K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tả cây cổ thụ(cây tràm)

Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.

Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...

Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên

Trường em có trồng nhiều loại cây cho bóng mát, nhưng em thích nhất là cây tràm ở gần cổng trường.

Nhìn từ xa, cây tràm giống như một cây dù khổng lồ. Cây phát triển nhanh, vượt cao khỏi cổng trường. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất trông giống như mọt đàn rắn đang bò. Thân tràm to đến hai vòng tay em ôm lại, vỏ sần sùi đen sậm. Vượt cao khỏi mặt đất độ hai thước, thân tràm chẻ thành nhánh. Mỗi nhánh đều có nhiều cành con chĩa ra bốn phía, mang đầy những chiếc lá vàng lại lìa cành. Chúng dạo chơi trên mặt đất. Một vài chiếc lá bay đến cái ao cạnh trường, thả thuyền trôi trên mặt nước. Xen lẫn giữa đám lá xanh um, ẩn hiện những cánh hoa vàng lấp lánh ánh nắng như những chùm kim tuyến. Đôi lúc, những cành hoa nhỏ xinh xắn ấy rơi xuống, bay nhè nhẹ trong không gian, tạo nên một khung cảnh thật nên thơ. Quả tràm màu xanh, xoắn tròn như trái keo non. Về già, quả đổi sang màu đen sậm. Nếu lấy quả chả trong nước, sẽ nỗi lên những bọt trắng xóa như xà phòng...

Giờ chơi, chúng em đến quây quần bên gốc tràm vui đùa, trò chuyện. Thỉnh thoảng, vài chiếc hoa vàng rơi lác đác trên mái tóc như làm duyên cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.

Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.

cho chúng em. Có bạn nghịch ngợm hơn lại đến ôm gốc cây xoay một vòng, trông có vẻ thích thú lắm. Vào buổi bình minh, ông Mặt Trời nhô lên chiếu những tia nắng hồng xuyên qua kẽ lá làm óng ánh những giọt sương mai. Từng đàn chim kéo nhau về nhảy nhót, hót líu lo. Vài con bướm đậu trên những cánh hoa ngào ngạt hương thơm. Đêm về, từng cơn gió thổi làm lay động những chiếc lá, tạo nên một âm thanh êm dịu.

Em thích cây tràm lắm, vì tràm chẳng những cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tăng thêm vẻ đẹp của trường em. Những trưa hè êm ả, được ngắm hoa tràm rơi thật thích thú biết bao nhiêu.

Bạn kai  là lựa chọn của bn^_^

16 tháng 3 2018

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

24 tháng 3 2022

refer

Bốn phía ở làng quê em đều trồng nhiều cây gạo. Cây gạo như thật quen thuộc với tất cả người dân làng em và đặc biệt với lũ trẻ chúng em thường thường hay tụ tập để có thể chơi đùa dưới tán lá râm mát của cây.

Tháng ba, gạo ra hoa. Nụ gạo to bằng cái chén uống rượu của các cụ, màu đỏ nâu, đỏ sẫm. Nụ hoa có cái cuống to bằng chiếc đũa, dài độ đốt ngón tay. Hoa gạo nở xoè to hơn cái chén tống, có nhiều cánh, màu đỏ hồng, đỏ tươi. Tháng tư, trong nắng hè chói chang, cây gạo làng em nở hoa như thắp muôn nghìn ngọn lửa cháy rừng rực giữa trời xanh. Sớm sớm, chiều chiều, có hàng trăm con chim kéo đến: chim cu gáy, chim sáo sậu, sáo đen, chim sâu, chim vành khuyên, chim quạ.. Chúng hát, chúng chuyện trò râm ran, chúng bay lượn. Tưởng như bầy chim trời kéo về dự hội hoa gạo.

Gạo nở hoa rồi kết thành trái. Cuối tháng sáu, đầu tháng bảy, trái gạo chín nở xoè ra nhiều múi. Bông gạo trắng tinh mang theo hạt gạo, được gió đưa đi khắp mọi chân trời. Bông gạo bay lơ lửng như những chiếc khăn voan tuyệt đẹp.

Cây gạo là một trong những vẻ đẹp của quê em. Năm nay, gạo nở hoa đỏ rực, báo tin một vụ chiêm bội thu.

24 tháng 3 2022

Tham khảo
Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

28 tháng 2 2018

Bài làm

Trước cổng trường em có một cây cổ thụ rất to, tán cây xòe ra che mát một gốc trời. Đó là cây phượng vĩ.

Gốc phượng không biết đã có tự bao giờ. Em chỉ biết, ngày đầu tiên theo chân mẹ đến trường là em đã thấy nó đứng sừng sững ngay trước cổng với dáng uy nghi, trông giống như một bác bảo vệ chăm chỉ, lúc nào cũng tập trung canh gác cổng trường một cách khẩn trương. Gốc phượng sần sùi, ước chừng cả hai bạn học sinh ôm mới giáp. Từ mặt đất đổ lên ngọn khoảng hai mét, thân cây phân ra thành nhiều cành, nhánh. Lá phượng hao hao giống lá me nhưng to hơn một chút có một màu xanh lặc lìa, trông mát mắt, chen chút với nhau tạo thành một tán lá rộng lớn giống như một cây dù thiên nhiên khổng lồ, che mát cả một góc sân, trước cổng trường. Dưới gốc phượng này, không biết đã qua bao nhiêu ngày, bao nhiêu lần chúng em đứng chờ mẹ đónvà nô đùa với nhau mà không sợ bị nắng...Nhưng lúc em thích nhất, cũng là lúc em buồn nhất là khi tiếng ve ngân nga rãi rác khắp sân trường. Em có cảm giác, cây phượng từ từ trở mình cho ra những chùm hoa đỏ thắm lác đác trên cây. Lúc này cũng là lúc chúng em miệt mài học tập để chuẩn bị cho kì thì cuối học kì. Vừa thi xong thì tiếng ve cũng rộ lên giòn giã liên hồi, thật kỳ diệu cây dù thiên nhiên ấy như được khoác trên mình một màu đỏ rực rỡ của những chùm phượng vĩ. Lúc đó cũng là lúc chúng em tạm chia tay gốc phượng, mái trường để nghỉ hè.

Ôi! Tuyệt làm sao gốc cổ thụ trước cổng trường. Mai này lớn lên buộc phải rời xa. Chắc chắn, gốc phượng, sân trường sẽ là một kỉ niệm khó phai trong đời học sinh của chúng em. Em ước mong sao, năm hay mười năm nữa có dịp được trở lại trường, gốc phượng ấy vẫn luôn xanh tươi và phát triển tốt hơn bây giờ, để chúng em có một chút ít kỉ niệm ôn lại thời thơ ấu.

28 tháng 2 2018

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

21 tháng 4 2021

Tả cây đa:

Quê hương mỗi người đều có những vẻ đẹp riêng, những cảnh vật riêng. Quê hương tôi gắn liền với mái nước, sân đình,..đặc biệt là cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa ấy giống như là linh hồn của cả ngôi làng của tôi vậy.

Cây đa cổ thụ làng tôi được trồng từ rất lâu rồi, độ khoảng gần trăm năm tuổi, từ khi tôi sinh ra, cây đa đã to sừng sững như một người khổng lồ. Gốc cây rộng, chiếm hẳn một khoảng đất to, Những rễ cây sần sùi, to mập nổi lên cuồn cuộn trên mặt đất như những con trăn khổng lồ. Thân cây đã to, màu nâu sẫm xung quanh còn có những thân cây phụ cũng to không kém nối liền với cành cây khiến cây càng thêm vững chắc, tựa như dù có bão táp mưa sa, không gì có thể đánh đổ được cây đa ấy. Từ thân cây, mọc ra những cành cây to lực lưỡng như những bắp tay của người lực sĩ, tỏa ra xa tứ phía, tạo thành tán cây rộng.

Lá đa to,xanh mát, mọc um tùm trên những cành cây, từng khóm từng khóm kết lại tạo thành chiếc ô xanh khổng lồ che nắng, che mưa cho người dân trong làng. Chim chóc rủ nhau làm tổ, hót vang ríu rít trên cây. Vào những ngày hè, ông mặt trời lên cao, những tia nắng vàng rực rỡ lại len lỏi qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất như những đốm sáng nhỏ li ti. Từ trên cây, mọc ra những chùm tua rua dài, dày chạm hẳn đến mặt đất, khiến tôi liên tưởng đến vị già làng với bộ râu dài um tùm ngày ngày trông giữ bình yên cho ngôi làng.

Ngày ngày, dưới gốc đa là nơi nghỉ chân của những bác nông dân đi cày đồng, uống bát nước cho vơi bớt mệt mỏi, nơi của những đứa trẻ con chúng tôi nô đùa, trèo lên những cành cây bóng mát, hét hò ầm ĩ vào mỗi buổi chiều êm đềm, hay cũng là nơi mà mỗi tối, dân làng rủ nhau ngồi tán gẫu, trò chuyện vui vẻ ngắm ánh trăng sáng trên bầu trời. Ông tôi từng nói rằng, cây đa này đã có gần trăm năm nên nó thiêng liêng vô cùng, nó như linh hồn của cả làng ta vậy, không ai dám phá bỏ, làm tổn hại gì đến cây đa cả vậy nên ông cháu ta cần bảo vệ và giữ gìn cây đa ấy, nó là bản sắc của làng ta. Lời ông nói vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi, quả thật cây đa cổ thụ ấy không chỉ lâu đời mà còn mang một vẻ đẹp cổ kính, gắn bó suốt bao đời nay với làng quê tôi. Ngồi dưới gốc đa, tôi cảm thấy lòng mình yên bình đến lạ, có lẽ nó là nơi đã quá đỗi thân thương, nó luôn dang vòng tay che chở cho mỗi người con của ngôi làng này vậy.

Đã bao nhiêu năm trôi qua, cây đa cổ thụ vẫn đứng đó. Dù bây giờ không còn ở quê thường xuyên nữa nhưng mỗi lần có dịp về quê chơi, tôi lại ra gốc đa ngồi để ngắm nhìn cảnh quê hương tươi đẹp gắn bó suốt một thời tuổi thơ của tôi. Dù đi đâu xa, có lẽ cây đã vẫn sẽ mãi tồn tại trong tâm trí tôi như một niềm tự hào về làng quê của mình.

tả cây cổ thụ:

Sừng sừng sân đình làng là một cây đa cổ thụ lớn. Không biết cây đa đã ở đây từ bao giờ nhưng nó đã trở thành một phần không thể thiếu ở nơi đây.

Thân cây to và có nhưng tán dài vươn rộng, phủ rợp cả sân đình. Không biết cây đã qua bao mùa lá rụng nhưng từ khi em ra đời cây đã to lớn vô cùng. Nhìn từ xa, cây như một mái nhà xanh bao phủ hết những khoảng trống bê dưới. Thân cây to lớp vỏ nâu sần sùi, hai người vòng ay ôm không xuể. Cành cây đâm ra từ phía, có những cành đâm thẳng lên trời, vì vậy mà cây có tán lá rộng vô cùng. Lá đa to bằng lòng bàn tay, có màu xanh sẫm. Trên tán cây, tiếng chim ríu rít bởi có rất nhiều loài chim về đây làm tổ. Rễ đa dài và nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những con rắn hổ mang khổng lồ. Trên cành đa phủ xuống những nhánh rễ dài, nhìn như chiếc rèm thưa xung quanh gốc đa già cổ kính. Nhìn cây đa, em cứ ngỡ là một vị thần đang ngày đêm bảo vệ cho quê hương em, luôn mang đến cuộc sống yên bình và tràn ngập tiếng cười.

 Cây đa to lớn và tạo thành bóng mát dài, hàng ngày, những bác nông dân sẽ chọn vị trí dưới gốc đa để nghỉ ngơi giữa buổi vụ mùa. Bóng đa tỏa mát cả sân đình, làm dịu đi cái oi nồng ngày hạ, bởi vậy nơi đây cũng là chốn vui đùa của trẻ thơ. Những ngày hè oi ả tưởng chừng không ai muốn đặt chân ra ngoài thì nơi đây lại vô cùng dông vui, náo nhiệt. Nơi gốc đa làng ấy cũng tổ chức biết bao sự kiện, lễ hội của làng xóm, là nhân chứng lịch sử của mảnh đất quê từ bao đời. Gốc đa ấy tự bao giờ đã trở thành hình ảnh quen thuộc và gần gũi đến thế, là buổi tượng cho làng quê, cho nông thôn Việt Nam.

Gốc đa làng cổ kính là một hình ảnh em sẽ mãi không bao giờ quên. Dù mai sau có đi xa thì em sẽ mãi không quên bóng mát của bác tre già, sẽ mãi không quên những ngày thơ ấu nô đùa dưới gốc cây và cũng mãi không quên được những kỉ niệm gắn bó với quê hương, với cây tre bến nước, với bạn bè gia đình nơi quê hương.

lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:1. Tả một loài hoa mà em thích2. Tả một loại trái cây mà em thích 3. Tả một dàn dây leo4. Tả một cây non mới trồng5. Tả một cây cổ thụChú ý: Viết đủ theo hàng bên...
Đọc tiếp

lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:

1. Tả một loài hoa mà em thích

2. Tả một loại trái cây mà em thích 

3. Tả một dàn dây leo

4. Tả một cây non mới trồng

5. Tả một cây cổ thụ

Chú ý: Viết đủ theo hàng bên dưới.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

0
21 tháng 3 2019

Nhắc đến mùa hè, không thể không nhắc đến phượng vĩ, tiếng ve và một loại quả rất ngon đó chính là quả dưa hấu.

Mùa hè là mùa nở rộ của những trái dưa hấu, chúng đua nhau phát triển để trở thành những quả dưa căng mọng nước. Cây dưa hấu thuộc họ nhà bầu bí nhưng chúng không cần leo giàn mà chỉ bò san sát mặt đất. Chính vì vậy mà việc hái dưa hấu đối với một bạn nhỏ như em là tương đối dễ dàng. Vỏ của quả dưa hấu thường có màu xanh nhạt hoặc xanh đen. Có những quả dưa hấu hình tròn, có thêm những đường sọc chạy dọc thân khiến chúng trông như quả địa cầu. Ngoài hình tròn, quả dưa hấu còn có hình oval, hình bầu dục thuôn dài. Nếu bên ngoài quả dưa hấu được đặc trưng bởi màu xanh thì bên trong lại là một màu đỏ tươi rực rỡ. Những trái dưa bình thường sẽ có thêm những hạt dưa màu đen với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Trái dưa non sẽ có thêm những hạt dưa non màu trắng. Ngày nay nhờ kĩ thuật lai tạo mà người ta đã cho ra được những giống dưa không hạt. So với loại dưa hấu có hạt thì độ ngon ngọt của chúng cũng không kém cạnh đâu nhé. Mùa hè mà được ăn dưa hấu thì thích nhất. Những miếng dưa sau khi bổ ra có hình tam giác. Cắn một miếng thôi đã thấy ngọt lịm ở đầu lưỡi rồi. Vỏ dưa cứng bao nhiêu thì bên trong thịt dưa lại mềm và xốp bấy nhiêu.

Ngoài việc ăn dưa trực tiếp, em cũng thích được mẹ làm sinh tố dưa cho uống. Bỏ thêm một chút đường, một chút đá vậy là có một ly sinh tố mát rượi để uống vào ngày hè rồi.

Mẹ nói ăn dưa rất bổ và đây là loại quả giúp thanh nhiệt cho những ngày hè nóng bức. Vì vậy mà em rất yêu quý loại quả này.

~Hok tốt~

 Trước sân nhà, ba em trồng rất nhiều loại hoa. Trong số đó em thích nhất là mấy khóm hoa hồng đang đua nhau khoe sắc.

        Hoa hồng này thuộc giống hồng nhung có vẻ đẹp lộng lẫy. Hoa to bằng chén uống trà của ông em. Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng, mềm mại và mịn màng xếp gối vào nhau. Càng vào lớp trong, cánh hoa càng nhỏ và quấn chặt để lộ những chùm nhị vàng li ti lấp ló bên trong. Hương thơm ngào ngạt, quyến rũ bướm ong. Hoa uống sương đêm, tắm ánh nắng ban mai nên trông chúng tươi mơn mởn, đầy kiêu hãnh và tự tin. Nắng càng lên, sắc hoa càng lộng lẫy và hương thơm càng ngào ngạt. Mấy chú ong mê mải rúc đầu vào hút mật hoa. Trên cao, cánh bướm dập dờn đùa với những bông hoa tươi xinh như những gương mặt ngời sáng niềm vui. Cứ hoa hồng này tàn lại có hoa khác thay thế. Vì vậy, lúc nào, khóm hoa cũng tràn đầy sức sống. Đứng ngắm nhìn những đoá hoa hồng rung rinh trước gió, lòng em tràn ngập niềm vui.

        Hoa hồng rất đẹp lại tỏa mùi thơm khắp sân vườn. Càng ngắm em càng yêu chúng hơn.

4 tháng 2 2017

Đề 1:

   Hoa phượng - loài hoa gắn bó với tuổi học trò. Và có lẽ đây là loài hoa em thích nhất. Bởi thế, cây phượng vĩ trước sân trường đã chan chứa biết bao kỉ niệm trong kí ức của em.

   Thân cây to bằng hai vòng tay em. Thời gian đã khoác lên cây chiếc áo nâu sần sùi bạc phếch. Tuy giản dị đến thế nhưng phượng không kém phần duyên dáng.

  Mùa xuân, phượng ra lá. Lá phượng non mềm mại, hao hao giống lá me. Lá ban đầu xếp lại như lá mắc cỡ, nhưng một ngày kia, được nắng xuân vỗ về, sưởi ấm, lá phượng mạnh dạn xoè ra rồi ánh lên một màu xanh nhũn nhặn, mượt mà. Theo dòng thời gian, lá mỗi ngày một sẫm hơn, dày hơn và lớn hơn. Lúc ấy, lác đác trên cao những nụ hoa be bé. Cuối xuân, nụ nở dần, những cánh hoa đỏ trông như đàn bướm rập rờn, rập rờn trong vòm lá tươi xanh. Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, tươi tắn như màu cờ. Cuối xuân, số hoa tăng màu đỏ của hoa cũng đậm dần.

   Mùa hạ đến trên những đầu cành, những chùm hoa rực lên như chứa lửa. Từng chùm hoa ấy trông như những ông mặt trời bé nhỏ tinh nghịch trên cây. Nhìn những chùm hoa ấy em lại nhớ đến câu chuyện kể của bà:

   Ngày xưa, khi mặt đất còn hoang vắng. Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để mang hơi ấm cho muôn loài. Nhưng các hoàng tử con ngài đã bị kẻ ác hãm hại, Ngọc Hoàng phải chọn cây phượng để treo mặt trời.

   Ôi! Phượng có một quá khứ hào hùng và đáng yêu đến vậy? Và đáng trân trọng hơn khi phượng luôn làm đẹp cho đời, làm đẹp cho quang cảnh của ngôi trường, bầu bạn thân thiết với chúng em.

 

   Khi Hạ qua đi, hoa vãn dần rồi không còn nữa. Lá phượng cũng ngả sang màu úa. Rồi phượng rụng lá, những chiếc lá vàng bay bay theo làn gió mùa thu. Sang đông, phượng rạt rào thay lá, từng đợt lá đổ lả tả xuống sân trường chỉ còn lại những cành khẳng khiu, nhìn cây trông rõ hẳn cái chiều quằn, chiều lượn mà thiên nhiên đã ban tặng cho nó. Dáng cây trầm tư nhìn vẻ héo tàn của mùa đông rét buốt. Lúc này, cây như không còn sức sống vì trơ cành trụi lá nhưng có ngờ đâu phía bên trong những thân cành ấy là những lộc non đang giấu mình, chờ ngày vươn lên để hẹn mùa đơm bông cho năm tới.

   Nhìn cây phượng em bỗng yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bè bạn. Dù mai đây được học trường mới, có thầy cô giáo mới nhưng em vẫn nhớ mãi ngôi trường này. Nơi ấy có bè bạn thân thương, có thầy cô dìu dắt, dạy bảo và có cây phượng thân quen đang đứng đợi mỗi ngày.

3 tháng 2 2021

bài làm :      

Trong những cây hoa được trang trí trong ngày tết em thích nhất đó là hình ảnh cây hoa mai, cây hoa mai được trang trí và trồng chủ yếu ở vùng Nam Bộ.

Hoa mai là loại cây được trồng chủ yếu trong miền Nam, đây là cây hoa được dùng để trang trí trong ngày lễ tết trong đó, nó có màu vàng, mỗi cánh hoa rất mảnh nhụy của nó cũng có màu vàng, mỗi cành đều có rất nhiều nhụy và hình ảnh của hoa nhẹ nhàng và mang một vẻ đẹp dịu dàng không chói lóa, hình ảnh của hoa mai đã thấm sâu trong tim những người dân miền nam và ngày nay nó rộng rãi hơn, không chỉ ở miền nam mà miền bắc cũng thấy xuất hiện và được dùng để trang trí trong nhà.

Hoa mai có màu vàng, thân có màu nâu, nó được dùng chủ yếu trong ngày tết nguyên đán, những hình ảnh của hoa mai mang một nét đẹp riêng biệt, những hình ảnh sắc nét của hoa mai đã tạo nên cho nó một vẻ đẹp riêng biệt, lá của cây mai sắc nhọn và có màu xanh, những chùm hoa mai vào ngày tết tạo nên một sức sống mới, nó nở rộ lên trong vườn và mang một vẻ đẹp bình dị nhẹ nhàng. Hình ảnh hoa mai làm cho mỗi chúng ta thấy đậm đà trong hương vị ngày tết, thân của cây mai to và có nhiều cành, nó có thể được đánh để trồng thành chậu và trang trí trước nhà.

Hình ảnh hoa mai đã làm cho chúng ta cảm thấy ấm cũng trong hương vị ngày tết, ngày tết là ngày của cả gia đình đoàn tụ chính vì vậy có hương vị và sắc hương của hoa mai làm cho nó thêm đậm đà và có vẻ hấp dẫn mạnh mẽ hơn, những hình ảnh đó cũng làm cho cây mai nhẹ nhàng và thanh thoát, hình ảnh của hoa mai mang vẻ đẹp chất phác mộc mạc và cô cùng bình dị, những hình ảnh đó tạo nên những nét riêng biệt và vô cùng ý nghĩa, nó mang đặc trưng riêng và sâu sắc, trong vườn mai có rất nhiều những con chím cánh bướm bay lượn trong trong đó, hình ảnh của nó làm cho chúng ta thấy được vẻ đẹp dịu dàng và những nét chất phác trong nó, hình ảnh của nó đã in đậm trong tâm trí của mỗi con người, hình ảnh mang những đặc trưng riêng biệt.

Em rất thích hình ảnh cành hoa mai bởi nó mang một nét đẹp dịu dàng và chất phác, của vẻ đẹp quê hương, đậm đà bản sắc dân tộc.                                                                                                                                                                                                                                 chúc bạn học tốt

á à ko dùng văn mẫu nhưng lại lấy bài văn của người khác để biến bài của người khác thành bài của mình trứ j bt r ko ngu

11 tháng 2 2019

Quê hương! Hai tiếng gọi đó mới thân quen làm sao! Quê hương đối với mỗi người có thể là hình ảnh cây đa, bến nước, con đò,…Nhưng đối với em, quê hương là hình ảnh cây gạo ở đầu làng.

Mỗi mùa xuân về, cây gạo lại trút bỏ chiếc áo màu nâu xám của mình để thay vào đó là chiếc áo màu xanh non mơn mởn tràn trề sức sống. Mới ngày nào, trên thân cây chỉ trơ trụi toàn những cành mà giờ đây đã được phủ một màu xanh đẹp mắt. Cây gạo mùa xuân thu hút họ hàng nhà chim về đây mở hội. Biết bao nhiêu là chim từ chim sáo, chim cu gáy,..đến rộn vang cả một góc trời. Nhưng có lẽ cây gạo đẹp nhất vào thời điểm tháng 2, tháng ba là lúc hoa gạo nở. Những bông hoa gạo như những đốm lửa nhỏ bập bùng trên các tán lá màu xanh ngọc mới đẹp làm sao! Từ xa nhìn lại cây gạo cứ như một ngọn đuốc khổng lồ đang rực cháy, mỗi khi cơn gió nhẹ thổi qua, một vài bông hoa gạo lìa cành, chao đảo như khiêu vũ trên không trung rồi đáp xuống mặt đất. vforum.vn

Hè về, tán lá gạo lại càng tỏa bóng mát che kín cả một khoảng trời, lũ trẻ con trong xóm em thích nhất là được ngồi dưới gốc cây này mà trò chuyện, mà hóng mát. Làn gió mát thổi qua làm những tán cây rung rinh trông mới vui mắt làm sao. Trong tiếng ve của mùa hè, em cảm thấy nằm dưới gốc cây sao mà mát mẻ và yên bình đến thế.

Hè qua đi, thu đến. Ánh nắng ngọt ngào của mùa thu in bóng trên cây cổ thụ, làm cho em có cảm giác thật yên bình. Vào những buổi sáng khi mà mặt trời còn chưa ló dạng, một màn sương mỏng bao xung quanh cây gạo tạo nên vẻ đẹp mờ ảo cho cây gạo. Những buổi chiều mùa thu, em rất thích ngồi dưới gốc cây để ngắm nhìn bầu trời cao rộng và nghĩ đến những ước mơ của mình hoặc chỉ đơn giản là lơ đãng ngước lên đếm những bông hoa gạo như những chú bướm lửa trên thân cây.

Rồi mùa đông lạnh giá cũng tràn về sau khi mùa thu qua đi. Cây gạo bây giờ chỉ còn trơ trụi những cành khẳng khiu chống chọi với cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông giá rét. Cây vẫn đứng đó như muốn thách thức với trời đất, ẩn sâu trong những cành trơ trụi kia là những dòng nhựa sống đang cuồn cuộn chảy, chỉ chờ mùa xuân ấm áp về là lại bật ra những chồi non tràn trề sức sống.

Em rất yêu cây gạo này. Nó không chỉ là người bạn thân thiết của em mà còn là hình ảnh tượng trưng của quê hương yêu dấu

11 tháng 2 2019

Đầu làng em có một cây cổ thụ rất lớn, không biết có tự thuở nào! Chỉ biết theo lời kể của bà nội em thì cái cây đã có từ khi bà chuyển tới đây sống cùng bố mẹ. Hồi em còn rất nhỏ thường hay nhầm lẫn đây là cây si, bây giờ khi đã lớn hơn một chút em đã biết đây là cây đa.

Mỗi lần chúng em từ trường đi bộ về nhà đều ghé qua gốc cây vui đùa rồi mới về. Thân cây to lớn năm đứa trẻ ôm cũng chưa đủ, vỏ cây sần sùi, tán cây rất rộng. Cây đa chính không chỉ là điểm hẹn tụ tập của những đứa trẻ trong làng, mà còn là nơi người dân nghỉ ngơi hóng mát kể những câu chuyện cho nhau nghe sau ngày dài mệt mỏi. Dù thời tiết có khắc nghiệt đến thế nào thì cây đa vẫn đó sừng sững như một người anh hùng bảo vệ ngôi làng. Không chỉ có vậy cây đa còn là nơi chim chóc hay làm tổ, là nhà của những loài động vật nhỏ bé. Chúng em thường hay làm sẵn những chiếc tổ rất ngộ ngĩnh rồi để lên những cành đa, rồi ngày ngày theo dõi xem tổ của đứa nào sẽ được chim tìm tới đầu tiên. Có rất nhiều các trò chơi như vặt những chiếc lá đa rồi tạo thành những con trâu cho ngó nghẹ nhau, hay nhặt những chiếc là vàng đã rụng xâu thành một chiếc vòng lớn đội lên đầu,.. có rất nhiều kỉ niệm của tuổi thơ em gắn liền với cây cổ thụ này.

Cây đa đã chứng kiến em lớn lên từng ngày, cùng người dân trong làng trải qua rất nhiều các sự kiện lớn nhỏ. Những tán cây ngày càng vươn rộng theo thời gian, như một vị thần bảo vệ ngôi làng bé nhỏ của em.

3 tháng 3 2018

Giữa sân trường tôi, đứng sừng sững một cây phượng đang nở rộ những đoá hoa đỏ thắm. Tôi không biết nó được trồng từ bao giờ, chỉ biết rằng, khi tôi mới đặt chân vào trường đã thấy nó đứng đấy như một chàng hiệp sĩ hiên ngang, che chắn nắng mưa cho tụi nhỏ trường tôi.

Cây phượng đã già lắm rồi. Thân cây đã chuyển sang gam màu xám có nhiều đốm trắng bạc vì cao tuổi. Nó giương những cánh tay che chở cho chúng tôi khỏi những tia nắng gay gắt cùa mùa hè đổ lửa. Dưới gốc cây, nổi lên những cái rễ lớn, ngoằn ngoèo, uốn lượn như những con rắn đang trườn vào bóng râm hóng mát. Phía trên là tán lá như một cái lọng khổng lồ. Tôi không biết ai đã đan những cành cây lại với nhau mà thành cái lọng khéo đến như vậy. Những chú ve thường ẩn mình trong vòm lá phượng và cất tiếng kêu ra rả suốt ngày.

Giữa khoảng trời mênh mông, những đoá hoa phượng đỏ rực nổi bật lên, rực thắm và dễ thương. Vào giờ ra chơi, những cánh hoa phượng được các bạn gái tách ra thành những chú bướm xinh xinh. Sau nhừng ưận mưa rào, hoa phượng rơi rải rác khắp sân trường tựa như cả mặt sân được trải lên một tấm thảm màu đỏ tươi, ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Cây phượng thay lá quanh năm. Mùa đông, cây rụng hết lá, phô ra những cành trơ trụi, khẳng khiu. Nhưng sang xuân, chồi non lại nhú ra, phủ một màu xanh tươi mát cho cây. Mỗi lần như thế dường như tuổi thanh xuân lại trở về với cây phượng già, xoá đi sự già nua đã in hằn lên thân hình của nó. Sau đó không lâu, ở khắp sân trường hình ảnh của mùa hè lại được vẽ lên bằng những chùm hoa đỏ thắm. Cây phượng đem lại niềm vui sướng, háo hức cho tuổi học trò.

Mùa hè lại đến và những cánh phượng như những cánh bướm vẫn nằm trong những trang lưu bút của tụi nhỏ chúng tôi như một dấu ấn kỉ niệm đẹp mà trước lúc chia tay gửi lại cho nhau để nghỉ hè.

hok tốt~

3 tháng 3 2018

Bài làm : Trong các cây cổ thụ, có lẽ cây đa là cây gắn bó thân thiết với dân làng em nhất. Vừa vào cổng làng được một đoạn, mọi người sẽ thấy cây đa sừng sững ven đường tỏa bóng mát một khoảng đường rộng. Một màu xanh biếc trên nền xanh da trời thật mát mẽ làm sao !

Dưới gốc đa là quán nước nhỏ. Trời nắng chang chang thế này làm mồ hôi ướt đẫm.Hễ ai đi đường mà vào quán làm cốc nước thì còn gì sướng bằng. Cây đa to đến chục người ôm. Rễ cây nổi như cồn trên mặt đất. Rễ phụ từ trên tán cây xõa cả xuống đất. Cây đa như một ông thần bên đường. Chim chóc không biết từ đâu tụ họp hót véo von rất nhộn nhịp trong vòm cây. Đám con nít nô đùa chạy giỡn dưới gốc đa.

Mấy cái lá đa còn non màu xanh dày. Khi lớn hơn một tí thì làm đồ chơi cho chúng em. Sừng trâu, sừng ngé bằng lá đa. Thân đa gần gũi có vài vết tích của chiến tranh để lại. Nó đã chứng kiến bao lớp người ra quân chiến trận, bao trận tác chiến oách liệt của dân làng em. Cây đa còn là nơi đầu tiên được treo cờ tự do, độc lập của quê nghèo.

Cây đa luôn gợi nhắc về lịch sử hào hùng của dân tộc ta. Dường như nó là hình ảnh đại diện cho nhân dân miền Bắc từ bao đời nay." Cây đa, giếng nước đầu đình" là nét văn hóa rất đỗi thân quen. Là cây cổ thụ không biết được bao nhiêu tuổi nhưng cây đa xứng đáng được vinh quang, công nhân và bảo tồn. Chúng em nên quét rác dưới gốc đa và làm những việc cần thiết để bảo vệ cây đa quê hương.