Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về,
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu”
Không biết tự bao giờ, những câu thơ trên đã lưu truyền trong dân gian và trở nên vô cùng gần gũi, tự hào đối với những người dân miền quê quan họ.Cách Hà Nội khoảng 30 km, xuôi quốc lộ 5, tới Phú Thị, rồi rẽ theo quốc lộ 182 đi chừng 12 km là về tời chùa Dâu, nay thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trở về nơi đây, ta không khỏi ngạc nhiên trước vùng đất mang đậm chất trữ tình, thơ mộng, trước không gian thanh tịnh của miền quê yên ả, hiền hòa, hiếu khách. Chùa Dâu cổ kính, rêu phong, ẩn mình giữa những tán lá, lùm cây tạo trong lòng người cảm giác tĩnh tại, thực mà như mơ với bao huyền thoại về một xứ sở của vùng Dâu, Kinh Bắc xưa.
Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân hay Cổ Châu, tọa lạc ngay trung tâm của khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu và phong phú bậc nhất của quê hương Kinh Bắc. Nơi đây là thủ phủ của quận Giao Chỉ (Giao Châu), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của nước ta, bao gồm thành cổ Luy Lâu, đền thờ và Lăng mộ Sỹ Nhiếp, hệ thống chùa tháp, đền đài, cung điện, lầu gác, bến bãi, gốm cổ, phố chợ sầm uất của đô thị Luy lâu,... là chứng tích một thời kỳ dài hàng chục thế kỷ trước và sau Công nguyên. 1. Lịch sử Chùa Dâu là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, từ Ấn Độ sang và từ phương Bắc xuống, chủ yếu bằng đường thủy theo dòng sông Dâu. Vào buổi đầu Công Nguyên, các tăng sỹ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu-đà-la đã tới đây truyền bá đạo Phật đầu tiên. Cuối thế kỷ VI, nhà sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này và lập nên một phái thiền ở Việt Nam. Chùa Dâu trở thành trung tâm của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi, nơi trụ trì của nhiều cao tăng Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc đến để nghiên cứu, biên soạn, phiên dịch kinh Phật, đào tạo tăng ni. Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, những tài liệu, cổ vật còn lại ở chùa Dâu, đặc biệt là bản khắc “Cổ Châu Pháp vân Phật bản hạnh”, có niên đại 1752 cùng kết quả nghiên cứu về lịch sử Phật Việt Nam của các nhà sử học và Phật học đã khẳng định “Chùa Dâu là tổ đình của Phật giáo Việt Nam”, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/4/1962. Năm 1913, chùa được xây dựng lại và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Đời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã sai Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành “chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp”. Trải qua bao thăng trầm và chiến tranh tàn phá nhưng chùa Dâu với tháp gạch cao sừng sững, với tòa ngang, dãy dọc nguy nga, cổ kính vẫn còn đó. Chùa Dâu gắn với huyền tích Phật mẫu Man Nương và tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), là biểu hiện sinh động sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật giáo khi mới du nhập. Tương truyền, nàng Man Nương, cô gái Kẻ Mèn (nay thuộc xã Hà mãn, Thuận Thành) dốc tâm học đạo Phật, một hôm nằm ngủ quên, sư Khâu –đà –la vô tình bước qua mà bỗng nhiên mang thai. Kết quả đến giờ Ngọ ngày 08 tháng 4 (âm lịch) thì sinh một nữ nhi. Nàng liền đem con đến trả cho sư Khâu-đà-la. Nhà sư mang đứa bé đén gốc cây dung thụ gõ cây đọc kệ. Cây dung thụ bỗng nứt toác ra ôm đúa bé vào lòng. Rồi Khâu-đà-la cho Man Nương cây tích trượng và dặn khi nào có đại hạn cứ cắm xuống đất và phát nguyện thì sẽ có nước để cứu dân. Thế rồi vào năm Giáp Tý, mưa bão đánh đổ cây dung thụ trôi theo dòng sông Dâu về đến thành Luy Lâu thì quẩn không trôi được nữa. Bao nhiêu chàng trai trong vùng được huy động đến kéo cây vào bờ nhưng cây không hề nhúc nhích. Vừa lúc đó, Man Nương vô tình ra sông rửa tay, bỗng dưng cây dập dình như con tìm thấy mẹ. Man Nương ném dải yếm ra thì cây dung thụ trôi ngay vào bờ. Cũng khi ấy Sỹ Nhiếp trong thành Luy Lâu được mộng phải tạc cây dung thụ thành tượng Tứ Pháp để thờ. Sỹ Nhiếp cho ngay thợ xẻ cây dung thụ tạc tượng Tứ Pháp. Khi tượng đã làm xong, làm lễ đặt tên cho pho thứ nhất thì bỗng thấy trời nổi mây ngũ sắc liền đặt tên là Pháp Vân, thờ ở chùa Dâu, dân gian gọi là bà Dâu. Khi đặt tên cho Pho thứ hai thì bỗng thấy trời nổi gió lớn liền đặt tên là Pháp Vũ, thờ ở Chùa Thành Đạo (tức chùa Đậu) dân gian gọi là bà Đậu. Đến khi đặt tên cho pho thứ ba thì bỗng thấy trời nổi sấm ầm ầm thì liền đăt tên là Pháp Lôi thờ ở chùa Phi Tướng (tức chùa Tướng) dân gian gọi là bà Tướng. Đến khi đặt cho pho thứ tư thì bỗng thấy trời nổi chớp, liền đặt tên là Pháp Điện thờ ở chùa Phương Quan (tức chùa Dàn) dân gian gọi là bà Dàn. Nhưng khi làm lễ rước Phật Tứ Pháp về các chùa, chỉ được ba pho, còn pho tượng Pháp Vân không hề chuyển động. Hỏi ra mới biết khi tạc tượng rìu đẽo phải hòn đá trong cây dung thụ đã quẳng xuống sông. Tức thì dân các làng chài quanh đấy được phái đi mò nhưng không hề thấy. khi Man Nương đi dò đến nơi thì bỗng nhiên hòn đá dưới nước nhảy lên vào lòng và phát sáng. Hòn đá đó đặt tên là Phật Thạch Quang được thờ ở chùa Dâu. Câu chuyện nàng Man Nương được giải thích là sự mầu nhiệm của “nhân thiên hợp khí”. Thực chất đó là cuộc hôn phối giữa đạo phật với tín ngưỡng bản địa, tiền thân của Tứ pháp (Mây, Mưa, Sấm, Chớp) thờ ở vùng Dâu, Luy Lâu rồi lan tỏa ra nhiều vùng khác. Ngày mồng 8 tháng 4 không chỉ là ngày sinh Phật Thích Ca (Ấn Độ) mà là ngày sinh của Phật Tứ Pháp (Việt Nam). 2. Kiến trúc Chùa Dâu ngày nay là kiến trúc tu sửa của thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Cũng giống như nhiều ngôi chùa cổ Việt Nam, chùa được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhất bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam Châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng Điện để tượng bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp vũ), hai bên tượng bà Dâu là tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ với khuôn mặt sống động trong tư thế của một điệu múa cổ xưa, phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính. Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị phá hủy, nên tượng bà Đậu (Pháp Vũ) được đưa về thờ ở chùa Dâu. Ngoài ra, trong chùa còn có rất nhiều pho tượng như: tượng tổ sư Tỳ- ni-đa-lưu- chi, 18 vị La Hán,… Chính giữa sân chùa trước bái đường, có ngôi tháp Hòa Phong, xây bằng gạch trần cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành, cao chín tầng, nay chỉ còn ba tầng, cao khoảng 17m. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ "Hòa Phong tháp". Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp có treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương - 4 vị thần trong truyền thuyết cai quản 4 phương trời- cao 1,6 m ở bốn góc.Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Truyền sử kể rằng: vào thời Luy Lâu còn là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của cả nước ta, có vị sư người Tây Thiên sang nước ta tu hành truyền bá đạo Phật. Ông dắt theo 2 con cừu. Một hôm sơ ý để 2 con đi lạc, 1 con lạc đến chùa Dâu, 1 con lạc đến Lăng Sĩ Nhiếp (thái thú Giao Chỉ thời đó), dân ở 2 vùng này đã tạc tượng 2 con cừu bằng đá ở nơi chúng đến để thờ. Do vậy hiện nay chùa Dâu có 1 con, Lăng Sĩ Nhiếp (cách đó 3 km) có 1 con. 3. Lễ hội chùa Dâu Ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch hàng năm, các chùa thờ Tứ Pháp tổ chức hội với trung tâm là chùa Dâu. Đây là lễ hội được coi là cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. Sử sách cho biết các vua chúa thường về đây dự lễ hội, lễ Phật, cầu đảo, thậm chí tượng Pháp Vân nhiều lần được rước về kinh đô Thăng Long để cầu đảo. Lễ hội được tổ chức với những nghi lễ trang nghiêm, trọng thể theo đúng phong tục truyền thống kỷ niệm ngày Phật mẫu Man Nương hạ sinh nữ nhi. Lễ hội có nhiều nghi thức sinh hoạt dân gian và nhiều trò diễn xướng phong phú, hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách thập phương, tín đồ, tăng, ni phật tử đến cúng lễ, dâng hương, dự hội. Hội Dâu có 12 làng (xưa là xã) thuộc tổng Dâu (tức tổng Khương Tự) cùng phối hợp tổ chức, 12 làng nay thuộc 3 xã Thanh Khương, Trí Quả, Hà Mãn. Hội diễn ra trong 02 ngày mồng tám và mồng chín tháng 4 âm lịch, ngày mồng tám là hội chính. Hoạt động chính của hội là các làng tổ chức rước các tượng Pháp Vân (bà Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) từ các chùa của làng mình về chùa Dâu “công đồng” (hội tụ các yếu tố Mây+ Sấm +Chớp= Mưa), đám rước gồm ngựa thờ, cờ lọng, cống bát quái,... Điều đặc sắc, ấn tượng nhất là khi tới chùa Dâu thì diễn ra trò “mẹ đuổi con”. Kiệu bà Dâu, bà Đậu, bà Tướng, bà Dàn, mỗi kiệu được rước chạy 03 vòng rồi trở về chỗ cũ. Sau đó diễn ra trò “cướp nước” được đón đợi nhiều nhất, khi có hiệu lệnh, kiệu bà Tướng (bà Sấm, bà Đậu (bà Mưa) đua nhau rước chạy ra tam quan. Kiệu rước bà nào đến trước thì bà đó được nước, là thắng. người dân quan niệm rằng, nếu là bà Đậu thì năm ấy được mùa, nếu là bà Tướng thì năm ấy ruộng đồng lắm sâu, nhiều đỉa, làm ăn trắc trở. Bên cạnh đó, dân xã còn tổ chức rước “Phật Thạch Quang” và “Phật Tứ Pháp” về chùa Mãn Xá (quê mẹ Man Nương để bái tổ), rước “tuần nhiễu”,… Ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp, một lễ hội Phật giáo lớn của vùng đồng và Trung du Bắc Bộ. Mỗi dịp lễ hội hàng năm với sự diễn lại sự tích của các vị Tứ Pháp, Man Nương, hội chùa Dâu đã biểu lộ sự sùng bái tín ngưỡng phồn thực cổ sơ của cư dân vùng lúa nước. Trải qua hàng ngàn năm, phần “lễ” của hội đã ít nhiều bị mai một, mặc dù vậy chúng ta vẫn nhận thấy chân nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống phản ánh đời sống tín ngưỡng đa dạng, sự sáng tạo phong phú của người xưa còn được lưu giữ đến ngày nay./.Bài thuyết minh giới thiệu về Hồ Gươm:
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
Tham khảo:
Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) là một di tích giá trị, phản ánh lịch sử quân sự, kiến trúc, xây dựng thời quân chủ phong kiến ở Lạng Sơn. Năm 1999, di tích được xếp hạng Di tích Quốc gia.
Thành cổ Lạng Sơn (Đoàn Thành) có thể được xây dựng khoảng từ cuối thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XIV. Thành xây bằng gạch và đá hình chữ nhật, có chu vi 270 trượng, cao 9 thước, có 4 cổng ở 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, xung quanh thành có tất cả 19 điếm canh. Thành cổ Lạng Sơn là di tích kiến trúc quân sự có vai trò quan trọng trong việc trấn giữ, phòng thủ nơi cửa ngõ biên cương của Tổ quốc. Cùng với những di tích khác trên địa bàn thành phố, Thành cổ thực sự là điểm di tích tiêu biểu giúp Nhân dân Lạng Sơn nói riêng và du khách gần xa nói chung hiểu thêm về lịch sử đất và người Xứ Lạng.
Thành được xây dựng đã trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn thời phong kiến. Xưa kia, Thành được xây dựng với chu vi khoảng một km, xung quanh bốn mặt đều rộng thoáng, bằng phẳng rất thuận tiện cho việc triển khai tấn công và ứng cứu khi cần thiết; bên trong có nhiều binh lính, xung quanh là chợ và phố xá đông đúc, hoạt động buôn bán giao lưu với các thương nhân Trung Quốc diễn ra khá tấp nập.
Tường thành được xây bằng gạch vồ, cao 4 m. Trên đỉnh tường thành gạch được xây chìa ra hai bên, mỗi bên 0,1 m tạo thành mái bảo vệ tường thành bền vững. Móng và chân thành được xây bằng đá vôi màu xanh, các phiến đá được gọt vuông thành sắc cạnh. Tường thành phía Nam vẫn còn giữ được dáng cổ, cây cối mọc trùm lên. Cổng phía Tây đã được xây bít lại. Hiện nay tường thành bao bọc một số cơ quan như Tỉnh ủy, Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh.
Trải qua thăng trầm của thời gian, biến thiên của lịch sử, dấu tích Thành cổ Lạng Sơn hiện nay còn hai đoạn thành, hai cổng Nam và Tây, cổng Tây đã bị xây bít lại, chỉ còn cổng phía Nam vẫn qua lại được có đường Nguyễn Thái Học chạy qua. Tuy không còn nguyên vẹn nhưng giá trị lịch sử của thành cổ vẫn còn mãi trong đời sống, tâm thức của các thế hệ người Xứ Lạng.
Một đoạn của thành cổ phía Đông. Thành cổ Lạng Sơn đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1999. Theo Ban quản lý di tích tỉnh Lạng Sơn, đây là di tích lịch sử có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm ở Lạng Sơn, là công trình kiến trúc quân sự kiên cố, quy mô của các vương triều phong kiến Việt Nam.
Đến tham quan di tích Thành cổ Lạng Sơn, du khách sẽ được khám phá những nét độc đáo của kiến trúc Thành cổ xưa, tham quan và hành lễ tại các ngôi đền linh thiêng nằm ở xung quanh Thành.
- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…
- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:
+ Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…
+ Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về,
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu”
Không biết tự bao giờ, những câu thơ trên đã lưu truyền trong dân gian và trở nên vô cùng gần gũi, tự hào đối vớinhững người dân miền quê quan họ. Trở về nơi đây, ta không khỏi ngạc nhiên trước vùng đất mang đậm chất trữ tình, thơ mộng, trước không gian thanh tịnh của miền quê yên ả, hiền hòa, hiếu khách. Chùa Dâu cổ kính, rêu phong, ẩn mình giữa những tán lá, lùm cây tạo trong lòng người cảm giác tĩnh tại, thực mà như mơ với bao huyền thoại về một xứ sở của vùng Dâu, Kinh Bắc xưa.
người việt nam ta luôn có quyền tự hào về một đất nước đầy hào hùng với những trang lịch sử vẻ vang, những con người chân chất hiền hào mến khách, những nét độc đáo, phong phú và đặc sắc trong phong tục tập quán. hưn nữa chúng ta còn có quền tự hào hơn với một đất nước được biết đến là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh. trong đó không thể không kể đến vịnh hạ long.
Tham khảo
Việt Nam gắn liền với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, từ những món quà, sản vật của tạo hóa đến những công trình kiến trúc vĩ đại mang nét đẹp tôn giáo và thời đại.
Trong đó không thể không kể đến hòn đảo lớn nhất Việt Nam- đảo Phú Quốc, tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Việt Nam và thế giới.
Đảo Phú Quốc là một hòn đảo nằm trong huyện xã Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong vịnh Thái Lan, ngoài ra huyện đảo Phú Quốc còn được UNNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Cấu tạo của đảo Phú Quốc chủ yếu từ những loại đá trầm tích tụ hàng ngàn năm mà thành, nơi đây từng là địa điểm mà người Hoa di cư sang trong đó có Mạc Cửu được chúa Nguyễn cho làm tổng binh cai trị đảo đất xưa vào thế kỷ 18, và chính thức thuộc chủ quyền nước ta vào năm 1855.
Không chỉ vậy, nơi đây còn được nhắc tới với nhiều giai thoại lịch sử, truyền thuyết như bà Kim Giao_ người hoàng tộc Chân Lạp, có công khai phá đất đai trồng trọt gắn liền với hình ảnh những con trâu, giếng tiên_gắn liền với giai thoại Nguyễn Ánh chạy trốn khỏi sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn, Khuyển vương_ sự tích của loài chó Phú Quốc ngày nay rằng chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ dương đến Phú Quốc từ thuyền cướp biển, ông Đạo Đụng_ người dân xưa Phú Quốc được cho là đã đắc tạo thành tiên,…
Thuộc khu vực lãnh thổ Việt Nam, đảo Phú Quốc cũng mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy đảo nằm gần xích đạo nên nơi đây phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Mặc dù nhiệt độ vào mùa khô của Phú Quốc kỷ lục tới 38 độ c nhưng thời tiết nơi đây luôn rất mát mẻ.
Không phải tự nhiên mà Phú Quốc trở thành một điểm đến nổi tiếng, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến thăm, nơi đây có nhiều những bãi biển trải dài, mang những vẻ đẹp riêng, thơ mộng, tĩnh lặng như Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Cát Lấp,…..
Trong đó Bãi Dài được thế giới mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp hoang sơ nhất, vì thế Bãi Dài luôn có số lượng lớn người tới thăm, chủ yếu là khách nước ngoài, tuy nổi tiếng là thế nhưng Bãi Dài rất ít được người Việt biết đến.
Ngoài ra Phú Quốc còn có hệ sinh thái động – thực vật phong phú thông qua công tác bảo tồn của vườn quốc gia Phú Quốc, khu bảo tồn biển Phú Quốc cùng vườn thú bán hoang Dã đầu tiên của Việt Nam, có danh lam nổi tiếng Suối Tranh nằm trong hang tạo nên một vẻ đẹp trầm lặng mà huyền ảo.
Không chỉ vậy, đảo Phú Quốc còn có những công trình kiến trúc văn hóa đặc trưng cho tôn giáo hoặc mang những vết tích của triều đại lịch sử hay như chùa Hộ Quốc_ ngôi chùa lớn nhất đảo được khởi công năm 2011, thờ Đức Ông; chùa Sư Muôn được dựng lên bởi Nguyễn Kim Môn vào đầu thế kỷ 20 dưới thời Pháp thuộc thờ Phật giáo; chùa Sùng Hưng chưa rõ người thành lập là ngôi chùa cổ nhất được xác định xây dựng vào thế kỷ XIX thờ Phật giáo,…
Kiến trúc của các chùa đều mang những nét cổ kính, thiêng liêng, mang đậm màu sắc tôn giáo. Với những tiềm năng phát triển như vậy, Phú Quốc thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiêu biểu với công trình Công viên giải trí Vinpearl land.
Không chỉ vậy, đất Phú Quốc còn nổi tiếng với loài chó Phú Quốc với những đặc điểm đặc trưng như ở phía lưng có bờm lông dựng đứng cùng vòng xoáy với bốn chân dài, thân hình chúng thon và chắc khỏe.
Về nét đẹp văn hóa của Phú Quốc thì nơi đây được coi là đất phát tích của Đạo Cao Đài – Đạo Trời thờ Thượng đế được coi là Đấng sáng lập Đạo Trời và vũ trụ trong Đạo này.
Có thể nói đảo Phú Quốc mang lại với Kiên Giang nói chung và Việt Nam nói riêng những giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa.
Về giá trị lịch sử, Phú Quốc xuất hiện vết tích con người sinh sống từ thế kỷ X, trải qua gần 11 thể kỷ với những thăng trầm của lịch sử nơi đây đã chứng kiến những sự đổi thay từ thời chúa Nguyễn đến khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, cùng với chiến tranh giữa người Khmer Đỏ với quân ta năm 1975 hay quân đội Tưởng Giới Thạch từng chạy trốn đến nơi đây.
Về giá trị văn hóa, đảo Phú Quốc lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa tôn giáo như đạo Cao Đài, Phật giáo,….
qua những công trình chùa chiền, đền miếu hay những tục lệ, lễ hội địa phương như lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ Dinh Bà Ông Lăng, lễ Nghing Ông,….
Ngoài ra đảo Phú Quốc còn mang lại nguồn lợi khổng lồ từ những lượt khách du lịch đến tham quan nơi đây cho địa phương cũng như nhà đầu tư, nổi tiếng với nhiều loại đặc sản như mắm Phú quốc, còi biên mai, tiêu Phú Quốc, cá khô Thiều, rượu Sim, nấm Tràm, rượu mỏ quạ, rượu Hải Mã, Hải Sản, Ngọc trai biển, Cá bớp, Điều Phú Quốc, Cá Trích cùng với đặc sản hồ tiêu Phú Quốc.
Nói chung, đảo Phú Quốc chiếm một vị thế quan trọng đối với Việt Nam về nhiều mặt; đem những nét đẹp văn hóa và thiên nhiên, đặc sản Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Chính vì thế, những giá trị ấy cần được bảo tồn và duy trì phát huy những giá trị ấy để truyền lại cho thế hệ nay và mai sau
Tham khảo nha em:
Hồ Bán Nguyệt chính là trái tim của Hưng Yên giống như hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội. Đây chính là danh thắng nổi tiếng bậc nhất của Hưng Yên.
Hồ Bán Nguyệt dáng cong hình trăng khuyết, là một khúc sông Hồng bỏ lại khi đổi dòng, dân gian ở đây đều ví hồ là mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi xuống trần. Hồ không thông với đâu, nhưng quanh năm nước đầy ắp trong vắt.
Hồ Bán Nguyệt là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã cho đắp con đường nhỏ từ cửa đền Mẫu sang điếm canh đê chia đôi hồ để bơi thuyền vui chơi trong những giờ nhàn rỗi. Cách mạng tháng Tám thành công, con đường này bị phá, trả lại vẻ đẹp nguyên sơ cho hồ. Năm 1905, Tổng đốc Lê Hoan đã tổ chức một cuộc thi vịnh Kiều ở ngay bên hồ Bán Nguyệt với sự tham gia của cả Nguyễn Khuyến và Chu Mạnh Trinh.
Ngày nay, vào những ngày lễ hội như: lễ hội đền Mẫu, đền Trần, lễ hội dân gian Phố Hiến... hay các hoạt động lớn của thành phố đều diễn ra ở hồ Bán Nguyệt, như: hát quan họ trên hồ, ca nhạc chào mừng tách tỉnh Hưng Yên, bắn pháo hoa dịp tết, tổ chức thi bơi, đua thuyền,…
Trong khung cảnh ồn ã, sầm uất của đô thị, hồ Bán Nguyệt như một nét thơ điểm xuyết làm cho không gian thoáng đãng, phong cảnh thêm hữu tình. Một bên là phố phường tấp nập, một bên là con đê sông Hồng chạy dài với bờ đê trải thảm cỏ xanh mướt. Cảnh hồ mây lồng bóng nước, mặt hồ phẳng lặng, nước hồ trong xanh tựa như một tấm gương lớn lung linh soi bóng những hàng cây ven hồ.
Chênh chếch như một vầng trăng khuyết, hồ Bán Nguyệt không những thơ mộng mà còn nằm ở một vùng đất linh thiêng với nhiều đền, chùa, đình, miếu. Soi bóng xuống mặt nước hồ là đền Mẫu, từ lâu đã là điểm đến tâm linh của người dân đất Việt. Cạnh đó là đền Trần thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị đức thánh cha của dân tộc.
Về với Phố Hiến - Hưng Yên, là tìm về những giá trị tâm linh cao đẹp, chiêm ngưỡng nét trầm mắc của những ngôi đền, ngôi chùa cổ kính rêu phong. Và hồ Bán Nguyệt là nơi du khách tản bộ, hòa mình với thiên nhiên cây cỏ, cảm nhận không gian yên tĩnh, thanh bình của một vùng đất xưa kia đã từng nổi tiếng với câu ca: “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”.