K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2018

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.

Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: Số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: Câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

Vần trong thơ lục bát có hai loại: Vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Ngoài dạng lục bát nguyên thể như trên, còn có dạng lục bát biến thể đôi chút bằng cách thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần hay phối thanh.

Ví dụ:

Cơm ăn mỗi bữa lưng lưng,

Uống nước cầm chừng, để dạ thương em.

(Ca dao)

Tiếng thứ sáu của câu lục lại vần với tiếng thứ tư của câu bát, tuy vậy đọc lên vẫn thấy du dương. Trường hợp thêm chữ như câu ca dao sau đây:

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng,

Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.

(Ca dao)

Câu lục đã được thêm vào hai tiếng (gió đẩy). Nếu bớt đi hai tiếng này thì hai câu lục bát trên sẽ trở lại dạng nguyên thể về vần, nó vẫn tuân thủ theo cách hiệp vần lưng.

Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là thanh bằng, vị trí thứ tư là thanh trắc. Còn các tiếng ở vị trí lẻ một, ba, năm, bảy thì có thể là bằng hay trắc đều được cả.

Ví dụ:

Bần thần hương huệ thơm đêm

b              t                 b

Khói nhang vẽ nẻo đường lên Niết Bàn

B             t                   b                 b

Chân nhang lấm láp tro tàn

b         t              b

Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào.

b              t                    b                 b

(Mẹ và em – Nguyễn Duy)

Nếu ở câu lục có hiện tượng tiểu đối thì luật bằng trắc có thể thay đổi.

Ví dụ:

Khi tựa gối, khi cúi đầu,

t                    b         b

Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Tiếng thứ hai thanh trắc, tiếng thứ tư thanh bằng, khác với cách phối thanh của câu lục bình thường.

Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.

Ví dụ:

Vì mây / cho núi / lên trời,

Vì chưng / gió thổi / hoa cười/ với trăng.

Hay:

Gió sao / gió mát / sau lưng

Dạ sao / dạ nhớ / người dưng / thế này?

(Ca dao)

Nhưng khi cần biểu đạt một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định nào đó, người ta có thể biến đổi nhịp thơ cho thích hợp. Ví dụ như lời Thúy Kiều nói với Hoạn Thư trong cảnh Kiều báo ân báo oán:

Dễ dàng / là thói / hồng nhan,

Càng / cay nghiệt lắm / càng / oan trái nhiều!

Rõ ràng là giọng đay nghiến, chì chiết khi Thúy Kiều nhắc tới máu ghen đáo để có một không hai của tiểu thư họ Hoạn.

Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến. Sau kiệt tác Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du đã tôn vinh thơ lục bát lên tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca, các bài thơ lục bát của Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa và một số nhà thơ khác vẫn kế tục và phát huy thế mạnh của thể thơ thuần túy dân tộc, để thơ lục bát mãi mãi là niềm tự hào – là sản phẩm tinh thần vô giá của non sông, đất nước.

7 tháng 8 2018

thánh kiu bạn nhiều

7 tháng 8 2018

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát)Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dề làm thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

   Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

   Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do vê thanh, nhưng các tiêng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

   Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

   Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

   Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B-T-B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

   Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là băng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chăng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

   Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thê biên nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

   Ví dụ:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xảo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

   Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

   Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

   Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám .Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đôi thanh trong hai tiêng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

   Ví dụ:

   Đau đớn thay phận đàn bà

                  Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

        Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

   Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/ người thương

Đi đâu /mà để /buồng hương/ lạnh lùng

   Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đòi chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống  kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

   Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mồi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mồi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

   Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vàn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

   Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này đê bày tỏ nôi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sông, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yêu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đông ruộng, đất được, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thê thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyên tải băng lục bát. Việc sáng tạo thê thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

   Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nên nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

7 tháng 8 2018

Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm… thơ lục bát đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn mĩ với Truyện Kiều của thiên tài Nguyễn Du. Trong thơ ca hiện đại, thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Duy, Trần Đăng Khoa… và nhiều nhà thơ khác, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong lòng người đọc.

Có thể nói rằng không người Việt Nam nào mà lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm nay. Từ thuở nằm nôi, nằm võng, theo lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, thơ lục bát đã ngấm vào tim óc, làm nên đời sống tâm hồn phong phú của mỗi con người.
Nghiên cứu về đặc điểm của các thể thơ nói chung và thơ lục bát nói riêng, chúng ta cần lưu ý đến các mặt như: số tiếng, số câu, cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp.

Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Số câu trong bài không hạn định, ít nhất là hai, nhiều có thể lên tới hàng ngàn, vài ngàn câu như các truyện thơ Nôm mà tiêu biểu nhất là Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trong ca dao, có những bài chỉ vẻn vẹn hai câu mà đủ sức thể hiện, khái quát một nội dung, một vấn đề nào đó của xã hội, hay một trạng thái tình cảm của con người. Bên cạnh đó là những truyện thơ lục bát trường thiên kể về bao biến cố trong suốt cuộc đời dài dằng dặc của nhân vật. Điều đó chứng tỏ độ dài ngắn của thơ lục bát là hoàn toàn phụ thuộc vào chủ định của người sáng tác.

28 tháng 8 2016
  • Sự biến đổi của mạch thơ 
    • Hai câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi: "Ngày xuân con én... ngoài sáu mươi". Hình ảnh "chim én đưa thoi" vừa gợi không gian, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh.
    • Hai câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: "Cỏ non xanh tận chân trời...một vài bông hoa". 
  • Nghệ thuật "Thi trung hữu họa" ở cặp thơ thứ hai:
    • Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân. Trên nền màu xanh non ấy điểm xuyết sắc trắng của hoa lê. Hai màu: xanh, trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn. 
    • Cách dùng từ "trắng điểm" (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác.
    • Liên hệ đến câu thơ cổ của Trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa".
  • Khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân. 
10 tháng 1 2019

Văn bản Bài toán dân số (Theo Thái An, Báo Giáo dục & Thời đại Chủ nhật) đề ra vấn đề cấp thiết của việc hạn chế sự gia tăng dân số nếu con người còn muốn "tồn tại". Từ một câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đưa người đọc tới việc suy nghĩ, tư duy, liên tưởng tới tình hình phát triển, gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới. Đặc biệt tình trạng gia tăng dân số quá mức xảy ra nhiều ở các nước chậm phát triển kéo theo sự thụt lùi về kinh tế và những vấn đề an sinh. Vì vậy cần có lời giải hợp lý cho: Bài toán dân số.

24 tháng 11 2018

Chọn: thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

  Mở bài: Giới thiệu về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt

  Thân bài:

  - Nguồn gốc:

    + Thơ thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

    + Thơ thất ngôn tứ tuyệt ra đời vào thời nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

  - Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

    + Mỗi bài thơ gồm 4 câu, 7 chữ (số dòng số chữ không được thêm bớt)

    + Luật thơ: có bài thơ gieo vần bằng, có bài gieo vần trắc nhưng chủ yếu là gieo vần bằng.

    + Cách đối: đối hai câu thơ đầu hoặc đối hai câu thơ cuối, hoặc không có đối.

    + Cách hiệp vần: chữ cuối của câu 1 bắt vần với chữ cuối của câu 2 và 4.

  - Bố cục thơ:

    + 4 câu tương ứng với 4 phần khai, thừa, chuyển, chuyển hợp

    + Nội dung 2 câu đầu tả cảnh, hai câu cuối tả tình

  - Nhận xét ưu điểm: Có sự kết hợp hài hòa cân đối nhạc điệu. Thích hợp để viết về chủ đề thiên nhiên, tình yêu đất nước.

    + Khuyết điểm: Niêm luật và thi pháp chặt chẽ, nghiêm ngặt, đa dạng nhưng không dễ làm, số câu chữ không được thêm bớt tùy tiện.

  Kết bài: Nêu giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đối với nền thơ ca nói chung.

Câu 1: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?A. Lục bátB. Thất ngôn bát cúC. Song thất lục bátD. Tám chữCâu 2: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào?A. Khi Tố Hữu mới giác ngộ cách mạngB. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa PhủC. Khi Tố Hữu vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạngD. D. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà tù Lao...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn bát cú

C. Song thất lục bát

D. Tám chữ

Câu 2: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Tố Hữu mới giác ngộ cách mạng

B. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ

C. Khi Tố Hữu vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạng

D. D. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà tù Lao Bảo ( Quảng Trị)

Câu 3: Nhận xét nào dưới đây đúng với nội dung sáu câu đầu của bài thơ “Khi con tu hú”?

A. Bức tranh thiên nhiên u ám

B. Một thế giới rực rỡ sắc màu, âm thanh rộn ràng, tràn trề nhựa sống

C. Một không gian ngột ngạt, khó chịu

D. Cảnh rừng núi hưu quạnh, âm u

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây đúng với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn câu cuối của bài thơ “Khi con tu hú”?

A. Buồn bực vì tiếng chim tu hú kêu

B. Nhớ mong da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

C. Muốn vượt ngục để trở về với gia đình

D. Ngột ngạt, uất ức, khao khát được tự do

Câu 5: Trong bài thơ “ Khi con tu hú”, hình ảnh nào được lặp lại hai lần?

A. Nắng đào

B. Lúa chiêm

C. Con tu hú

D. Diều sáo

Câu 6: Ở bài “ Tâm tư trong tù” ( Tố Hữu viết trong những ngày đầu bị giặc bắt giam) có đoạn:

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

Đoạn thơ trên gợi ta liên tưởng đến đoạn nào của bài “ Khi con tu hú”?

A. Đoạn 1

B. Đoạn 2

Câu 7: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Bác Hồ trong nhà lao của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc

B. Khi Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp

C. Khi Bác Hồ mới về nước, Người sống và hoạt động ở Cao Bằng

D. Khi Bác Hồ hoạt động ở Tân Trào

Câu 8: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn tứ tuyệt

D. Tự do

Câu 9: Giọng điệu chung của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là gì?

A. Hào hùng, bay bổng

B. Buồn thương, phiền muộn

C. Dằn vặt, uất ức

D. Đùa vui, dí dỏm, khỏe khắn, tự nhiên

Câu 10: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?

A. Bình tĩnh, chủ động trong mọi hoàn cảnh

B. Ung dung, lạc quan trước mọi gian lao, khó khăn của cuộc sống cách mạng

C. Tiết kiệm mọi thứ để phục vụ kháng chiến

D. Phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc sống thiếu thốn để làm cách mạng

1
8 tháng 3 2022

1a 2b 3b 4d 5c 6b 7c 8c 9d 10b

3 tháng 6 2019

Đáp án

Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu thể thơ lục bát: là sản phẩm riêng, sáng tạo của dân tộc ta.

b. Thân bài (9đ)

   - Nguồn gốc hình thành thể thơ lục bát: Chưa xác định được chính xác thời gian xuất hiện, ra đời của thể thơ này. Bùi Kỷ viết: “Phát nguyên bởi ca dao, phương ngôn, ngạn ngữ đời cổ”... Nhưng những câu lục bát có thời điểm sáng tác được ghi nhận xuất hiện sớm nhất, là bài hát Chúc Làng của Lê Ðức Mao (1462-1529). (Theo Thi Văn Việt Nam của Hoàng Xuân Hãn, 1951). Hoàng Xuân Hãn viết: “Bài thơ này Lê Ðức Mao làm khi còn ở Ðông Ngạc, nghĩa là trước năm 1504”

(Dẫn theo tiểu luận về Thể thơ lục bát của Viên Linh). (2đ)

   - Bố cục thể thơ lục bát:

      + Bao gồm từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát) và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn.

      + Thường bắt đầu bằng một câu 6 chữ và kết thúc bằng một câu 8 chữ. (3đ)

   - Đặc điểm của thể thơ lục bát (4đ):

      + Thường gieo nhịp điệu chẵn.

      + Gieo vần: Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát.

      + Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát. Tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ.

      + Ngôn ngữ kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ đời thường.

      + Ngoài thể lục bát truyền thống như trên, còn có lục bát biến thể (nới lỏng niêm luật, số chữ).

   - Các giai đoạn phát triển của thể thơ lục bát (0.5đ)

   - Giá trị của thể thơ: là sản phẩm riêng sáng tạo độc đáo, thuần túy của dân tộc, làm phong phú kho tàng thơ ca nước nhà. (0.5đ)

(Với các thể thơ khác, HS làm theo gợi ý về dàn ý tương tự)

c. Kết bài (0.5d)

   - Khẳng định lại giá trị của thể thơ với nền thơ ca dân tộc nói chung.