K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2021

Con sông Hồng chảy qua quê hương tôi. Sông chảy giữa những bãi mía bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông nhuốm đỏ như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với tuổithơ của tôi. Tôi và con sông đã trở nên thân thiết.

Những buổi sáng, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu, long lanh... cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Buổi trưa, trẻ con rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sông ôm chúng vào lòng, ôm lấy những dứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng như một người mẹ đối với đàn con. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt cháu ra sông tắm rửa, những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ. Những chiều hè hoặc những buổi tối trăng sáng, tôi và các bạn bơi thuyền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lờ lững rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió.

Dòng sông này đã để lại cho tôi những kỉ niệm êm đềm nhất! Nhớ ngày nào mới lên ba, mẹ dắt ra sông tắm, tôi sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Rồi năm học lớp Một tôi đã để lạỉ cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó tôi chưa biết bơi. Các bạn rủ tôi ra sông tắm. Chúng tôi đùa nghịch ở ngay cặnh bờ chứ không dám ra giữa sông. Chiếc nón "tốt. đỏ" mà mẹ mua cho sáng nay chưa có quai, tôi đội lủng liểng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Tôi hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi, nó trôi xa lắm, không thể nào lấy được nữa. Tôi không biết bơi nền suýt bị chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn tôi đều không biết bơi; rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để tôi nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo tôi đi qua thấy chỏm tóc tôi bập bềnhtrên mật sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt tôi lên bờ, mặt tôi nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thầy dốc ngược tôi lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lát sau tôi tỉnh dậy, thầy bế tôi về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho tôi và thương tôi. về đến nhà, bốmẹ tôi cho tôi đến trạm xá. Hai ngày sau, tôi về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về tôi như xin lỗi tôi thì phải. Tôi thở phào. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ.

Quên sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở ven bờ sông. Những ngày ấy còn in đậm trong trí nhớ của tôi. Ôi dòng sông! Dòng sông quê hương đất nước. Dòng sông thật dịu dàng vào những ngày nắng đẹp. Sông trắng xóa trong những đợt mưa rào mùa hạ, sông thường đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về. Sông còn đắm mình trong ánh bình minh. Tôi yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của tôi.

Ôi con sông Hồng, sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sông. Sông đã ôm ấp bao kỉ niệm ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.

lai đi ạ

22 tháng 12 2021

Tham khảo

Dòng sông quê nước chảy hiền hòa, gắn bó với tôi như một người bạn thân. Sông ôm ấp tôi vào lòng, nâng đỡ tôi, giúp tôi biết bơi.Quên sao được những tháng ngày cùng mẹ ra bờ sông xúc con tôm, con tép,  những buổi chiều thả diều trên đê cùng lũ bạn hay khi ngồi cạnh dòng nước hiền hòa bập bẹ đánh vần từng chữ, sông luôn thân thiết với tôi, dõi theo tôi từng ngày. Tuổi thư êm đềm của tôi  được những cơn gió từ sông thổi vào làm cho mát mẻ, được những hàng tre trên sông tỏa bóng mát, khi vui, khi buồn, chỉ có sông nghe tôi tâm sự, mỗi lần tủi thân, buồn bực, tôi lại chạy ra bờ sông hét thật to.Tiếng âm ang từ lòng sông vọng lại là lời an ủi duy nhất của tôi, những lúc ấy, tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn nhiều, lúc tôi mắc lỗi nhìn thấy gương mặt mình trên mặt nước trong veo tôi lại thấy có thêm động lực để sửa chữa lỗi lầm. Khi tôi vui, sông gợi sóng lăn tăn, những cây tre cây liễu, những chú cá cũng reo vui, xào xạc cổ vũ tôi, chia sẻ cùng tôi niềm vui. Cứ tự nhiên và vô tư như thế, chẳng biết từ lúc nào, tôi đã cảm thấy nhớ dòng sông quê da diết khi cả ngày chưa được gặp nó, thấy lòng lâng lâng mỗi khi đạp xe qua con đường có con sông chảy ngang.Sông với tôi, quấn quýt lấy nhau chẳng ai có thể chia cắt được, có lẽ dòng sông đã trở thành một người bạn không thể thiếu trong tâm hồn nhỏ bé của tôi. 

22 tháng 12 2021

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

     Trong các bài thơ trung đại đã học em thich nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, "vằng vặc sách trời chia xứ sở". Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơi đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước. 

22 tháng 12 2021

Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.

 

Dòng sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng.

Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế. Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."

Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.

 

Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn.

Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cánh diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời em. Mai này dù có đi xa, em vẫn luôn nhớ mãi về dòng sông quê mình, nơi gắn bó rất nhiều với tuổi thơ em.

22 tháng 12 2021

tham khảo nhé :

Chiều về là lúc bến sông quê tôi tấp nập nhất. Đoàn thuyền chở các bà, các chị từ chợ huyện, chợ tỉnh về cập bến. Các bà các chị được đàn con ùa ra đón. Con lớn đỡ cho mẹ gánh hàng. Con nhỏ vòi mẹ chia quà. Tiếng cười nói rộn ràng cả một khúc sông. Rồi ai về nhà nây. Con thuyền neo vào bến đỗ. Đây cũng là lúc bọn trẻ chăn trâu lùa trâu xuống tắm. Bọn trẻ tắm cho trâu, rồi bọn trẻ giỡn nước. Chúng té nước cho nhau. Chúng chơi trò đánh trận. Một đứa kiếm đâu được trái bóng tròn. Thế là chúng ném bóng cho nhau. Một ý kiến được cả bọn chấp nhận: chơi bóng nước. Chúng chia làm hai phe, chuyền bóng cho nhau. Phe nào chuyền được 6 chuyền là thắng. Phe thua phải cõng phe thắng chạy dọc con sông suốt từ bến tắm đến tận gốc đa. Bến sông quê tôi cứ rộn ràng như vậy cho đến lúc mặt trời lặn phía chân ười mới có chút bình lặng.

23 tháng 5 2022

Tham khảo

Ca Huế chính là một hình thức sinh hoạt độc đáo của mảnh đất Huế đầy mộng mơ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Nhà văn đã cung cấp cho người đọc toàn bộ những hiểu biết về ca Huế. Mà đầu tiên là nguồn gốc: “Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăm tằm”. Có thể thấy, không biết từ khi nào, những điệu hò đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân trở thành một nét đặc sắc của xứ Huế thơ mộng. Đọc đến những trang văn tiếp theo, người đọc tiếp tục được khám phá nhiều hơn về ca Huế. Ca Huế là sự kết hợp hài hòa của nhạc dân gian với nhạc cung đình. Chính vì vậy, nó vừa mang âm hưởng sôi nổi, lạc quan vừa có sự tôn nghiêm, trang trọng và uy nghi. Sự kết hợp của hai âm hưởng mang tố chất đối lập đã tạo ra sự độc đáo nổi bật của Ca Huế, cả về hình thức biểu đạt lẫn sắc thái tình cảm.Bài văn trở nên chân thực hơn khi khung cảnh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ được khắc họa: “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục”. Trong không gian đó, người lữ khách bước xuống thuyền rồng, vừa tận hưởng những cơn gió trong lành mát rượi, vừa tắm mình dưới ánh trăng, vừa thưởng thức các làn điệu dân ca - cái tinh hoa bậc nhất của xứ Huế. Tóm lại, qua “Ca Huế trên sông Hương”, Hà Ánh Minh đã cho thấy ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế. Tác phẩm đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

23 tháng 5 2022

Tham khảo:

Một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về ca Huế là “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh đã đem đến cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc, tinh tế. Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định rằng xứ Huế vốn nổi tiếng với các nhiều điệu hò, điệu lý. Với biện pháp tu từ liệt kê, nhà văn đã cho người đọc thấy rõ sự đa dạng của loại hình văn hóa nghệ thuật này. Nhưng không dừng lại ở đó, nhà văn còn chỉ ra những đặc trưng cơ bản của từng làn điệu, cũng như ý nghĩa của ca Huế. Tiếp đến, nhà văn đã chỉ ra nguồn gốc của xa Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Cuối cùng, Hà Anh Minh đã vẽ ra trước mắt người đọc một khung cảnh thiên nhiên trên sông Hương đầy mơ mộng và huyền ảo, mà ở đó nhà văn giống như một người lữ khách đang ngồi trên thuyền rồng thưởng thức ca Huế. Khi đọc “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Ánh Minh dường như mỗi bạn đọc đều cảm nhận được làn điệu ca Huế thật chân thực. Và chúng ta có thể khẳng định rằng ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng và bảo tồn.

24 tháng 3 2022

giúp vs ạ

 

27 tháng 10 2021

Bài làm 1

     Trong các bài thơ trung đại đã học em thich nhất là bài thơ Sông núi nước Nam. Bài thơ có thể coi là bản tuyên ngôn đọc lập đầu tiên của dân tộc ta. Bằng lời lẽ hết sức đanh thép, hào hùng đã khẳng định chủ quyền: vua Nam ở, "vằng vặc sách trời chia xứ sở". Đây là những lí lẽ thuyết phục khiến chúng không thể chối cãi được. Hai câu cuối bài chính là lời cảnh tỉnh đến bọn xâm lược sẽ bị ta đánh cho tơi bời. Bằng lập luận và giọng thơi đanh thép tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước.

Bài làm 2

     Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư. Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Bài làm 3

     "Sông núi nước Nam" - Lý Thường Kiệt được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Vào năm 1077 quân Tống xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đem quân chặn đánh giặc trên sông Như Nguyệt, và cũng từ đó mà bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó. Tác giả khẳng định hùng hồn " Nam quốc sơn hà nam đế cư" đó được coi như là điều đơn giản, điều hiển nhiên. Nhưng chân lý dó được đánh đổ bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân nước ta. Tác giả còn khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định đất nước ta là một đất nước độc lập có lãnh thổ, chủ quyền. Những câu thơ văn lên nhưng là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc độc lập chủ quyền.  Và cuối cùng khi mà tất cả đã được định ở sách trời, thế nên tất cả những kẻ xâm lược đều là làm trái với trời đất. Cuộc kháng chiến của quân và dân ta là chính nghĩa khi mà đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Cảm hứng yêu nước với những tuyên ngôn về độc lập chủ quyền với sức mạnh cổ vũ quân dân và cảnh tỉnh kẻ thù. 

Nguồn: Sưu tầm