biển Đông" đã nhấn mạnh được công ơn trời biển của mẹ. Công ơn của cha mẹ được so sánh với những hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên như núi và biển Đông đã truyền tải được một cách chân thực và sinh động những công ơn sâu nặng của bố mẹ dành cho con cái. Hai câu cuối là lời nhắc nhở con cái về nghĩa vụ đối với cha mẹ. Cụm từ "con ơi" ở cuối giống như một tiếng gọi và nhắc nhở ân tình đối với mỗi người con. Dù cho biển cả có rộng mênh mông thì mỗi người con đều cần phải khắc ghi công ơn của cha mẹ dành cho mình. Tóm lại, bài ca dao đã khẳng định được công ơn của cha mẹ và nhắc nhở con cái phải biết ơn, khắc ghi những công ơn đó.
tk
Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bo» mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bô' mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển
Sau khi học xong văn bản “Ca huế trên sông hương” em thấy Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ có các danh lam thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ví dụ như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.
Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc. Thế nhưng không phải mấy ai cũng có dịp được thưởng thức nó một lần.Qua văn bản ''Ca Huế trên sông Hương'',chúng ta đã phần nào cảm nhận được vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú với nhiều các điệu hò như hò đưa linh,hò giã gạo,...;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà không ở đâu có được là ca Huế được tổ chức vào buổi tối, trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,....Các ca công ăn vận trang phục truền thống. Âm thanh ca Huế bừng lên, lúc thì du dương, lúc lại trầm bổng réo rắt làm xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét văn hóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy, Ca Huế cần được giữ gìn và phát huy cho thế hệ hôm nay và mai sau