Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong đoạn trích “Bạch tuộc”, nhân vật để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất chính là giáo sư A-rôn-nác.
Nhân vật này chính là người kể chuyện xưng “tôi” trong đoạn trích. Ông là một vị giáo sư yêu thích khám phá sinh vật biển. Ông đã chứng kiến và kể lại trận chiến với lũ bạch tuộc một cách sinh động, hấp dẫn.
Trước hết, có thể thấy nhân vật giáo sư A-rôn-nác là một người có kiến thức sâu rộng. Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét rồi lại nổi lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. Khoảng 11 giờ, Nét Len đã nói với giáo sư A-rôn-nác về một sinh vật rất đáng sợ giữa đám tảo. Khi nghe chuyện, ông tỏ ra bình tĩnh và chẳng hề ngạc nhiên hay sợ hãi. Ông đã kể cho người bạn nghe câu chuyện trong quá khứ về loài bạch tuộc: “Năm 1861, về phía Bắc Tê-nê-ríp, cũng ở khoảng vĩ độ này, thủy thủ tàu A-lếch-tơn (Alecton) phát hiện ra một con bạch tuộc khổng lồ đang bơi cùng tuyến đường. Thuyền trưởng Bu-ghê (Bouguer) cho tàu chạy sát thân con vật và dùng các loại súng bắn nhưng vô hiệu vì lao nhọn và đạn đều xuyên qua thân bạch tuộc như qua một khối thịt đông…”.
Những câu văn miêu tả chi tiết về con vật cho thấy A-rôn-nác rất am hiểu về loài vật này: “Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. Nó bơi lùi rất nhanh về phía tàu. Mắt nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy…”. Đối với ông, việc gặp gỡ bạch tuộc là một điều may mắn, không muốn bỏ lỡ cơ hội được nghiên cứu nó cặn kẽ và cố nén nỗi sợ hãi để cầm bút chì vẽ nó. Điều này cũng cho thấy, A-rôn-nác là một nhà khoa học chân chính, ông rất say mê khám phá.
Nhưng không chỉ vậy, ông cũng là một người hết lòng vì đồng đội. Khi thuyền trưởng Nê-mô ra lệnh cho các thủy thủ sẵn sàng chiến đấu. Giáo sư A-rôn-nác cũng cùng với những người bạn đồng hành là Công-xây và Nét Len tham gia giúp đỡ. Ông đã trao đổi, góp ý với thuyền trưởng Nê-mô về trận chiến với bạch tuộc. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, giáo sư A-rôn-nác cũng xông vào để cứu người bạn của mình.
Như vậy, qua lời kể của giáo sư A-rô-nác, trận chiến với bạch tuộc hiện lên đầy thú vị, hấp dẫn. Cùng với đó, nhân vật này còn khơi gợi lòng say mê khám phá, tìm hiểu khoa học ở mỗi người.
Tham khảo
“Hà Nội mùa thu
Mùa thu Hà Nội
Mùa hoa sữa về
Thơm từng cơn gió…”
Mỗi khi xa Hà Nội, tôi lại nhớ, lại mong đến cháy lòng được trở về, thả bước trên con đường ngập tràn hoa sữa, một loài hoa chỉ nở duy nhất vào mùa thu, một mùa đẹp đến dịu dàng, mơ mộng, Có lẽ vì thế, khi thu qua đi, lòng người không khỏi nuối tiếc để rồi mỗi độ thu về lòng người lại xốn xang bên loài hoa tuyệt diệu này.
Cây hoa sữa được trồng rải rác trên các phố Hà Thành. Gần đây, nhiều con đường mới mở của Hà Nội cũng được trồng nhiều hoa sữa nhưng tập trung nhiều cây hoa sữa nhất phải nói tới các phố Quán Thánh và Nguyễn Du.
Tôi yêu cái vẻ đẹp giản dị, lặng lẽ của hoa sữa Hà Nội. Thân cây cao, thẳng, không quá đen và xù xì như thân xà cừ. Có cây thân gày nhỏ nhưng cũng có những cây lâu năm, phải 2, 3 người ôm mới hết. Trên thân ấy, nhiều nhánh con tách ra như những cánh tay đang vươn lên mạnh mẽ, đầy sức sống.
Cây hoa sữa không có mùa trút lá, chỉ có lác đác lá rụng lá vàng, nên suốt năm cây luôn xanh tốt. Hoa sữa nở vào độ cuối thu đầu đông, những cụm hoa nhỏ xíu chen chúc từng đám màu trắng phớt. Độ hoa nở, những ngày lặng gió, không gian xung quanh như được ướp bằng mùi hương hắc thơm ngào ngạt, một mùi hương như mơ như thực, bởi hoa nở trên cao không nhìn thấy, còn cái mùi hương cứ lan xa, dưới gốc cây rơi rải rác những chấm hoa nho nhỏ như tấm voan mỏng mịn màng còn phảng phất mùi hương.
Nhưng có lẽ tôi yêu nhất loài hoa này ở mùi hương nồng nàn quyến rũ. Cũng như hoa dạ hương dịu dàng tỏa hương đâu đây trên một hiên nhà nào đó, hoa sữa cũng chỉ thơm vào đêm. Khi mọi hoạt động ban ngày lắng xuống, tâm hồn con người trở nên nhẹ nhàng và thư thái hơn. Và chỉ lúc ấy thôi, lòng người mới cảm nhận được hết mùi thơm của loài hoa kỳ diệu này. Thứ hương đêm ngọt ngào và tình tứ làm sao. Trên những đường phố của Hà Nội như Nguyễn Du, khi đến mùa, hoa sữa nở đầy cây. Trắng đến nao lòng. Hương hoa sữa thơm hết mình, ban phát mùi hương một cách hào phóng. Hoa có đòi hỏi gì không khi thơm hết cạn lòng như thế? Trong lòng đag u uất, cảm xúc đang bị dồn nén, lúc đó hãy đi cảm nhận. Hoa sữa thơm nồng nàn đó chính là sự an ủi dịu dàng và cũng là khát khao được đồng cảm, chi sẻ một cách chân thành của loài hoa giản dị khiêm tốn. Hương hoa sữa còn ấp ủ trên tóc, trong áo lạnh, cho đến khi về đến nhà hương hoa còn vương vấn đâu đây.
Người vô tình nhất khi đi qua rặng sữa mùa thu cũng phải nhận ra hương thơm đặc biệt ấy. Người ta không thể không nhắm mắt vào, hít một hơi thật sâu để được giữ trong mình hương thu hà Nội. Cái cảm giác ấy thật dễ chịu, nó vừa thoải mái lại vừa xao xuyến bồi hồi. Tôi thích những buổi tối mùa thu, trời chớm lạnh được đi trên con phốt tỏa hương hoa sữa để nó ướp cả lòng người.
Tôi còn được biết hoa sữa trên đường phố Hà Nội từ lâu đã đi vào kỷ niệm của người Thủ đô và những khách xa về thăm Hà Nội. Hương hoa sữa hôm nay bỗng làm tôi nghĩ về một thời khói lửa đạn bom, “mỗi tấc đất Hà Nội nhuộm thắm một màu hồng tươi”, cả Hà Nội vùng lên đánh giặc xâm lược. Nhiều mùa thu trong chiến tranh qua đi, hoa sữa vẫn bền bỉ tỏa hương thơm ngát để đón những mùa thu chiến thắng. Phải chăng hương hoa sữa cũng góp phần cùng quân dân ta làm kẻ thù phải khuất phục.
Hoa sữa hôm nay làm tôi thêm yêu mùa thu, yêu Hà Nội, yêu đất nước. Yêu sao những chùm hoa sữa bé nhỏ mà thầm lặng tỏa hương…
Đáp án
- Cảm nghĩa về bài ca dao: “Công cha như núi ngất trời”
* Hai câu đầu: Khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái:
- So sánh “công cha” với “núi”, “nghĩa mẹ” với “nước” - vừa cụ thể vừa trừu tượng làm nổi bật công cha nghĩa mẹ dành cho con cái là vô cùng lớn lao không thể đo đếm được.
- Sử dụng phép đối: “Công cha” – “Nghĩa mẹ” ; “Núi ngất trời” – “nước biển Đông” ⇒ Tạo cách nói truyến thống khi ca ngợi công lao cha mẹ trong ca dao
* Hai câu sau: Lời nhắn nhủ ân tình thiết tha về đạo làm con.
- “ Cù lao chín chữ” là thành ngữ Hán Việt -> tượng trưng cho công lao cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng dạy bảo con cái vất vả, khó nhọc nhiều bề.
- Khuyên những người con biết ghi lòng tạc dạ công ơn to lớn của cha mẹ.
Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.
Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.
Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.
Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.
Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.
Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.
Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.
#Học tốt!!!