K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 9 2022

 Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước" còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị "run run" xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ "cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho", nhưng đến khi chính mình bị đánh, chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiến hai hàm răng: "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu chính là đại diện tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân Việt Nam xưa thật giàu sức sống dưới ách áp bức của chế độ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.

30 tháng 9 2022

Tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất viết về đề tài người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Bao trùm “Tắt đèn” là một không gian chật chội, ngột ngạt bởi nỗi tủi nhục, sự ấm ức của người nông dân. Nhưng đó đây trong tác phẩm vẫn lóe lên những điểm sáng bất ngờ. Đọc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, nhà văn Nguyễn Tuân từng đánh giá đó là khoảnh khắc cháy sáng trong tác phẩm. Còn nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan thì nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.

Cái chật chội, ngột ngạt trong “Tắt đèn” bị gây nên bởi nạn sưu thuế trong xã hội Việt Nam phong kiến nửa thực dân xưa. Gia đình chị Dậu nghiêng ngả, xô dạt cũng vì cái nạn ấy, vốn là gia đình nghèo khổ “hạng cùng đinh” trong làng, nhà chị Dậu không có tiền đóng sưu thuế cho anh Dậu. Để cứu chồng khỏi đòn roi tù ngục, chị Dậu đành cắn răng bán con bán chó. Nhưng tai họa vẫn tiếp tục ập xuống: Chị Dậu còn phải đóng thuế cho người em chồng đã chết. Anh Dậu vừa về đã bị bọn lính lệ ập đến bắt đi. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích từ chương XVIII trong tác phẩm thuật lại cuộc giằng co giữa chị Dậu và đám cai lệ đến bắt chồng chị. Đoạn trích đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, một người phụ nữ có lòng thương chồng rất mực đồng thời có tinh thần phản kháng thế lực áp bức.

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã lấy nội dung sự việc trong đoạn trích để gọi tên đoạn trích. Và khi đánh giá đó là “một đoạn tuyệt khéo”, Vũ Ngọc Phan đã đề cập đến thành công trong nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ tác phẩm…

Đoạn trích tuy ngắn nhưng tính cách các nhân vật hiện lên thật rõ nét, sinh động. Đặc biệt là nhân vật chị Dậu và tên cai lệ. Là một người phụ nữ nông dân, chị Dậu rất mực thương chồng. Với chồng, chị tỏ ra rất nhẹ nhàng, nấu cháo, mời chồng ăn cháo. Ngay cả với đám cai lệ và người nhà lí trưởng, lúc đầu chị cũng rất mực lễ phép: “Van xin tha thiết”, xưng “cháu” gọi “ông”. Hơn cả lễ phép, đó còn là sự nhẫn nhục cam chịu đến hạ mình. Nhưng khi thái độ đó không lay chuyển được đám đầu trâu mặt ngựa, chị Dậu trở nên mạnh mẽ lạ thường. Chị “cự lại” hành động sấn đến bắt anh Dậu của tên cai lệ bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Cách xưng hô đã thể hiện vị trí ngang hàng “tôi” - “ông”. Rồi khi bị cai lệ “tát vào mặt”, chị Dậu chuyển từ đấu lí sang đấu lực “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Cách xưng hô “bà” - “mày" đã thể hiện một vị thế khác của chị Dậu, một mối quan hệ khác giữa chị và cai lệ: “Bà” - người trên, “mày” - kẻ dưới. Không dừng lại ở đó, chị còn thể hiện ở hành động quyết liệt “túm lấy cổ”, “ấn dúi ra cửa”, “túm tóc lẳng cho một cái”... Có thể nói, tính cách nhân vật chị Dậu trong đoạn trích này dược khắc họa rất khéo léo, độc đáo. Vừa bộc lộ được những nét truyền thống vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.

Bên cạnh hình ảnh chị Dậu với những đặc điểm tiêu biểu của người phụ nữ nông dân Việt Nam là nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng - đám đầu trâu mặt ngựa hung hăng bất nhân thú tính. Chúng là đại diện trực tiếp cho quyền lực bất nhân của “nhà nước”, của chế độ thực dân phong kiến đương thời. Hình ảnh của chúng được khắc họa bằng những hành động, lời nói bộc lộ bản chất hung bạo, không chút tình người. Đến nhà một người ốm yếu, nghèo hèn mà chúng “sầm sập tiến vào”, “trợn ngược hai mắt”, “đùng đùng giật phắt cái thừng”, “bịch luôn vào ngực chị Dậu”... Chẳng những vậy, trước những lời “van xin tha thiết” và sự nhẫn nhục của chị Dậu, chúng chẳng chút động lòng vẫn sấn sổ đánh, bắt vợ chồng nhà chị.

Miêu tả các nhân vật và cuộc ẩu đả trong đoạn trích, Ngô Tất Tố cũng thể hiện một ngòi bút linh hoạt, sống động. Ngôn ngữ nhân vật rất độc đáo, thể hiện tính cách và những diễn biến tinh tế trong cảm xúc nhân vật. Chị Dậu ban đầu xưng “cháu” gọi “ông” với cai lệ. Khi ấy chị đang lo lắng cho sức khỏe của chồng và sợ hãi vì thái độ hung hãn của hai tên tay sai. Nhưng khi bị chúng "bịch vào ngực”, lòng căm phẫn trào lên, chị “cự lại” xưng “tôi” gọi “ông”. Và khi lòng căm phẫn dâng lên tột điểm, chị đã vùng lên xưng “bà” đầy uy quyền và gọi “mày” rất coi thường, khinh bỉ. Cuộc ẩu đả giữa chị Dậu và hai tên tay sai cũng được miêu tả rất chi tiết, tỉ mỉ và sinh động. Hành động của tên cai lệ được diễn tả bằng những động từ, tính từ giàu sức biểu cảm “sầm sập”, “trợn ngược”, “đùng đùng giật phắt”... Hành động vùng lên đánh lại hai tên tay sai lại càng đặc biệt. Chỉ trong một câu văn, Ngô Tất Tố dùng đến bốn động từ diễn tả sức mạnh và hành động chớp nhoáng của chị Dậu: “Túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, túm tóc lẳng cho một cái..”. Trước sức mạnh của người đàn bà lực điền, hai tên mạt hạng “chổng quèo”, “ngã nhào” ra hè.

Bên cạnh nghệ thuật miêu tả là ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ đối thoại khá đặc sắc. Nó vừa bộc lộ sắc nét tính cách nhân vật vừa phản ánh được những diễn biến tâm lí nhân vật.

“Tức nước vỡ bờ” quả là “một đoạn tuyệt khéo”. Nhờ vậy, nhà văn đã dựng lên hình ảnh một người phụ nữ nông dân đầy sức mạnh, dám bứt phá để đòi quyền sống trong cái xã hội ngột ngạt đầy rẫy áp bức bất công. Cái khéo của Ngô Tất Tố là đã khêu một tia lửa lóe lên giữa bóng đêm phủ chụp “Tắt đèn”. Và nói như Nguyễn Tuân, lúc ấy Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.

 

14 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo

Tình yêu chồng, thương con cộng với tinh thần phản kháng âm ỉ bấy lâu đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị Dậu – người đàn bà hiền lương, chất phác. Nỗi sợ cố hữu của kẻ bị áp bức phút chốc tiêu tan, chỉ còn lại nhân cách cứng cỏi của một con người chân chính: Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. Tuy vậy, hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công. Có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một trong những đoạn hay của tác phẩm Tắt đèn. Nhà văn Ngô Tất Tố đã dành cho nhân vật chính là chị Dậu tình cảm yêu thương, thông cảm và trân trọng. Những tình tiết sinh động và đầy kịch tính trong đoạn trích đã góp phần hoàn thiện tính cách người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.

3 tháng 1 2019

việc làm của chị dậu đã nếu lên TẤM LÒNG CAO CẢ của cậu HẠC

3 tháng 1 2019

Chỉ số IQ của William James Sidis thực ra chưa được xác định chính xác. Các chuyên gia chỉ ước chừng chỉ số IQ của ông trong khoảng 250 - 300, đồng nghĩa với việc ông là người có số điểm IQ cao nhất trong lịch sử.

Vậy tại sao các chuyên gia lại đánh giá chỉ số IQ của Sidis cao như vậy?

William James Sidis sinh năm 1898, ông bắt đầu vào Đại học Harvard để học toán học ở tuổi 11, lứa tuổi mà lúc đó khiến ông trở thành người trẻ nhất từng đăng ký học tại trường đại học có uy tín nhất nước Mỹ và thế giới.

Sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu, ông bắt đầu giảng dạy, nhưng các sinh viên lớn tuổi hơn ông đã không chấp nhận được giáo dục bởi người mà họ xem là một cậu bé.

Thậm chí, vì sự "học quá nhanh" của mình, ông còn bị những người khác trong xã hội và cả những người bạn xa lánh.

Phần đời còn lại của ông đã bị hủy hoại bởi những rắc rối pháp lý sau khi tham gia vào các phong trào xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, cũng vì những rắc rối này mà ông đã bị chính cha mẹ mình đưa vào một viện điều dưỡng nhằm cải tạo quan điểm chính trị của ông.

Sau khi ra viện vào năm 1921, con người thiên tài này đã quyết định đoạn tuyệt với toán học và các viện nghiên cứu để sống một cuộc sống tương đối bình thường.

Ông qua đời ở tuổi 46 vì bị xuất huyết não.

  

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân của  nhà lí trưởng và tên cai lệ   đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy "đánh nhau" với người nhà lí trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cái gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đầy đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất...

                                                                                                                                                             Chúc p hk tốt!

3 tháng 11 2018

cảm ơn bạn Nguyễn Đức Hải :D

 
1. Đóng vai chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.Bố cục:1. MB:- Chị Dậu bị bắt ra đến phủ quan tri phủ tư ân vì tội đánh người của quan.- Người trong làng: "Thị đào, sao mày lại ác thế? Sao lại đánh người của quan? Mày kể lại chuyện hôm đó xem nào."2. TB:- Chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.3. KB:- Nêu cảm...
Đọc tiếp

1. Đóng vai chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Bố cục:

1. MB:

- Chị Dậu bị bắt ra đến phủ quan tri phủ tư ân vì tội đánh người của quan.

- Người trong làng: "Thị đào, sao mày lại ác thế? Sao lại đánh người của quan? Mày kể lại chuyện hôm đó xem nào."

2. TB:

- Chị Dậu kể lại chuyện đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

3. KB:

- Nêu cảm nhận, cảm nghĩ.

2. Viết đoạn văn với câu chủ đề: "Chị Dậu - một người nhẫn nhục, chịu đựng."

Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết đoạn văn chứng minh theo kiểu: quy nạp, diễn dịch hoặc tổng-phân-hợp.

+ Đủ bố cục 3 phần: mở-thân-kết đoạn.

- Nội dung: 

+ Chứng minh chị Dậu là người nhẫn nhục, chịu đựng:

  • Khi tên cai lệ tới nhà đòi sưu, chị Dậu đã van xin thảm thiết.
  • Khi tên cai lệ xông vào định trói anh Dậu, chị vẫn cố gắng xin khất xưu

=> Sau bao lần nhẫn nhục, chị Dậu đã đứng lên phản kháng.

 

(Theo hướng dẫn từng bài, có thể làm 1 trong 2, nếu làm 2 thì sẽ được tick nhiều hơn những bạn làm 1 bài. Nếu chép mạng thì chép đúng, đừng chép lạc đề quá! Nhưng nhớ sửa để bài/đoạn văn hay hơn nhé!)

0
22 tháng 10 2017

- Quan điểm của em là :

+ "Nếu tên cai lệ chỉ đánh chị Dậu mà không định trói anh Dậu thì việc chị Dậu đánh tên cai lệ sẽ không xảy ra" là hợp lí vì chị Dậu theo ý nghĩ, phẩm chất của những người Phụ nữ Việt Nam xưa thì : thương chồng, lo lắng cho chồng thì mới bảo vệ chồng bằng cách liều mạng đánh tên cai lệ.

6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ là một người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con. Thật vậy! (câu đặc biệt) Hình ảnh của chị đã gợi lên trong lòng ta niềm thương xót ngậm ngùi về số phận bi thảm của chị cũng như của bao người nông dân lương thiện. Từ đó ta lại càng căm phẫn chế độ thực dân phong kiến, căm phẫn xã hội mục nát đầy bóng tối đã đưa đẩy con người đến bước đường cùng. Chị Dậu là nhân vật chính diện trong đoạn trích. Ở chị có sự xung đột nội tâm nhưng không biến đổi theo hoàn cảnh: trước sau vẫn là người đảm đang, chung thủy, thương chồng, thương con và căm thù bọn cường hào áp bức. Chị tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Sức mạnh của chị cũng là sức mạnh của người lao động. Tuy vốn hiền lành, nhẫn nhục nhưng khi bị áp bức nặng nề thì người lao động, sẵn sàng vùng lên đấu tranh.

14 tháng 10 2021

Tham khảo

Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt ác nhân của thực dân phong kiến đương thời, dẫm xéo lên tội ác, sự bất công của xã hội kim tiền ghê tởm. Đã đẩy người nông dân vào tình cảnh đáng thương đường cùng tiêu biểu đó là chị Dậu. Và cai lệ đã trở thành biểu tượng của tầng lớp cầm quyền thời bấy giờ. Ngay từ lúc bắt đầu tác phẩm dù chưa nhắc đến bóng dáng cai lệ ta vẫn có thể cảm nhận được sự độc ác của hắn đến nhường nào khi thấy tình cảnh anh Dậu kiệt quệ sức lực lẫn tinh thần. Sau khi chị Dậu nấu cháo xong, chưa kịp chạm lưỡi thì cai lệ sầm sập đến: roi song, tay thước,... Một thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng không hề giống những người thu thuế bình thường, không mang sách bút ghi chép lại là những vũ khí thường xuyên chà đạp lên thân thể con người, nhuốm máu, mồ hôi người nông dân nghèo khổ. Rồi quát lớn, thúc tiền sưu trong khi gia cảnh nhà chị Dậu khốn cùng đến nỗi phải bán đứa con đầu lòng và ổ chó chưa mở mắt. Bản chất hống hách, hách dịch, kiêu ngạo được Ngô Tất Tố bóc trần. Chị Dậu dù rất lễ phép, xưng cháu ông nhưng cai lệ "trợn ngược hai mắt" vô lương tâm mà chửi mắng, sỉ vả chị. Sự thiếu học, vô đạo đức được thể hiện rõ ràng trên con người này. Mặc cho sự đau ốm của anh Dậu, cai lệ bắt tên người nhà lí trưởng trói về. Đối với một tên hầu lí vẫn có chút sợ hãi không dám làm nhưng tên cai "giật phắt cái dây thừng", "chạy sầm sập" trói anh Dậu. Sự vô nhân đạo, lòng lang dạ thú được bóc mẽ từ đây. Cai lệ là tên vô cùng hèn hạ. Ngay cả phụ nữ cũng dám ra tay "bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch", "tát vào mặt". Dù có là tay sai cho bọn lí, dù là trong xã hội bất công này tên cai ấy cũng chỉ là một con người bình thường, xuất thân cũng từ người nông dân nghèo khổ. Bởi vì đâu mà hắn mất hết tính người, đạo đức cơ bản đối nhân xử thế rồi trở nên tay khát máu tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú.

5 tháng 9 2017

Đáp án

- Hình thức:

    + Viết đoạn văn với số lượng 15 câu.

    + Sử dụng từ ngữ có lựa chọn, chính xác bố cục mạch lạc chặt chẽ, chữ viết rõ ràng sạch đẹp.

- Nội dung: Trình bày được các ý sau.

   + Chị Dậu là người phụ nữ chịu thương chịu khó.

   + Chị là người phụ nữ yêu thương chồng con, có sức mạnh phản kháng.

   + Chị là phụ nữ tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam.

7 tháng 10 2021

giúp tui cho 1 tym