Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trường mình không trồng cây đầu xuân nên mình không tả được
Trường em có trồng một cái cây.(1) Cái cây đó đươc trồng vào mùa xuân.(2) Cây được trồng tại trường.(3) Chỉ có điều hôm ấy em bị ốm nên không đi trồng được.(4)
ở góc vườn nhà em có một cây bưởi sai trĩu quả. Bưởi thường có hình tròn và nặng khoảng một ki - lô - gam. Lúc bưởi còn non, chúng nhỏ bằng nắm tay và khoác trên mình chiếc áo màu xanh thẫm. Những quả bưởi ấy như những đứa con đầu tròn trọc lốc được cây mẹ chắt chiu dinh dưỡng nuôi nấng. Mùa thu là mùa bưởi chín. Khi ấy, những quả bưởi chín vàng, ăn những múi bưởi sẽ thấy vị ngọt dịu mát đọng lại. Em rất thích ăn bưởi vì hương vị của nó luôn làm em gợi nhớ đến quê hương.
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.
Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.
Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.
Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.
Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.
Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.
Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày tết cổ truyền.
Ngày tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày. Để chuẩn bị cho ngày tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu va tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00 h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1,2,3 Tết. Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng. Chưa hết, ngày tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.
Nhắc đến tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây… Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng và sức nhiệp của ngày tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày tết. Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.
Ngày tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày tết là điều mà không ai có thể quên được.
Quê hương em mới tươi đẹp làm sao! Những con đường làng quanh co trải dài tít tắp. Hai bên đường là những lũy tre xanh rì rào trong gió. Con đường đất trải dài đến vô tận. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông ở quê hương em đều có những vẻ đẹp rất riêng. Xuân về quê em như thay áo mới, màu sắc của chồi non của hoa màu bung nở rực rỡ làm lên một vùng đất trời tràn ngập sức sống. Những ngày hè, tiếng ve kêu râm ran trên vòm cây xanh lá. Cây đa nơi đầu đình là nơi đông người tập trung nhất. Nào trẻ con, người già, tiếng cười đùa rôm rả vang vọng khắp không gian làng quê, những bóng cây xanh như mở ra một khoảng trời xanh mát mới, không còn cái nóng như thiêu đốt của nắng hạ mà chỉ còn những cơn gió, những câu chuyện trò của trẻ nhỏ, người già. Chiều chiều, trên những cánh đồng lúa vàng là những đàn cò bay lả bay la. Những cơn gió hè mang theo hương đồng cỏ nội bay đi khắp con đường làng. Hương lúa mới quyện vào mùi đất đai như một dấu ấn tuyệt vời nhất mà em chẳng thể nào quên nơi quê hương mình. Thu sang, lá vàng lại làm cho bức tranh quê thêm bao phần thơ mộng, khung cảnh ấy gợi lên những rung động, những hoài niệm thân quen. Đông về, không gian yên lặng và chỉ còn tiếng rít của những cơn gió buốt lạnh. Cây cối khi ấy gầy gò và yếu ớt nhưng vùng đất ấy vẫn âm thầm cố gắng nuôi trong mình dòng chảy tràn trề nhựa sống để rồi khi xuân sang lại thêm phần rực rỡ, sáng tươi. Quê hương! Hai tiếng gọi ấy thật thân thương và gần gũi. Mảnh đất ven bờ sông Hồng được nhận biết bao phù sa, làm lên vùng quê trù phú và màu mỡ, đẹp đẽ đến như vậy. Ôi, em yêu biết mấy quê hương tươi đẹp của mình!
Tham khảo nhé.
Một trong những người thân yêu nhất của em là bà ngoại. Từ lúc em mới chào đời, bà đã ru em bằng những lời ru ngọt ngào của làng quê xứ Quảng mến thương.
Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ánh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyền cho em bao yêu thương, tưởng như thời còn bé được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát. Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em chu đáo. Bằng những lời hát êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã ru em say nồng giấc ngủ. Em lớn lên từ lời ru ngọt ngào ấy.
Một trong những người thân yêu nhất của em là bà ngoại. Từ lúc em mới chào đời, bà đã ru em bằng những lời ru ngọt ngào của làng quê xứ Quảng mến thương.
Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ánh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyền cho em bao yêu thương, tưởng như thời còn bé được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát. Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em chu đáo. Bằng những lời hát êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã ru em say nồng giấc ngủ. Em lớn lên từ lời ru ngọt ngào ấy.
Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả.
Tham khảo:
Linh là người bạn gái thân nhất lớp của tôi. Cô ấy không những là một người xinh đẹp, dịu dàng mà cô ấy còn là người rất chăm chỉ, học giỏi. Cô ấy không cao cũnàg không thấp. Dáng người nhỏ nhắn, dễ thương Mái tóc đen dài búi cao trên khuân mặt trái xoan cân đối. Chiếc miểng nhỏ, xinh xinh như cánh lá sen hồng. Nhất là đôi môi ấy lúc nào cũng nở nụ cười tỏa nắng làm siêu lòng bất cứ ai nhìn vào. Cô ấy rất hòa đồng với mọi người nên cả lớp ai cũng yêu quý cô ấy.
Linh là người bạn gái thân nhất lớp của tôi. Cô ấy không những là một người xinh đẹp, dịu dàng mà cô ấy còn là người rất chăm chỉ, học giỏi. Cô ấy không cao cũng không thấp. Dáng người nhỏ nhắn, dễ thương Mái tóc đen dài búi cao trên khuân mặt trái xoan cân đối. Chiếc miểng nhỏ, xinh xinh như cánh lá sen hồng. Nhất là đôi môi ấy lúc nào cũng nở nụ cười tỏa nắng làm siêu lòng bất cứ ai nhìn vào. Cô ấy rất hòa đồng với mọi người nên cả lớp ai cũng yêu quý cô ấy.
Câu ghép là câu in đậm.
Mỹ Linh là người bạn thân nhất của em trong lớp. Năm nay bạn tròn 10 tuổi. Bạn thật xinh xắn và dễ thương. Dáng người bạn mảnh khảnh, làn da trắng hồng, mái tóc dài mềm mại và đôi mắt bạn tròn đen láy. Chúng em là hai người bạn gắn bó thân thiết và thường giúp đỡ nhau trong học tập.
- Có 1 câu ghép với 4 vế câu trong đoạn văn trên: Dáng người bạn mảnh khảnh,/ làn da trắng hồng,/ mái tóc dài mềm mại /và đôi mắt bạn tròn đen láy.
- Cách kết nối các vế câu: vế 1, vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy. Vế 3 nối với vế 4 bằng quan hệ từ và.
Nguyệt quế! Ôi loài cây thân thương! Chắc mọi người ai cũng thắc mắc tại sao tôi lại coi nó như một loài cây thân thương đúng không? Vì đây là loài cây có ý nghĩa với tôi rất nhiều. Cây nguyệt quế được trồng ở đầu ngõ là kỉ niệm của nội tôi. Nguyệt quế thân gỗ, to bằng ngón chân cái có nhiều cành to bằng chiếc đũa, hoặc chỉ to bằng cọng rơm màu nâu xám. Mỗi nhánh cây bằng chiếc tăm dài có từ bảy đến chín lá hình thoi màu xanh thẫm mượt bóng, nhất là sau một đêm mưa. Cành lá sum sê, xoè tán rất đẹp trông cứ như một chiếc ô xanh xinh xinh căng lên. Đến mùa hoa nở, từng chùm hoa trắng phau tỏa hương thơm ngào ngạt dưới ánh trăng rằm. Khi còn bé, mỗi khi qua nhà nội chơi là tôi và lũ em đều chạy lại và ngắm nghía cây một cách say sưa và nói về đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Có khi chúng tôi lại lặng yên ngồi bên cây nghe nội tôi kể về những kỉ niệm của nội về thời chiến tranh khốc liệt. Giờ nội tôi cũng không còn nữa nhưng nguyệt quế vẫn còn đó và luôn gợi nhớ chúng tôi về nội mãi.
Bài làm
Ông em ở dưới quê có trồng một vườn cây, nhưng em thích nhất là những cây cam. Cây cam này có độ cao là hơn một mét rưỡi. Lá cây màu xanh nhạt, nhẵn bóng. Quả cam tròn, to bằng quả bóng tennis. Vỏ quả có màu vàng cam, khi chưa chín, quả cam có màu xanh nhạt. Cuống của quả cam dài chừng ba xăng - ti - mét, nhỏ thon. Khi mẹ em dùng dao bổ quả cam ra, một mùi thơm phức tỏa ra khắp nhà, em thấy ruột cam có màu vàng đậm, những múi cam tròn trông rất hấp dẫn nhưng rất ít hạt. Khi ăn vào, cam có vị ngọt và mát. Em muốn cây cam ở nhà ông em lớn nhanh và kết trái để ngày nào em cũng được ăn. Em rất thích ăn cam.