K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2021
1) Tìm hiểu chung truyền Buổi học cuối cùng

a/ Tác giả

- An-phông-xơ Đô-đê (1840 - 1897)

- Nhà văn hiện thực lỗi lạc của nước Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.

- Văn chương của ông nhẹ nhàng, trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước.

 

- Là tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: "Một thời niên thiếu", "Những cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Tactaranh ở Taraxcông"...

b/ Tác phẩm

- Bối cảnh

+ Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, phải cắt vùng Andát và Loren (2 vùng tiếp giáp với Phổ) cho Phổ (Đức)

+ Các trường ở đây bị buộc phải học tiếng Đức.

- Nhan đề

+ Tác phẩm phần nào hé lộ cho độc giả biết nội dung chính của tác phẩm.

+ Đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân Pháp

→ Chính vì thế mà xuyên suốt tác phẩm là những tâm sự của người dân vốn là xứ sở của loại rượu vang nổi tiếng này.

- Thể loại: Truyện ngắn

- Phương thức biểu đạt

- Tự sự

- Kể kết hợp với miêu tả.

Nội dung: Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.

Tóm tắt

Như thường lệ, buổi sáng hôm ấy cậu bé Phrăng đến lớp học, trên đường đi cậu thấy có rất nhiều sự khác lạ so với mọi hôm, cả khi vào trường cũng vậy, sân trường bỗng dưng yên ắng như một ngày chủ nhật.

 

Bước vào lớp cậu càng ngạc nhiên hơn vì thấy mọi người im phăng phắc, thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng, trong lớp lại còn có cả các cụ già cùng đến học. Qua lời nói xúc động của thầy giáo, cậu mới hiểu rằng hôm nay là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

Phrăng vô cùng ân hận vì sự ham chơi trước đây của mình, xấu hổ vì mình đã không đọc được bài như mong muốn. Thầy Ha-men nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp về sự quý giá của tiếng nói dân tộc, ai nấy đều xúc động thiêng liêng... Cuối buổi học thầy giáo Ha-men viêt lên bảng dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”.

Các bạn độc giả có thể tham khảo thêm bài Tóm tắt bài Buổi học cuối cùng

Bố cục: Chia làm 3 phần

+ Phần 1. Từ đầu ..."vắng mặt con": Trước khi diễn ra buổi học cuối cùng.

+ Phần 2. Tiếp theo..."cuối cùng này": Diễn biến buổi học cuối cùng.

+ Phần 3. Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.

2) Đọc - hiểu văn bản Buổi học cuối cùng

a/ Nhân vật Phrăng

* Quang cảnh hôm diễn ra buổi học cuối cùng

- Trên đường đến trường: nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị.→ Khác lạ

- Ở trường

+ Mọi sự bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.

+ Lớp học trang trọng, thầy Ha-men dịu dàng, mặc đẹp hơn mọi ngày, mọi người trong làng đều đi học với vẻ buồn rầu. → Yên tĩnh, trang nghiêm, khác thường.

 

⇒ Phrăng ngạc nhiên, dường như báo hiệu một cái gì nghiêm trọng, khác thường.

* Diễn biến tâm trạng của Phrăng

- Thái độ đối với việc học tiếng Pháp

- Định trốn học và rong chơi ngoài đồng nội.

- Cưỡng lại được, vội vã đến trường

- Phrăng choáng váng, sững sờ, hiểu ra nguyên nhân của sự khác lạ, tiếc nuối ân hận vì sự lười nhác học tập, ham chơi của mình.

- Xấu hổ và tự giận mình không chịu học các qui tắc phân từ.

- Chăm chú nghe giảng, kinh ngạc thấy mình hiểu bài đến thế.

→ Từ lơ là đến thiết tha, lo lắng cho việc học.

* Thái độ với thầy Ha-men

- Lẻn vào chỗ ngồi, đỏ mặt tía tai khi thấy thầy cầm thước.

- Nhận ra giọng nói của thầy thật dịu dàng.

- Thấy tội nghiệp cho thầy

- Hiểu được lời khuyên của thầy

- Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế.

→ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí sâu sắc

⇒ Từ sợ hãi, thân thiết, quý trọng thầy.

⇒ Phrăng là cậu bé hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải, yêu tiếng nói dân tộc, quý trọng và biết ơn thầy.

b/ Thầy giáo Ha-men

* Trang phục

- Mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục

- Đội mũ bằng lụa đen thêu

→ Trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng.

* Thái độ đối với học sinh

- Rất mực ân cần, dịu dàng tha thiết, không quở trách như mọi ngày khi Phrăng đến muộn

- Nhiệt tình truyền giảng bài học bằng cả tâm huyết của mình

→ Thầy muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay toàn bộ tri thức vào học sinh trước khi ra đi.

* Những lời nói về việc học tiếng Pháp

- Tâm niệm của Thầy: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá ở chốn lao tù”

 

→ Giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hoá, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.

* Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc

- Người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói nên câu

- Thầy dường như kiệt sức

→ Bao nhiêu tinh lực, tâm huyết thầy đã dồn hết cho buổi học cuối cùng.

- Khuyên mọi người hãy yêu quý, giữ gìn ngôn ngữ của dân tộc

→ Ca ngợi sự giàu đẹp của dân tộc.

- Dằn mạnh và cố viết thật to dòng chữ: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

- Đứng im, đầu dựa vào tường

→ Thể hiện sự đau đớn dữ dội về tinh thần.

⇒ Thầy đã thắp lên ngọn lửa yêu nước cháy bừng trong tim mọi người

* Tổng kết

Nghệ thuật

- Lựa chọn nhân vật kể chuyện hợp lí: Người kể (ở ngôi thứ nhất) là một cậu bé.

- Cách kể chân thực vì cậu là người trong cuộc - chứng kiến một cách đầy đủ buổi học cuối cùng.

- Nghệ thuật khắc hoạ chân dung nhân vật (cả ngoại hình lẫn nội tâm) đều chính xác, tinh tế.

- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng.

- Giọng kể tự nhiên, linh hoạt, ngôn ngữ vừa chính xác vừa mang tính biểu cảm cao.

Nội dung: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng, Phrăng hiện lên là một chú bé hiếu động, thông minh, nhạy cảm, có tình yêu chân thành với người thầy, yêu nước sâu sắc.

3) Bài tập minh họa bài Buổi học cuối cùng

Đề bài 1: Phân tích bài "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô-đê

1/ Mở bài

- Đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở 1 lớp tiểu học thuộc vùng An-Dát và Lo-ren (giáp với biên giới nước Phổ-tức nước Đức).

- Từ ngày mai, các trường sẽ phải dạy bằng tiếng Đức, ngôn ngữ của quân xâm lược.

- Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động.

2/ Thân bài

* Hai nhân vật chính của truyện

a/ Chú bé Phrăng

- Vì không thuộc bài nên lúc đầu chú định trốn học, sau đó lại đến trường.

- Chú ngạc nhiên vì không khí yên ắng khác thường của lớp học.

- Choáng váng khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.

- Tự giận mình vì thói ham chơi, lười học...

 

- Thấm thía lời dạy của thầy, chăm chú nghe thầy giảng bài.

- Cảm động trước hình ảnh lớn lao, cao đẹp của thầy Ha-men.

b/ Thầy Ha-men

- Thái độ của thầy dịu dàng khác hẳn ngày thường .

- Thầy lên lớp với bộ y phục đặc biệt chỉ dành cho những dịp long trọng.

- Thầy ca ngợi tiếng Pháp và tôn vinh Tổ quốc của mình.

- Tâm trạng thầy hết sức xúc động: thể hiện qua giọng nói thiết tha, nghẹn ngào và hành động bất ngờ.

3/ Kết bài:

- "Buổi học cuối cùng" là một tác phẩm hay, phản ánh niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước thiết tha của người dân nước Pháp.

- Hình ảnh chú bé Phrang và thầy giáo Ha-men được tác giả miêu tả rất thành công, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.

E tham khảo để viết nha

15 tháng 4 2021

bài thuyết trình mà bạn

 

17 tháng 3 2017

1) Kể vè một buổi học tại lớp học của thầy Ha-men ở một trường làng vùng An-dát

2)Nghệ thuật đặc sắc:

+ Chọn ngôi kẻ thứ nhất, giọng kể chân thật và tự nhiên

+ Xây dựng được tình huống đặc sắc

+Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình,lời nói, trang phục,cử chỉ , hành đông và tâm trạng.

5 tháng 6 2017

Nội dung của văn bản Buổi học cuối cùng:

Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm độngcủa người thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng ns của dân tộc. Đồng thời truyện nhắc nhở 1 chân lí: KHI 1 DÂN TỘC RƠI VÀO VÒNG NÔ LỆ, CHỪNG NÀO HỌ VẪN GIỮ VỮNG TIẾNG NS CỦA MK, THÌ CHẲNG KHÁC GÌ NẮM ĐC CÁI CHÌA KHOÁ CHỐN LAO TÙ.

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  -...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

4 tháng 4 2016

Sao bạn 0 đăng ở trang cá nhân của bạn ? 

4 tháng 4 2016

BTCEGT là gì vậy?

6 tháng 4 2020

Buổi học cuối cùng:

Giá trị nội dung
- Ca ngợi tiếng mẹ đẻ, đề cao lòng yêu nước.
- Khẳng định chân lí bất diệt: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình, thì chẳng khác gì nắm được cái chìa khóa chốn lao tù".
2. Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", người kể chuyện là cậu bé Phrăng giúp cho câu chuyện tự nhiên và góp phần diễn tả một cách chân thực, sinh động tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
- Tình huống truyện hấp dẫn, thu hút người đọc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, nhân vật hiện lên sinh động qua ngoại hình, trang phục, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng.

mình sẽ cập nhập sau. Nhớ k cho mình nhé!

                                   #Dương Uyển Nhi#