K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 11 2018

Học cho lắm cũng ăn mắm với cà
Học tà tà cũng ăn cà với mắm
Học cho lắm cũng đi tắm cởi truồng
Học luồn xuồng cũng cởi truồng đi tắm
Học cho lắm tắm hổng có quần thay,
Học cho hay tắm thay hoài cái quần cũ.
Học hành như cá kho tiêu
Kho nhiều thì mặn học nhiều thì ngu!

12 tháng 11 2018

???

2 tháng 11 2017

tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện

một câu chuyện mà khá đỗi thân quen

yêu từng giây từng phút bao lưu luyến

đó là điều tôi mãi mãi không quên.

tôi còn nhớ một thời cùng lũ bạn

cắp sách tới trường vui vẻ tuyệt vời

nhớ ngôi trường giữa cánh đồng rộng lớn

nhớ đường mòn sỏi đá bước tới nơi

tôi còn nhớ mà không thể nào quên

màu hoa phượng đỏ thắm cả khoẳng trường

giờ nghĩ lại sao mà như muốn khóc

chợt nhớ ngày đi học thưở còn thơ.

2 tháng 11 2017

Nhớ thương thay mùi áo trắng đọng lại
Kỉ niệm ngày nào còn vương vấn mãi
Bóng dáng ai thấp thoáng dưới mái trường
Để sầu mai này chỉ còn là vấn vương

Hôm chia tay bạn ơi bạn có nhớ
Dưới cánh phượng kia, kỉ niệm chẳng phai mờ
Tình bạn kia nồng ấp trong năm tháng
Buồn cho người, người lặng bước lang thang

Thu đến thu đi rồi thu lại đến
Tôi nhớ tôi thương rồi tôi có quên ?
Thời học trò hồn nhiên, chiếc áo trắng
Để vào trong tim một khoảng vắng lặng...

12 tháng 11 2019

Dẫu mai xa trường, bạn có buồn không

Những trang sách vở lưu luyến còn đâu

Nôn nao phượng nở đốt lửa trong lòng

Nắn nót hoài chẳng nên chữ chia ly

Mai xa trường rồi tạm biệt mùa thi

Lớp học thênh thang sân trường trống vắng

Nhớ lại kỷ niệm một thời áo trắng

Nét bút học trò còn nắng và mây

Mai xa trường rồi tậm biệt hàng cây

Trải dài trên sân những quả bàng non

Thơm ngát hương thơm cây hoa sữa nhỏ

Tạm biệt đi những chuyến đi chơi xa

Một " Ngày nhà giáo " âm thầm nhắc nhở

Công ơn dạy dỗ khắc thầm trong tim

Quyết " đưa đò " đi bắt nhịp cầu sáng

Cầu cho tri thức thắp sáng tương lai

k cho mk nha! :0

13 tháng 11 2019
Cầm bút lên định viết một bài thơ
Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo
Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo
Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.
Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ
Đâu là cha, là mẹ, là thầy…
Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…
Biết bao giờ con lớn được,
Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”
Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…
Những con chữ đều đều xếp thẳng
Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.
Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu
Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh
Cửa sổ xe ù ù gió mạnh
Con đường trôi về phía chẳng là nhà…
Mơ màng nghe tiếng cũ ê a
Thầy gần lại thành bóng hình rất thực
Có những điều vô cùng giản dị
Sao mãi giờ con mới nhận ra.

 

Bài thơ là cảm xúc của một con người đang dần lớn lên và trưởng thành hơn,bắt đầu biết suy nghĩ và quan tâm hơn đến những người xung quanh mình như cha,mẹ,thầy cô mọi thứ thường ngày thật hối hả nông nỗi bởi tuổi trẻ bây giờ bỗng trở nên giản dị ,bình thường hơn trong suy nghĩ chín chắn đang lớn dần đã hiểu ra và giác ngộ được những lời dạy của thầy cô.


 

Chọn lọc Thơ 8 chữ hay nhất về ngày 20-11 2:khi thầy về hưu



Cây phượng già treo mùa hạ trên cao
Nơi bục giảng giọng thầy sao chợt thấp:
"Các con ráng… năm nay hè cuối cấp…"
Chút nghẹn ngào… bụi phấn vỡ lao xao.
Ngày hôm qua hay tự tháng năm nào
Con nao nức bước vào trường trung học
Thương cây lúa hóa thân từ hạt thóc
Thầy ươm mùa vàng, đất vọng đồng dao.
Mai thầy về, sân trường cũ nằm đau?
Hay nỗi nhớ lấp vùi theo cát bụi?
Dẫu cay đắng, dẫu trăm nghìn đau tủi
Nhọc nhằn nào thầy gửi lại ngày sau?
Mai thầy về, mùa gọi nắng lên cao
Vai áo bạc như màu trang vở cũ
Con muốn gọi sao lòng đau nghẹn ứ
Đã bao lần con ngỗ nghịch thầy ơi!



Vất vả tận tụy cả đời tâm huyết vì học sinh là thế,nhưng ngày về hưu của thầy lại đượm màu buồn chẳng giống với cái cách ngày đầu tiên thầy đã đên bên giảng đường này và chọn nghiệp người lái đò,dạy dỗ bao thế hệ học sinh,bao nhọc nhằn bao lần khó nhọc vì ngỗ nghịch của học trò xin thầy gửi lại nơi bảng đen phấn trắng.

16 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Đối với mỗi học sinh, cây bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập khá quen thuộc, đồng hành cùng chúng ta mỗi ngày đi học. Cây bút bi nhỏ xinh là trợ thủ đắc lực để chúng ta viết, vẽ, ghi chép,..giống như con trâu là trợ thủ ra đồng của người nông dân vậy(Biện pháp so sánh). Hàng ngày, nó vẫn nằm ngay ngắn trong hộp bút của học sinh, được chúng ta sử dụng rất nhiều cả ở nhà, lẫn ở trường. Cây bút bi mà chúng ta dùng ngày nay đã được cải biến khá nhiều so với cây bút bi nguyên thủy của nó. Nguồn gốc của cây bút bi đầu tiên là được sáng chế bởi một nhà báo người Hungary. Động lực của ông là muốn tìm ra một loại bút mà thay thế được loại bút máy thường xuyên bị hỏng và làm bẩn giấy. Sau nhiều thăng trầm và thất bại, ông đã phát minh thành công chiếc bút bi hiện đại và nhận bằng sáng chế Anh quốc vào năm 1938. Nguyên lý hoạt động của cây bút bi là nó có một viên bi nhỏ có thể xoay đầu trong hốc thân bút. Khi viết, viên bi đó xoay tròn dẫn đến kéo mực xuống ngòi và lan mực rất đều và đẹp trên mặt giấy. Ngày nay, hai loại bút bi thông dụng mà chúng ta vẫn hay thấy có đường kính 0,7mm hoặc 0,5mm. Thân bút nhỏ nhắn, dài khoảng 12cm nên cầm rất vừa tay. Vỏ bút được làm bằng nhựa cứng có phần gài để người dùng có thể gài vào vở hoặc túi áo. Ruột bút ở bên trong được gắn với lò xo để ấn khi dùng và đóng khi không dùng đến. Ngòi bút nhỏ, trơn, khi viết ra mực rất đều. Có rất nhiều hãng sản xuất bút bi: Thiên Long, Hồng Hà,... Nhưng chúng ta đều thấy ưu điểm của bút bi là rẻ, nhẹ, mực ra đều, đẹp, viết nhanh, không gây bẩn vở như bút mực hay có thể tẩy dễ dàng như bút chì. Tuy nhiên, khi sử dụng bút bi, chúng ta cần lưu ý xoay đầu bút liên tục nếu phải viết trong thời gian dài liên tục. Nếu không, mực sẽ đọng và gây vón cục mực trên giấy. Dùng xong, đóng nắp rồi cất vào trong hộp. Có như vậy, chiếc bút bi của ta sẽ luôn như mới và dùng được lâu. Nếu không muốn mua nhiều bút, người dùng có thể mua ruột bút để thay khi ruột cũ hết mực. 

15 tháng 11 2019

Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng?

Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay

Trời nắng ngọt ngào... tôi ở lại đây

Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng

15 tháng 11 2019

Lời tri ân
Thầy cô giáo, người lái đò thầm lặng
Ươm ước mơ để hiến tặng cho đời
Chẳng quản gì…chắt từng giọt mồ hôi
Đem con chữ để trao dồi kiến thức
Lòng nhiệt huyết đó chính là hạnh phúc
Bắt nhịp cầu duy nhất…sáng tương lai
Những đêm thâu trang giáo án miệt mài
Với lý tưởng trồng người đầy hăng hái
Sống cống hiến , đắp bồi tình nhân ái
Lòng nhiệt thành theo mãi với thời gian
Quyết “đưa đò” thì sá kể gian nan
Cầu tri thức sẽ vô vàn lối mở…
“Ngày Nhà Giáo” như âm thầm nhắc nhở
Công ơn này ghi khắc ở trong tâm
Hướng lòng thành xây cuộc sống nghĩa nhân
Mong bù đắp đôi phần “Tiên Học Lễ”

26 tháng 12 2022

Bạn tham khảo nha rồi viết thêm tiếp nha: 

Trong cuộc hành trình đi đến tương lai của con chưa bao giờ vắng hình bóng của Cha. Từ nhỏ Cha là người đưa con đi học và rồi đón con về, lớn lên một xíu Cha mua xe đạp cho con để con tập đi, những lúc con ngã xe xuống ruộng, người đầu tiên con cầu cứu là Cha… rồi trong những buổi họp phụ huynh từ cấp 1 lên cấp 3, chưa bao giờ thiếu khuôn mặt của Cha chưa kể mọi thứ giấy tờ Cha là người chăm lo cho con từ A đến Z. Khi con ra Hà Nội học, những giỏ trứng, những bó rau, những củ khoai, những bao gạo Cha là người đội mưa đội đêm tối ra xa gửi ra cho con, có khi 11 giờ đêm xe mới chạy, chưa kể cái rét buốt của mùa đông Cha vẫn đều đều gửi đồ ăn cho con. Cha vẫn đến đúng giờ đón con những lúc con trở về. Và Cha là người dành cho con những tấm vé ngồi ở vị trí đầu vì con hay bị say xe, Cha luôn đợi cho xe chuyển bánh rồi mới lái xe về. Những lúc như thế con thương Cha lắm, con đã khóc nhiều nhiều lắm.

21 tháng 12 2018

- Đến đoạn 3, nhịp thơ thay đổi như dồn dập hẳn lên trong những câu thơ ngắn giống như lời dặn dò của mẹ, hình ảnh con cò trong đoạn thơ như được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời.

- Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu đem lại âm hưởng ngọt ngào như trong lời ru của người mẹ. Hình tượng con cò từ trong ca dao đi vào thơ Chế Lan Viên bình dị mà sâu lắng.

- Gần – xa là cặp từ trái nghĩa cùng với thành ngữ” lên rừng – xuống bể” gợi lên không gian rộng lớn với những cách trở khó khăn của cuộc đời. Đằng sau không gian ấy là bóng dáng của thời gian đằng đẵng. Thời gian, không gian có thể làm phai mờ những tình cảm nhưng riêng tình mẫu tử thiêng liêng là vượt qua mọi thử thách. Lòng mẹ luôn bên con, tình mẹ luôn chở che cho con ấm áp yêu thương: Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.” Sự lặp lại liên tục của những từ ngữ “dù gần con, dù xa con” như láy đi láy lại cảm xúc thương yêu đang trào dâng trong tâm hồn mẹ. Tình yêu thương của mẹ luôn “vẫn”, “sẽ”, “mãi” bên con cho dù con lớn lên, đi xa, trưởng thành trong đời, cho dù có thể một ngày nào đó mẹ không còn có mặt trên đời.

- Câu thơ đúc kết một chân lý giản dị, muôn đời: trong con mắt, trái tim, vòng tay của người mẹ, đứa con vẫn mãi là bé bỏng, cần mẹ chở che. Chữ “đi” được hiểu theo phương thức hoán dụ: cuộc đời con, tất cả vui buồn đau khổ con đã nếm trải, người mẹ vẫn mãi yêu con, chở che, bên con, là chỗ dựa, bến đò bình yên trong cuộc đời người con.

- Lời dặn giản dị mộc mạc mà ý thơ, tình thơ trĩu nặng, mẹ vẫn luôn bên con dù trải qua nhiều va đập, sóng gió, tình mẹ mãi chở che, bao bọc con, là mái nhà ấm áp.

- Hình tượng con cò giản dị trong ca dao đã khiến những điều chiêm nghiệm, đúc kết của nhà thơ trở nên sâu sắc, ý nghĩa mà gần gũi.

- Tấm lòng người mẹ muôn đời vẫn vậy, vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Hai câu thơ cuối dài ra sâu lắng đã khái quát lại một triết lí, quy luật tình cảm bền vững, sâu sắc, vừa thể hiện tình cảm thiết tha đầy yêu thương của người mẹ.

⇒ Bảy câu thơ đã khái quát một quy luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn mà sâu sắc.

25 tháng 10 2018

Xa cái nhộn nhịp phồn hoa đô thị
Ta đưa hồn mình lãng đãng về đêm
Trên những miền quê yên ả thanh bình
Chính đêm mới mới thực sự .... là đêm


Dưới bầu trời lác đác ánh sao sa
Ta nhận bằng thính giác giữa không gian
Những tiếng le de triền miên vọng lại
Phát ra từ khắp hang dế phía đồng


Bằng khứu giác hơi đất lạ ngai ngái
Ngan ngát khi mỗi làn gió thoảng qua
Hương bưởi nhè nhẹ thả vào trong gió
Ta cảm nhận được ngòn ngọt đôi khi


Mở miệng hớp những làn mưa li ti
Ta có thể nhận ra bằng ánh mắt
Bằng cả đôi tay, tâm hồn đang rung động
Thật khẽ khàng, yêu mến lẫn bình an

25 tháng 10 2018

Bởi con người gây hại chính con người 
Bao môi trường của đất nước đẹp tươi 
Nay hủy hoại bởi bao người sai trái ! 

Tài nguyên rừng đã bao phen lửa cháy 
Bởi lòng tham vô đáy của con người 
Nơi phát hoang, nơi cưa chặt tơi bời 
Nơi đào bới, nơi công trình thủy điện ? 

Tài nguyên nước giờ đây... ôi, cạn kiệt 
Bao dòng sông đã chết chẳng thông dòng 
Nước thải vô tư xả xuống ruộng đồng 
"Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ" (*) 

Còn không khí thì lại càng khó thở 
Bởi mùi hôi của rác, của công trình 
Bao tiếng ồn, xe cộ cứ đua tranh 
Cấp quản lý lại còn cho nhập ...rác ! 

Đất đai chẳng còn đâu mà canh tác 
Bao ruộng đồng xanh ngát hóa nhà cao 
Lạm dụng trừ sâu, bảo vệ hoa màu 
Gây ngộ độc lẫn nhau mà không biết 

Môi trường sống tự nhiên đang rên xiết 
Bởi bàn tay hủy diệt của con người 
Và cuộc đời - một xã hội tươi vui 
Còn đâu nữa khi tình người giá lạnh ! 

Bao trường học kinh hoàng cơn ...bất hạnh 
Trước hiểm nguy nạn bạo lực học đường 
Tình thầy trò, nghĩa bè bạn chẳng thương 
Gây án mạng tang thương ngành giáo dục 

Cả xã hội ngỡ ngàng trong bạo lực 
Từ tinh thần, kinh tế đến hình hài 
Bao gia đình tan nát bởi vì ai ? 
Đành thắc thỏm trong tai bay họa gởi !... 

Thế mới biết môi trường khan tiếng gọi 
Từ tự nhiên, xã hội ...Lỗi do người 
Luật chưa nghiêm, công bằng chẳng tới nơi 
Nên đau đớn người hại người ... Chua xót ! 

(*)Trích "Bình Ngô Đại Cáo" - Nguyễn Trãi

4 tháng 12 2018

1. Giờ náo nức của một thời trẻ dại
Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương
Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường
Rương nhỏ nhỏ với linh hồn bằng ngọc.


Sắp hạnh phúc như chương trình lớp học
Buổi chiều đầu, họ tìm bạn kết duyên
Trong sân trường hướng dạo giữa Đào viên
Quần áo trắng đẹp như lòng mới mẻ.


Chân non dại ngập ngừng từng bước nhẹ
Tim run run trăm tình cảm rụt rè
Tuổi mười lăm gấp sách lại, đứng nghe
Lòng mới mở giữa tay đời ấm áp.


Tựu trường đó, lòng tôi vừa bắt gặp
Nỗi xôn xao thầm lặng ở trong rương
Của chàng trai mười lăm tuổi vào trường
Mắt tin cậy và tóc vừa dưỡng rẽ


Người bạn nhỏ! Cho lòng tôi theo ghé
Không nỗi gì có thể vuốt ve hơn
Đêm tựu trường mùi cửa sổ mới sơn
Tủ mới đánh và lòng trai thơm ngát

2.Thêm một ngày trên quần đảo Trường Sa
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Sắp bão giông không còn cơn gió lộng
Cơn bão lòng cuồn cuộn phía Trường Sa.


Thêm một ngày trên vùng biển của ta
Thềm lục địa lại oằn lên đau nhói
Ngàn năm xưa ông cha đi mở cõi
Phía chân trời, xương cốt gửi Hoàng Sa.


Ngoài khơi xa vẫn lởn vởn bóng ma
Loài lang sói đói mồi nên thèm khát
Bao cơn sóng dập dồn xô Đá Lát
Song Tử vững vàng, Nam Yết vẫy Sơn Ca.


Có đất nước nào như Tổ Quốc ta
Lịch sử cha ông bốn ngàn năm bất khuất
Trong gian khó vẫn gồng lên giữ đất
Đất nước loé lên hình tia chớp ngang trời.


Các ***** vật lộn giữa biển khơi
Ngăn sóng dữ đè lên thềm lục địa
Con quái vật khổng lồ kia sắp sửa
Hút máu người trên thân mẹ Việt Nam.


Từ Cà Mau liền dải tới Nam Quan
Mẹ Việt Nam vẫn chưa tròn giấc ngủ
Đất cha ông không nguôi ngày đoàn tụ
Đứa con Hoàng Sa lưu lạc trở về.


Một ngày buồn sao thấy dài lê thê
Biển tĩnh lặng mà lòng người rất động
Đã bao lần khiến kẻ thù vỡ mộng
Trong lòng người từng đợt sóng trào dâng.

3.Cuộc sống mới kéo theo nhiều nguy ngại
Bởi con người gây hại chính con người
Bao môi trường của đất nước đẹp tươi
Nay hủy hoại bởi bao người sai trái !


Tài nguyên rừng đã bao phen lửa cháy
Bởi lòng tham vô đáy của con người
Nơi phát hoang, nơi cưa chặt tơi bời
Nơi đào bới, nơi công trình thủy điện ?


Tài nguyên nước giờ đây... ôi, cạn kiệt
Bao dòng sông đã chết chẳng thông dòng
Nước thải vô tư xả xuống ruộng đồng
"Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ"


Còn không khí thì lại càng khó thở
Bởi mùi hôi của rác, của công trình
Bao tiếng ồn, xe cộ cứ đua tranh
Cấp quản lý lại còn cho nhập ...rác !


Đất đai chẳng còn đâu mà canh tác
Bao ruộng đồng xanh ngát hóa nhà cao
Lạm dụng trừ sâu, bảo vệ hoa màu
Gây ngộ độc lẫn nhau mà không biết


Môi trường sống tự nhiên đang rên xiết
Bởi bàn tay hủy diệt của con người
Và cuộc đời - một xã hội tươi vui
Còn đâu nữa khi tình người giá lạnh !


Bao trường học kinh hoàng cơn ...bất hạnh
Trước hiểm nguy nạn bạo lực học đường
Tình thầy trò, nghĩa bè bạn chẳng thương
Gây án mạng tang thương ngành giáo dục


Cả xã hội ngỡ ngàng trong bạo lực
Từ tinh thần, kinh tế đến hình hài
Bao gia đình tan nát bởi vì ai ?
Đành thắc thỏm trong tai bay họa gởi !...


Thế mới biết môi trường khan tiếng gọi
Từ tự nhiên, xã hội ...Lỗi do người
Luật chưa nghiêm, công bằng chẳng tới nơi
Nên đau đớn người hại người ... Chua xót !

4 tháng 12 2018

Mạng ko v