Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn học dân gian biểu hiện ở sựû hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. Có thể nói rằng, văn học dân gian là bộ bách khoa toàn thư của nhân dân. Tính nguyên hợp về nôi dung của văn học dân gian phản ánh tình trạng nguyên hợp về ý thức xã hôi thời nguyên thuỷ, khi mà các lãình vực sản xuất tinh thần chưa được chuyên môn hoá. Trong các xã hội thời kỳ sau, mặc dù các lãnh vực sản xuất tinh thần đã có sự chuyên môn hoá nhưng văn học dân gian vẫn còn mang tính nguyên hợp về nội dung . Bởi vì đại bộ phận nhân dân , tác giả văn học dân gian , không có điều kiện tham gia vào các lãnh vực sản xuất tinh thần khác nên họ thể hiện những kinh nghiệm , tri thức , tư tưởng tình cảm của mình trong văn học dân gian , một loại nghệ thuật không chuyên.
-Về loại hình nghệ thuật : Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở chỗ : Văn học dân gian không chỉ là nghệ thuật ngôn từ thuần túy mà là sự kết hợp của nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau. Sự kết hợp này là tự nhiên, vốn có ngay từ khi tác phẩm mới hình thành. Một baì dân ca trong đời sống thực của nó , không chỉ có lời mà còn có nhạc, điệu bộ, lề lối hát...
- Biểu hiện cụ thể của tính nguyên hợp là tính biểu diễn. Văn học dân gian có ba dạng tồn taị: tồn tại ẩn (tồn tại trong trí nhớ của tác giả dân gian) , tồn taị cố định ( tồn taị bằng văn tự ), tồn taị hiện ( tồn taị thông qua diễn xướng). Tồn taị bằng diễn xướng là dạng tồn taị đích thực của văn học dân gian . Tuy nhiên ,không thể phủ nhận hai dạng tồn tại kia; bởi vì như vậy sẽ dẫn tới phủ nhận khoa học về văn học dân gian và công việc giảng dạy văn học dân gian trong nhà trường. Trở lại vấn đề,chính trong biểu diễn , các phương tiện nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian mới có điều kiện kết hợp với nhau tạo nên hiệu quả thẩm mỹ tổng hợp. Sự kết hợp nầy một mặt là biểu hiện của tính nguyên hợp, một mặt là lẽ tồn taị của tính nguyên hợp.
-.Tính tập thể của văn học dân gian mang dac trung truyen thong dan toc
Văn học dân gian là sáng tác của nhân dân, nhưng không phải tất cả nhân dân đều là tác giả của văn học dân gian. Cần chú ý vai trò của cá nhân và quan hệ giữa cá nhân với tập thể trong quá trình sáng tác, biểu diễn, thưởng thức tác phẩm văn học dân gian.
Tính tập thể thể hiện chủ yếu trong quá trình sử dụng tác phẩm. Vấn đề quan trọng ở chỗ nó được mọi người biểu diễn, thưởng thức hay không, nó đã đạt mức thành tựu hay không. Trong quá trình đó, tập thể nhân dân tham gia vào công việc đồng sáng tạo tác phẩm
Quan hệ giữa truyền thống và ứng tác là hệ quả của mối quan hệ giữa các nhân và tập thể. Truyền thống văn học dân gian một mặt là cái vốngiùp nghệ nhân dân gian ứng tác( sáng tác một cách chớp nhoáng mà không có sự chuẩn bị trước) dễ dàng, một mặt qui định khuôn khổ cho việc sáng tác. Ứng tác đến lượt nó sẽ cung cấp những đơn vị làm giàu cho truyền thống
- Hai đặc trưng cơ bản vừa nêu trên có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng khác của văn học dân gian như : tính khả biến ( gắn với việc tồn tại các dị bản của tác phẩm ) , tính truyền miệng , tính vô danh .
-Văn học dân gian - một loại nghệ thuật gắn liền với sinh hoạt của nhân dân :
Văn học dân gian nảy sinh và tồn tại như một bộ phận hợp thành của sinh hoạt nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Tác phẩm văn học dân gian có tính ích dụng .Baì hát ru gắn với việc ru con ngủ- một hình thức sinh hoạt gia đình; Ngược lại, việc đưa con ngủ thường không thể thiếu lời ru. Tương tự, những bài dân ca nghi lễ, các truyền thuyết gắn với tín ngưỡng, lễ hội...Từ đặc trưng nầy mà văn học dân gian có tính đa chức năng , trong đó, đặc biệt là chức năng thực hành sinh hoạt.
a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại
- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...
+ Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.
+ Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
...
b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:
- Kiểu nhân vật bất hạnh
- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc
- Các yếu tố hoang đường kì ảo:
+ Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai
+ Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân
+ So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú
+ Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.
c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...
Sau khi học xong bài học này, tôi thu nhận thêm được những điều mới về những kĩ năng như sau:
- Cách đọc một văn bản thơ:
+ Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ
+ Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.
- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
+ Xác định đề tài
+ Xác định mục đích viết và người đọc
+ Trình bày bài viết theo các đoạn, có luận điểm, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng. Cụ thể:
Các phần | Nội dung |
Mở bài | - Giới tiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,...). - Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá |
Thân bài | - Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình. - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm. - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm. - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. |
Kết bài | - Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm. - Nêu tác động của tác phẩm đói với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm. |
Phương pháp giải:
Sau quá trình học tập, tự rút ra những lưu ý cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
Bài học | Một số điều thu nhận được |
Cách đọc một văn bản thơ. | - Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Đọc diễn cảm. - Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,... |
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. | - Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa. - Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ. |
- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. | - Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá. - Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe. - Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm. - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm. - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. |
Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó. | - Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe. - Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép. - Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá. - Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng. |
Bài học | Một số điều thu nhận được |
Cách đọc một văn bản thơ. | - Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Đọc diễn cảm. - Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,... |
Cách sắp xếp trật tự từ trong câu. | - Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa. - Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ. |
- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng. - Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học. | - Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá. - Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe. - Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm. - Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm. - Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. - Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm. |
Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó. | - Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe. - Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép. - Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá. - Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng. |
1. Chuẩn bị viết
- Đề tài cho bài nghị luận về một vấn đề xã hội rất phong phú, đa dạng. Có thể lựa chọn những vấn đề mang tính thời sự đang được nhiều người bàn luận; cũng có thể lựa chọn những vấn đề mình từng có quá trình suy ngẫm lâu dài.
Đề tài lựa chọn: “Biến áp lực thành động lực”
2. Tìm ý, lập dàn ý
a. Tìm ý:
- Lí do chọn vấn đề: áp lực là một vấn nạn trong xã hội ngày nay, xuất hiện ở mọi lứa tuổi => việc tìm cách biến áp lực thành động lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng
- Chứng minh: Tại sao cần biết cách biến áp lực thành động lực phấn đấu?
- Đưa ra cách giải quyết và thuyết phục người khác đồng tình với mình
b. Lập dàn ý:
Dàn ý tham khảo nghị luận: “Biến áp lực thành động lực phấn đấu”
* Giải thích:
- Áp lực: là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống luôn đặt ra cho con người.
- Động lực phấn đấu là những nguồn năng lượng tích cực được tạo ra để con người có hành động để giải quyết khó khăn trở ngại.
=> Áp lực có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con người phấn đấu, đi đến thành công
* Chứng minh:
- Nếu con người luôn tự ru ngủ mình, sống êm đềm thì con người sẽ dễ dàng hài lòng với những gì mình có, chùn bước trước những khó khăn.
- Áp lực khiến con người phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân, trở nên mạnh mẽ, kiên trì
- Nhưng những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành.
- Giúp ta tập trung và thể hiện hết khả năng của mình, khám phá ra những giới hạn của bản thân
Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, những ca sĩ, nghệ sĩ, đội tuyển bóng đá Việt Nam, ....
* Bình luận:
- Áp lực tạo động lực nhưng điều quan trọng là ý chí con người phải được trưởng thành và trở nên cứng rắn mỗi ngày.
- Để biến áp lực thành động lực con người cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và sáng tạo, tỉnh táo, từng bước đề ra biện pháp giải quyết khó khăn.
- Tuy nhiên, áp lực sẽ không trở thành động lực nếu chúng ta đối mặt với nó một cách cực đoan. Vì vậy, hãy suy nghĩ tích cực, hãy lắng nghe và sẻ chia áp lực của bản thân với những người xung quanh, bạn sẽ tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống
* Liên hệ bản thân:
- Bản thân em khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em đã từng trải qua những áp lực của kì thi, của điểm số, của những khó khăn trong học tập. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, hỗ trợ của bè bạn mà em đã vượt qua được, từng bước hoàn thiện bản thân mình.
Bài viết tham khảo:
Bạn đã từng phải đối mặt với những áp lực cuộc sống chưa? Bạn có hoàn toàn hài lòng với bản thân? Đã bao giờ bạn có những suy nghĩ tiêu cực? Tôi biết rằng, trong chúng ta, không ai là hoàn hảo, chúng ta ngày ngày luôn phải nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân. Nhưng bạn biết không: đôi khi sự hoàn hảo đã nằm ở chính con người bạn, đôi khi áp lực không phải là một điều quá tồi tệ, và đôi khi, thất bại không bao giờ khiến ta gục ngã. Bạn biết tại sao không? Bạn sẽ biết được câu trả lời khi học được cách “Biến áp lực thành động lực”.
Vậy “áp lực” là gì mà nó lại khiến nhiều người trở nên bi quan như vậy? “Áp lực” là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống luôn đặt ra cho con người. Và trái ngược với nó, “động lực” là những nguồn năng lượng tích cực được tạo ra để con người có hành động để giải quyết khó khăn trở ngại. Có thể nói rằng, áp lực có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con người phấn đấu, đi đến thành công.
Bạn thử nghĩ mà xem, sẽ ra sao nếu con người luôn tự ru ngủ mình, sống êm đềm thì con người sẽ dễ dàng hài lòng với những gì mình có, chùn bước trước những khó khăn. Vì vậy, áp lực khiến con người phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân, trở nên mạnh mẽ, kiên trì. Nhưng những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành. Nó giúp ta tập trung và thể hiện hết khả năng của mình, khám phá ra những giới hạn của bản thân. Tấm gương từ chính trong câu chuyện: bản thân cậu bé, nếu được bố hỗ trợ và không đòi hỏi cậu bé phải hoàn lại số tiền là 12,5 đô la thì có lẽ cậu sẽ hình thành tính ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ từ cha mình. Nhưng cha cậu đã dạy con điều đúng đắn. Điều đó khiến cậu bé trưởng thành, biết sống độc lập và trở thành tổng thống của nước Mỹ. Cũng thật khâm phục biết bao trước tinh thần đá bóng quả cảm, luôn cháy hết mình của những chiến binh sao vàng đội tuyển quốc gia Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Dù phải chịu nhiều áp lực là những kì vọng của người hâm mộ, đội tuyển bóng đá Việt Nam vẫn luôn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo. Thật tự hào khi họ đã biết cách biến những áp lực ấy thành động lực và đem về cho Seagames 31 của chúng ta huy chương vàng danh giá.
Áp lực tạo động lực nhưng điều quan trọng là ý chí con người phải được trưởng thành và trở nên cứng rắn mỗi ngày. Vì vậy, bản thân mỗi chúng ta, hơn lúc nào hết, phải ý thức được và chủ động tự lập, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, hiểm nguy; không nản lòng trước thất bại chứ không nên chỉ trông chờ khi áp lực ập tới mới bắt đầu đối phó. Để biến áp lực thành động lực con người cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và sáng tạo, tỉnh táo, từng bước đề ra biện pháp giải quyết khó khăn. Có thể đối mặt với nhiều loại áp lực khác nhau để trưởng thành và nâng cao trình độ. Để làm được điều đó, con người cần trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết ở nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, áp lực sẽ không trở thành động lực nếu chúng ta đối mặt với nó một cách cực đoan. Vì vậy, hãy suy nghĩ tích cực, hãy lắng nghe và sẻ chia áp lực của bản thân với những người xung quanh, bạn sẽ tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống.
Là một người trẻ, tôi ý thức hơn ai hết ý nghĩa của cuộc sống cũng như những áp lực mà mình cần vượt qua, vì vậy, tôi cần xác định cho bản thân con đường đi đúng đắn và cố gắng hết sức theo đuổi và tôi tin rằng “nỗ lực hết sức không hối hận, có chí nhất định sẽ thành công”.
TL:
tham khảo: ko cấm cop thì cop đây
Văn học dân gian đa dạng về thể loại, mỗi thể loại lại có những nét đặc trưng về nghệ thuật khác nhau nhưng vô cùng tiêu biểu, nổi bật.
- Thể loại sử thi: sử thi là thể loại văn học nổi bật của các dân tộc thiểu số với một kho tàng đồ sộ bao gồm hai thể loại chính là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Thể loại sử thi nổi bật với ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao. Những phép so sánh và phóng đại đó làm cho hình ảnh nhân vật trong sử thi trở nên mạnh mẽ, hùng vĩ, cao lớn tượng trưng cho sức mạnh con người, sức mạnh đoàn kết và niềm tin của nhân dân với cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
- Thể loại truyền thuyết: thể loại này không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử mà phản ánh lịch sử một cách độc đáo. Những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường. Chúng ta chỉ có thể hiểu đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của truyền thuyết khi xem xét tác phẩm trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi trường lịch sử - văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi.
- Thể loại truyện cổ tích: truyện cổ tích bao gồm 3 thể loại nhưng nổi bật nhất chính là cổ tích thần kì. Đặc trưng về nghệ thuật cũng là đặc trưng của truyện cổ tích thần kì chính là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện. Các biện pháp nghệ thuật góp phần đẩy câu chuyện và nhân vật từ yếu đuối, thụ động, bất hạnh đến mạnh mẽ đấu tranh để có cuộc sống hạnh phúc.
- Thể loại truyện cười: bao gồm truyện khôi hài và truyện trào phúng. Nghệ thuật của truyện cười được thể hiện ở những mâu thuẫn tự nhiên của nhân vật, lối chơi chữ độc đáo,…
- Thể loại ca dao: ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết. Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể thơ lục bát, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.
Mỗi thể loại văn học dân gian có một đặc trưng về nghệ khác nhau nhưng tất cả đều góp phần làm nên thành công cho thể loại này và giúp nó trở thành một phần quan trọng của nền văn hóa Việt Nam nói chung.
1. Khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể thể hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng: ngôn từ truyền miệng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian, phản ánh sinh động hiện thực cuộc sống. Văn học dân gian tồn tại, lưu truyền theo phương thức truyền miệng. Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi tác phẩm văn học dân gian đã được ghi chép lại.
- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể): quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: người khởi xướng → tác phẩm được hình thành và được tập thể tiếp nhận → tiếp tục lưu truyền, bổ sung, sửa chữa. Tác phẩm văn học dân gian ngay sau khi ra đời đã trở thành tài sản chung của tập thể. Mọi người đều có quyền tiếp nhận, sử dụng, sửa chữa, bổ sung theo quan niệm và khả năng nghệ thuật của mình.
- Các thể loại văn học dân gian: truyền thuyết, truyện cổ tích, sử thi, thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao, câu đố, vè, truyện thơ, chèo.
3. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
- Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một kho tàng văn học dân gian riêng, vì thê,s vốn tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú và đa dạng.
- Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: văn học dân gian góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần bất khuất, đức kiên trung và vị tha, tính cần kiệm, óc thực tiễn,…
- Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: văn học dân gian được chắt lọc và mài giũa qua không gian và thời gian, phát triển song song với văn học viết lam cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.