Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk
I. Mở bài
Giới thiệu câu tục ngữ: “ Thất bại là mẹ thành công”: Trong cuộc sống mỗi chúng ta có ai chưa từng thất bại. Những thất bạn dù nhỏ hay lớn đều có một tác động rất lớn đến mỗi con người. Có người đã không thể tự đứng lên sau vấp ngã. Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ phải bỏ cuộc, thất bạn là gì mà đã làm bao người chán nản. Vậy để có những thành công đó hãy vượt qua những thất bại ấy ta phải làm những gì? Để khuyên chúng ta có động lực sau những lần thất bại để có được những thành công ông bà ta đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công”. Chúng ta cùng đi tìm hiểu câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích
* Nghĩa đen:
- “Thất bại” là những lần vấp ngã, khó khăn trong công việc và cuộc sống. Là những công việc ta vạch định không đạt được kết quả như mong muốn.
- “Thành công” là đạt được những kết quả đạt được theo ý ta muốn, và công việc đó được hoàn thành tốt đẹp, xuất sắc.
- “Mẹ”: Mẹ là người đã sinh ra, đã tạo nên con, vậy để có những thành công cần phải có thất bại.
* Nghĩa bóng: Mỗi người chúng ta ai cũng từng trải qua thất bại một lần. Vượt qua thất bại như thế nào mới là cách tốt, nhưng thất bại thường có hai loại người và hai phản ứng khác nhau:
- Có người bỏ cuộc như một con chim trúng tên thì tất yếu phải sợ cung
- Có những người quyết tâm để đạt được thành công. Khi thất bại họ đem vấn đề ra mổ xẻ, phân tích, tìm nguyên nhân để tiếp tục công việc của mình. Và đó là những người có những kinh nghiệm lớn, thành công lớn.
2. Tại sao “thất bại là mẹ thành công”?
- Sự mâu thuẫn của câu nói: “thành công” hoàn toàn trái ngược với “thất bại”.
- Nguyên nhân: Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công.
3. Tác động của thất bại
- Đối với người dễ nản chí: chấp nhận, sợ hãi khó khăn, thất bại.
- Đối với người có ý chí: vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách.
- Dẫn chứng:
Lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi.Nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra chiếc bóng đèn.III. Kết bài
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Trong học tập, lao động hằng ngày ta thường gặp những khó khăn trở ngại, thậm chí có lúc bị thất bại. Song chính sự thất bại đã làm cho con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Vì thế, tục ngữ xưa đã có câu: “Thất bại là mẹ thành công".
Câu tục ngữ thật ngắn gọn nhưng đã sử dụng cách nói so sánh. So sánh thất bại – không đạt đựơc mục đích, với thành công- thực hiện đựơc mục đích đề ra. Lời nói trên mới nghe như chứa một mâu thuẫn. Nhưng nếu giải thích ta có một ý nghĩa rất thực tế. Thất bại là kết quả xấu, là thiệt hại, hư hỏng. “Mẹ” ở đây có ý nói là lớn, là đầy hiệu lực. Đó là một lời khuyên để mọi người vững chí bền lòng, kiên trì không nản trước khó khăn thất bại. Nếu biết học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt tới kết quả cao hơn.
Vì sao lại nói “Thất bại là mẹ thành công”? Đối với người nản chí thì không đúng như vậy, nhưng đối với những người bền chí, kiên trì thì quả là đúng. Vì sau thất bại, người ta sẽ rút ra được những kinh nghiệm quý báu để không còn thất bại nữa. Ngoài ra, thất bại còn rèn luyện ý chí vươn lên cho mỗi người. đã bao lần bạn vấp ngã mà có thể bạn không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị vấp ngã. Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?…Bất cứ một kết quả nào cũng có những nguyên nhân, lí do riêng do đó thất bại cũng có lí do riêng. Muốn đổi thất bại thành công thì phải lấy sự thất bại làm bài học cho mình, rút kinh nghiệm cho mình. Tuy nhiên để làm được điều đó người ta phải thật sự nỗ lực học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân. Có như vậy chúng ta mới không vấp ngã những lần tiếp theo.
Vậy tại sao ta phải kiên trì bền bỉ trước những khó khăn thất bại? Đó là vì cuộc sống khó tránh khỏi những khó khăn. Khi ta làm một việc lớn thì khó khăn lại càng lớn. Khó khăn có thể do chủ quan hoặc khách quan gây nên. Khi gặp khó khăn, thất bại mà ngã lòng thì sẽ thất bại hoàn toàn, mất hết ý chí, ảnh hưởng đến công việc và cuộc đời. Ngược lại, nếu vững vàng, lấy thất bại làm bài học để rút kinh nghiệm thì ý chí vững vàng, kinh nghiệm dày dặn hơn, tiếp tục vươn lên và đạt được thành công. Thực tế cuộc sống đã thể hiện điều đó.
Vậy xin chớ lo thất bại. Điều đáng sợ hơn là chúng ta bỏ qua nhiêù cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình. Lời khuyên đó giúp ta vững vàng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải rèn luyện ý chí, sự kiên trì ngay từ khi còn nhỏ, cả những việc bình thường trong cuộc sống.
Em tham khảo nhé:
"Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta!
tham khảo:
a)
Bài ca dao trên làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình.
Mở đầu bài ca dao, tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”. Đó là công sinh thành, dưỡng dục; Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khắng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào.
Đây cùng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Đối công cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cùng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.
Phép so sánh trên đã làm nổi bật một ý nghĩa sâu xa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được: “Núi cao bể rộng mênh mông”. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ: Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công ơn mang nặng đẻ đau, công ơn sinh thành dưỡng dục nuôi nấng con thành người của cha của mẹ. Để có con khôn lớn hôm nay, cha mẹ đã trải qua bao vất vả, đau đớn, cực nhọc,... Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Tiếng “ơi!” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian.
Bài ca dao khép lại để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.
b) Anh em nào phải người xa
ca dao là tiếng nói của tình cảm.mặc dù trong cuộc đời con người có rất nhiều thứ tình cảm; tình cảm với quê hương đất nước,tình cảm bạn bè, tình cảm lứa đôi....nhưng có lẽ tình cảm thiêng liêng nhất vẫn là tìn h cảm gia đình. chính vì vậy lời nhắc nhở chân tình về tình cảm anh em trong bài ca dao sâu luôn luôn được người việt nam chúng ta ghi nhớ:
anh em nào phải người xa
cùng chùng bác mẹ,một nhà cùng thân
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
đây là bài ca dao được làm theo thể lục bát truyền thống-thể thơ phù hợp nhất cho việc bộ lộc tình cảm của nhân dân ta. trong tình cảm gia đình ngoài tình cảm của cha mẹ đói với con cái ,của con cháu đói với ông bà,thì tình cảm anh em ruốt thịt là thứ tình cảm gần gũi gắn bó vô cùng.nói với anh em là nói đến những con người sinh ra từ từ cùng một cha mẹ sống dưới cùng một mái nhà ,hưởng tình yêu thương và sự chăm sóc như nhau.anh em tuy hai mà một chung niềm vui nổi buồn , chung khổ đau sung sướng. điều dơn giản đó được bài ca dao khẳng định bằng sự đối lập giữa anh em ruột thịt với người xa:
anh em nào phải người xa
cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân
tinh anh e ột thịt cũng như tình cảm giữa cha với mẹ giữa ông với bà thiêng liêng và đặt biệt ở chổ con người sinh rađã mang trong mình thứ tinh cảm ấy. nó tự nhiên, dể hiểu như chúng ta cần phải ăn, cần phải uống, cần phải hít thở khí trời và uống nước đẻ sống . nếu tình cảm lứa đôi là tình cảm phải được xây dựng, được bắt đầu từ hai con người xa lạ và hoàn toàn có thể chấm dức thì tình cảm anh em là thứ tình cảm sẵn có, vô điều kện và ràng buộc con người bởi huyết thông. từ cùng chung một nhà đã nhấn mạnh sự thật hiển nhiên đã được công nhận đó mà cogn mang sức nặng của một chân lí:
yêu nhau như thể tay chân
anh em hòa thuận hai thân vui vầy
tay và chân tuy hai bộ phận khác nhau nhưng lại cùng tồn tại trên một cơ thể con người . nếu mất đi một trong hai bộ phận ấy cơ thể con người sẽ hoạt động rất khó khăn. so sánh tình cảm anh em ruột thịt gắn bó gần gũi như tay chân câu ca dao giúp chúng ta dể cảm dể hiểu dể hình dung hơn tình cảm thiêng liêng cao quí. và sự so sánh ví von ấy chúng ta thấy được sự tinh tế của ông cha ta sưa nếu như tình cảm của cha mẹ được đặt với núi non trời biển thì tinh cảm anh em được cụ thể hóa bằng hình ảnh hết sức thân quen là chân và tay vì vậy đã là anh em phải yêu thương,giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau và trước hết phải hòa thuận. hòa thuận vì mục đích đầu tiên là để cho bố mẹ được vui lòng.chính sự là nền tảng để cho tình anh em thêm thắm thiết bền chặt,là nguồn đọng viên,ngồn hạnh phúc của cha mẹ, gia đinh.có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình, nhất là tình anh em.dễ hiểu,dễ thuộc, những lời khuyên răn giản dị đã đi vào lòng người tự nhiên ngoạt ngào như lời ru của mẹ. những câu ca dao đã nuôi dưỡng bao nhiêu tâm hồn cảu biết bao nhiêu thế hệ người việt và mang tới cho chúng ta nhiều bài học quý báu trên bước đường đời
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công". Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài. Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một ngìn lần trong thì nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục! Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy! Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên): Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại bạn đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế... Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!
THAM KHẢO !
Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công. “Thất bại là mẹ thành công” mang một ngụ ý đó là: đừng nản lòng trước thất bại mà phải học tập rút kinh nghiệm thì “thất bại” sẽ dạy cho ta cách đạt kết quả cao hơn.
Tham khảo nha em:
Có chí thì nên - đó là điều mà ông cha ta vẫn thường hay răn dạy con cháu. Chí chính là ý chí, nghị lực, sự quyết tâm vượt qua khó khăn, cản trở. Chỉ cần vững chí, kiên trì, thì chắc chắn sẽ thành công. Tựa như chúng ta đang leo một ngọn núi cao, dốc, khúc khủy, trơn trượt. Chỉ cần có đủ sự kiên định, có nghị lực, có quyết tâm, ta sẽ leo lên đến cùng. Còn những người thiếu đi nghị lực, ý chí thì sẽ bị khó khăn khuất phục, lùi trở về điểm xuất phát mà không đạt được gì. Giá trị to lớn nhất của ý chí, nghị lực chính là thôi thúc, dẫn lối ta cố gắng không ngừng để tiến về vạch đích. Tuy nhiên, chúng ta cần phải có ý chí, nghị lực và vận dụng nó đúng lúc. Một số người quyết tâm một cách mù quáng, vốn là chuyện không thể, nhưng không chịu nghe khuyên can, liều mình làm tất cả để chuốc lấy đau khổ. Bản thân em là một người học sinh, em đặt ra mục tiêu cho mình là trở thành học sinh giỏi toàn diện. Vì thế, em vẫn luôn kiên trì, cố gắng đến cùng, dù có khó khăn, vất vả đến thế nào. Tất cả là nhờ lời dạy ngắn gọn nhưng thấm thía của cha ông ta “Có chí thì nên”.
TK#
Sống phải có bản lĩnh. Nhờ có bản lĩnh mà ta có thể vượt qua mọi thử thách trên đường đời và đi tới thành công. Nói về bản lĩnh sống, dân gian có câu tục ngữ thật là chí lí: "Có chí thì nên" đúng trong mọi hoàn cảnh.
"Chí" là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại. Chí cũng là tự mình phấn đấu, vươn lên, không ỷ vào người khác. Chí là chí khí, sự bền bỉ. "nên" có nghĩa là thắng lợi, thành công, sự tốt đẹp mà ta thu được. "Có chí" là điều kiện, là nguyên nhân; "nên" là hệ quả, kết quả. Câu tục ngữ thật cô đúc, ngắn gọn chỉ có 4 từ mà nêu lên một bài học sâu sắc, nhắc nhở mọi người hãy rèn luyện ý chí, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm để vượt qua mọi thử thách, khó khăn, vươn lên giành nhiều thắng lợi và gặt hái được nhiều thành công.
Có chí tức là đã có bản lĩnh sống rất đẹp. Không được nhầm lẫn "chí" với "trí", "trí" là trí tuệ, lí trí, trí khôn, sự hiểu biết, trí thông minh. Nhờ học hỏi mà ta có trí. Nhờ rèn luyện trong thử thách và gian khổ mà ta có chí. Trí và chí là hai phẩm chất tốt đẹp nhất của con người. Mọi tài năng lỗi lạc xưa nay đều có chí và có trí hơn người. "Có chí" thì mới có thể chịu đựng được, đứng vững được trước mọi thử thách khó khăn, không bị gục ngã trước thất bại tạm thời.
Đi học, đi làm, sản xuất, kinh doanh,… đều cần có chí. Chí càng cao sức càng bền mới đi tới thành công. Đường đời khó khăn (thế lộ nan) nên ta phải có chí. Đường xa, núi cao, dốc thẳm, sông sâu, tuyết dày…phải có chí mới vượt qua được. Đi thi là phải có chí "cá vượt Vũ Môn". Kéo pháo vào đánh Pháp ở Điện Biên, bộ đội ta đã thể hiện quyết tâm: "Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi". "Nước chảy đá mòn", "Kiến tha lâu cũng đầy tổ", "Có công mài sắt có ngày
nên kim".
Tất cả đều nói lên tuổi trẻ chúng ta trên đường học tập, tiến quân vào mặt trận khoa học kĩ thuật cũng phải có chí mới có thể thực hiện được ước mơ hoài bão của mình, mới có thể đem tài sức góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học tập câu tục ngữ "Có chí thì nên" ta càng thêm thấm thía lời dạy của Bác Hồ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển,
Quyết chí ắt làm nên".
Tham khảo
Có quan điểm cho rằng: "Văn chương đã làm cho tình yêu quê hương, đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc". Quan điểm này gần giống với quan điểm của nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh trong "Ý nghĩa văn chương": Văn chương tạo cho chúng ta những tình cảm ta không có, luyện cho chúng ta những tình cảm ta sẵn có. Trên thực tế, văn chương đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm, tinh thần của con người và dân tộc. Có văn chương, đời sống của con người mới sôi nổi và giàu đẹp. Tinh thần yêu nước, yêu quê hương là một chủ đề xuyên suốt các tác phẩm văn chương
Đầu tiên, các tác phẩm văn chương đã tạo được cho người đọc lòng tự hào dân tộc về những trang sử vàng chiến đấu oanh liệt. Qua những tranh viết hào hùng của văn học trung đại như Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh,..., người đọc không chỉ thấy được những quá khứ chiến tranh đầy đau thương cũng thật oanh liệt của dân tộc. Ta hiểu thêm được về tinh thần quật cường chiến đấu của cha anh để giữ được từng tấc đất của dân tộc. Để có được hòa bình như ngày nay thì không biết bao xương máu của các anh hùng đã rơi xuống.
Thứ hai, các tác phẩm văn chương đã tái hiện được vẻ đẹp của non sông, gấm vóc của đất nước. Qua những tác phẩm văn chương, người đọc sẽ hiểu được vẻ đẹp yên bình của từng thời đại như trong "Thiên trường vãn vọng" và "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh quan. Bằng những từ ngữ chọn lọc, người đọc sẽ cảm nhận và như sống lại những tháng ngày của vẻ đẹp huy hoàng ấy.
Thứ ba, các tác phẩm văn chương đã truyền được cho con người cảm xúc tự hào về con người dân tộc VN. Ta thấy được tinh thần tự do, không màng danh lợi của Nguyễn Trãi trong Côn Sơn ca, hay thú vui lâm tuyền của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh trong Rằm tháng giêng. Cảnh khuya,...
Tóm lại, các tác phẩm văn chương đều có 1 chủ đề lớn đó là tình yêu đối với quê hương đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước đã thấm nhuần vào tư tưởng, đời sống tình cảm của biết bao thế hệ người đọc.
Trên bước đường đời, để có được những thành công trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình làm việt miệt mài. Trong quá trình ấy, có thể chúng ta sẽ gặp những thất bại hay sai lầm. Tuy nhiên, từ những thất bại ấy, ta sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Vì thế, người ta thường nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Nhưng muốn hiểu được điều mà ông bà ta gửi gắm, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ này và đó cũng là vấn đề mà ta cần phải giải thích hôm nay.Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi. Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con. Từ những ý nghĩa trên, ông bà ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời.Thế thì tại sao thất bại lại là mẹ thành công? Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau. Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơnĐối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn. Trong cuộc sống thường ngày, mấy ai trong chúng ta mà không gặp những sai phạm vấp ngã. Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy se đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết đi xe đạp đấy. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới cũng có lần gặp những thất bại. Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng mười lăm trong tổng số hai mươi hai học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng. Vì vậy, bạn đừng bao giờ sợ thất bại. Bởi vì một người mà luôn sợ thất bại, lúc nào cũng muốn mình sống một đời mà không có một sai lầm nào cả thì bạn là một người ảo tưởng, hoặc là hèn nhát không bao giờ dám đối mặt với cuộc sống. Nếu lúc nào bạn cũng lo âu là mình sẽ luôn gặp thất bại thì xin lỗi, bạn chẳng bao giờ tự lập được cả. Bạn sợ té xe thì không thể nào mà đạp xe được, bạn sợ sặc nước thì mãi mãi bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Một người mà không chịu được mất mát thì sẽ chẳng được gì. Bạn nên nhớ rằng con đường đời trong cuộc sống không phải lúc nào cũng phải trải đầy hoa hồng và niềm vui không đâu. Nếu trong những việc nhỏ nhặt như thế mà chúng ta còn làm không xong thì làm sao mà ta có thể đương đầu với những gian nan khi ta lớn lên? Chẳng lẽ cuộc đời chúng ta chỉ có thất bại thôi sao? Bạn nên nghĩ rằng: Thất bại và sai lầm bao giờ cũng có hai mặt cả. Tuy nó đem lại cho ta không ít mất mát và thương tổn nhưng nó cũng là những bài học vô cùng đắt giá, giúp ta tránh lặp lại những sai lầm về sau.Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn trọng. Không phải là bạn liều lĩnh hay mù quáng mà lại cố làm ra những sai lầm.Chẳng ai thích sai lầm cả. Có người sau khi phạm sai lầm thì lại chán nản. Kẻ thì sau khi phạm sai lầm lại phạm những sai lầm khác còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cách xử trí của ta đối với những sai lầm cũng rất quan trọng. Bạn đừng nên bi quan, buông xuôi tất cả. Bởi vì chính trong những lúc nguy nan, những lúc khó khăn nguy nan nhất, nếu ta vẫn bình tĩnh và có ý chí, ta có thể lật ngược lại vấn đề. Ta cần phải tự tin, lạc quan, có nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn thử thách để đạt đến thành công. Một điều quan trọng nữa là ta phải dũng cảm, trung thực nhìn nhận ra thất bại và vượt qua nó, xem thất bại như một động lực lớn giúp ta thành công. Những người khôn ngoan sẽ là người biết rút ra được kinh nghiệm và biết tìm con đường để tiến lên. Cho nên, đừng bao giờ sợ thất bại. Điều đáng trách nhất là khi chúng ta bỏ lỡ những cơ hội quý giá chỉ vì một lý do hết sức đơn giản: Chúng ta chưa cố gắng hết mình.Là học sinh, đương nhiên chúng ta vẫn gặp rất nhiều thất bai: bị điểm kém, bị thầy cô phê bình, cha mẹ không bằng lòng,…Nhưng chúng ta vẫn không nản chí, không buông xuôi mà ngược lại, ta phải cố gắng
nỗ lực hơn trong học tập. Và không chỉ trong việc học tập mà còn trong gia đình, cuộc sống, với những người xung quang.Câu tục ngữ trên là một lời dạy bảo thiết thực vể những kinh nghiệm trong cuộc sống. Khi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ rồi, ta có thể tự tin hơn trước những thất bại, khó khăn trong cuộc sống
thất bại là mẹ thành công là câu tục ngữ thể hiện sự kiên cường, kiên trì trước những thất bại vì thất bại chính là bài học về cuộc đời ai ai cũng mắc sai lầm có điều đó họ mới trở nên thành công
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công".
Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.
Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.
Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!
Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!
Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thi viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên):
Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế...
Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vững vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!
ib CTV nhỉ:)?