Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi. Sau khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, vâng mệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết văn bản Bình Ngô đại cáo để công bố trước dân chúng về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô đã hoàn thành. Bài cáo được ban bố vào đầu năm 1428, đây cũng là thời gian Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê.
Bình Ngô đại cáo được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, bài cáo ca ngợi tinh thần độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc.
Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Trong phần này, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Coi nhân nghĩa là cốt cách và là mục tiêu của dân tộc:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Yên dân, điếu phạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều vì con người và cho con người, vì nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt kẻ tham tàn, cứu nhân dân thoát khỏi đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân… đó chính là nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập đất nước, vì tự do của nhân dân. Việc nhân nghĩa bao giờ cũng chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng quân xâm lược, đó là tư tưởng:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Nhân dân ta đã lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời. Đó là nền văn hiến đã trải qua các triều đại và được khẳng định một cách chắc chắn ngang tầm với phong kiến Trung Hoa:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có
:)))
Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
- Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.
- Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.
- Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.
Chiếu dời đô
=> thể loại: chiếu
Đặc điểm : Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng.
Hịch tướng sĩ
=> thể loại : hịch
Đặc điểm :
Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
+ Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục.
+Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.
Nước Đại Việt ta
=> thể loại : Cáo
Đặc điểm :
Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Bàn luận về phép học
=> thể loại : tấu
Đặc điểm:
Tấu là một loại văn nghị luận cổ, được viết bằng văn xuôi, văn vần và có xen câu văn biền ngẫu
tấu dùng cho bề tôi, thần dân hay quan lại trong triều đình gửi lên vua chúa .
Em có suy nghĩ:
- Tinh thần cuộc sống:
+ họ có một lòng yêu nước nồng nàn , mãnh liệt , đồng thời họ có tư duy sắc bén lão luyện đã từng trải qua nhiều việc.
+ họ có một suy nghĩ khách quan , yêu đời , họ căm phẫn tức giận khi nước nhà bị xâm chiếm
Giải thích ý kiến: Tự nhận thức về mình là sự suy ngẫm, nắm rõ những ưu, nhược điểm của bản thân mình ở một cá nhân hay của một tập thể. Đây là cơ sở ban đầu cho quá trình hòa nhập với thế giới.
- Về thực chất câu nói nêu cao vai trò của quá trình tự nhận thức như một bài học cho cá nhân hay cộng đồng dân tộc trong cuộc sống và trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài, đặc biệt trong thời đại mới.
Bàn luận về ý kiến:
- Tự nhận thức là cơ sở , xuất phát điểm để con người hòa nhập với cuộc sống vì lẽ chỉ khi con người nhận thức đúng đắn về bản thân mình với những ưu và nhược điểm thì khi ấy họ mới có thể hòa nhập được với cuộc sống xung quanh. Một dân tộc muốn vươn ra hòa nhập với cộng đồng thế giới cũng phải trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về chính dân tộc mình.
- Hòa nhập không có nghĩa là hòa tan , một mặt hòa nhập mặt khác cá nhân, dân tộc cần phải có ý thức trở về, giữ gìn và làm đầy cho nét riêng vốn có của mình trong quan hệ với xã hội, nhân loại. Chỉ khi có ý thức và khả năng gìn giữ được bản sắc riêng thì khi ấy anh mới có cơ sở để thế giới tìm đến và hòa nhập với chính mình. Cũng chính trong mối quan hệ với cộng đồng, nhân loại mà ta ý thức sâu sắc hơn về chính mình.
- Phê phán những biểu hiện tự ti hay tự phụ về bản thân, về dân tộc của một bộ phận người Việt hiện nay.
Nêu bài học nhận thức và hành động :
- Bản thân cần có ý thức sâu sắc về chính mình, luôn có thói quen kiểm điểm, nhìn nhận lại chính mình một cách khách quan nhất từ đó trau dồi nhân cách cá nhân.
- Giữ gìn bản sắc trong quan hệ với cộng đồng, thế giới cũng là một vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm đặc biệt ở thời điểm hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu này. Cá nhân và cộng đồng, các cơ quan hữu trách đều phải bắt tay trong các chương trình hành động nhằm gìn giữ, bảo vệ, trau dồi bản sắc dân tộc.