Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
Hồi tưởng về kỉ niệm có ý nghĩa sâu sắc đối với bản thân.
Lời giải chi tiết:
Ai trong chúng ta cũng có những kỉ niệm khó quên và tôi cũng vậy. Buổi học tiết văn ngày hôm đó, tôi bị đau bụng, cứ nghĩ rằng đó chỉ là cơn đau bình thường nhưng mỗi lúc một nặng hơn. Cô giáo và các bạn đã đưa tôi xuống phòng y tế và nghi tôi bị đau ruột thừa. Do tính chất công việc nên bố mẹ tôi đi công tác xa, hôm ấy cô là người đưa tôi vào viện. Sau khi phẫu thuật xong xuôi, tôi ngủ một giấc. Khi tỉnh dậy, tôi vẫn thấy cô bên cạnh. Từng lời hỏi han, an ủi, động viên, từng hành động chăm sóc kĩ càng của cô khiến tôi như bé lại và thực sự xúc động. Cô vẫn luôn dịu dàng như thế, vẫn luôn quan tâm đến học sinh của mình như thế. Có lẽ, cô chính là minh chứng tiêu biểu cho câu nói “Cô giáo như mẹ hiền” và đây sẽ là kỉ niệm mà tôi luôn khắc ghi trong tim.
Mỗi con người sinh ra, theo thời gian mà lớn lên, đều mang trong mình những kỉ niệm. Tôi cũng vậy. Kỉ niệm mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ mãi đó khi mẹ tôi đưa tôi đi thi đầu vào lớp 10. Ngày thường, tôi tự mình đạp xe đi học, tự mình đi thi. Nhưng kì thi vào lớp 10 này có thể xem là một dấu mốc, hết sức quan trọng. Chính vì vậy, tôi muốn có mẹ ở bên, giúp đỡ và động viên tôi. Thế là suốt hai ngày thi, mẹ đã đưa tôi đi thi, đón tôi về nhà và nấu cho tôi những món thật ngon. Cuối cùng, tôi cũng đã vào được trường mà mình mong muốn. Sau này, mỗi khi thấy cảnh các bạn học sinh đi thi, tôi đều nhớ lại kỉ niệm năm xưa của mình.
- Mở bài:
+ Nam và Quân là một đôi bạn cùng tiến của lớp.
+ Tình bạn, sự quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập của hai bạn thật khiến mọi người khâm phục và cảm động.
- Thân bài:
Giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh của hai bạn:
+Nam và Quân là đôi bạn lớn lên cùng nhau từ nhỏ.
+Nam nhanh nhẹn, thông minh; còn Quân vì mắc chứng tăng động từ nhỏ nên việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn.
+Cả lớp chỉ có Nam chơi với Quân. Nam muốn giúp đỡ để Quân không bị các bạn trêu chọc.
+Nam giúp Quân học bài.
+Quân hiểu bài hơn, điểm kiểm tra trên lớp được cải thiện.
+Nam cũng có kết quả hoc tập ngày càng tốt.
+Cả gia đình, cô giáo và các bạn trong lớp đều cảm thấy sự tiến bộ rõ rệt từ hai bạn.
+Các bạn trong lớp dần không trêu chọc Quân nữa, giúp đỡ Quân nhiều hơn trong học tập.
- Kết bài:
+ Kết quả học tập của Quân và Nam ngày càng tiến bộ
+ Tình cảm, sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau của đôi bạn khiến mọi người rất khâm phục.
1. Mở bài
- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).
- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).
2. Thân bài
(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).
(2) Kể về kỉ niệm.
- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?
- Kể lại nội dung sự việc.
+ Sự việc xảy ra thế nào ?
+ Cách ứng xử của mọi người ra sao ?
Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để "hỏi thăm" sức khoẻ của mẹ tôi…
- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).
3. Kết bài
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.
- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).
- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy (trong một lần về thăm quê, trong một lần cùng cả lớp đi chơi, đi học nhóm hoặc trong một lần được điểm tốt, hay một lần mắc lỗi được thầy cô rộng lượng phân tích và tha thứ...).
2. Thân bài
(1) Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với người mà ta sắp xếp (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm…).
(2) Kể về kỉ niệm.
- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?
- Kể lại nội dung sự việc.
+ Sự việc xảy ra thế nào ?
+ Cách ứng xử của mọi người ra sao ?
Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật. Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm…). Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, cô mời tôi cuối giờ ở lại để "hỏi thăm" sức khoẻ của mẹ tôi…
- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).
3. Kết bài
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.
- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.
Đoạn văn tham khảo:
Sử thi là thể loại văn học dân gian đã xuất hiện từ bao đời nay. Ra đời từ thời cổ đại, sử thi đã ghi lại cuộc sống qua thế giới quan của con người thời kì cổ đại. Con người thời kỳ nguyên thủy với nhu cầu nhận thức, giải thích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc thị tộc đã sáng tạo ra các vị thần, bán thần. Những câu chuyện về lịch sử, xã hội qua tư duy thần thoại của người xưa đã bị xáo trộn, gãy khúc, méo mó,… tạo nên tính chất hoang đường, kỳ vĩ của bức tranh sử thi. Nếu người Hy Lạp có niềm tin về thế giới thần linh ngự trên đỉnh Olympia thì người Êđê cũng có niềm tin về Yang. Mặc dù thời gian sử thi và thời gian hiện tại cách nhau rất xa nhưng việc những sử thi nổi tiếng như I-li-át, Ô-đi-xê hay ở Việt Nam có sử thi Đăm Săn vẫn được biết tới rộng rãi tới bây giờ đã chứng mình giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật của thể loại này. Hơn nữa nó đã phản ánh được phần nào chân dung cuộc sosonsg và những quan niệm buổi đầu của con người về thế giới. Tóm lại, dù mốc thời gian có chênh lệch nhưng cả sử thi Iliad và sử thi Đam Săn đều có chung những vấn đề lịch sử của nhân loại trong thời đại anh hùng xa xưa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức của mỗi chúng ta về thể loại sử thi trong nền văn học dân gian nói riêng cũng như nền văn hóa dân gian nói chung.
Đoạn văn tham khảo:
Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.
Đoạn văn tham khảo
Kì nghỉ hè năm nay, em được về thăm quê ngoại. Đúng sáu giờ ba mươi phút, xe bắt đầu xuất phát. Khoảng đến gần trưa mới đến nơi. Từ xa, em đã thấy bà ngoại đang đứng ở ngoài cổng. Em háo hức chạy đến chào bà. Buổi trưa, em được thưởng thức những món ăn bà nấu. Món nào cũng ngon miệng, hấp dẫn. Chiều đến, hai bà cháu ra vườn, vừa chăm sóc cây cối vừa trò chuyện vui vẻ. Những cây cối trong vườn được bà chăm vô cùng tươi tốt. Em thích nhất là chị hồng nhung đang khoe sắc ở góc vườn. Tối hôm đó, em ngồi ngoài sân nghe bà ngoại kể chuyện. Những truyện cổ tích em đã được đọc trong sách biết bao lần. Nhưng khi nghe bà kể lại thấy thật thú vị, mới lạ. Chuyện về cô Tấm ở hiền gặp lành, chuyện chàng Thạch Sanh dũng cảm hay chuyện về cậu bé thông minh đã giúp được nhà vua. Giọng kể của bà nhẹ nhàng, miệng bà vẫn còn thoảng hương trầu. Giây phút đó, em cảm thấy yêu bà ngoại của mình biết bao nhiêu.