Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì m bảo là chép mạng nên t chép mạng lun.
Đề bài: Hãy viết một bài văn tả một người thân trong gia đình em.
Trả lời:
Bài làm
Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hãnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.
Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. Bao giờ cũng vậy, luôn là tình yêu đong đầy dành cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. Nghe ngoại kể, ngày trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm. Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chút nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài đen, óng mượt, mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao nhiêu công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thong thả, khoan thai. Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên.
Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho anh em tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.
Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui.
Chúc m học tốt và làm đc nhiều bài văn hơn, hihi.
Ai là người đã mang nặng đẻ đau ta suốt chín tháng mười ngày ? Ai là người đã cất tiếng hát ru ngọt ngào để đưa ta vào một thế giới lung linh ngập tràn sắc màu cổ tích ? Ai là người đã chắp cho ta đổi cánh để bay vào một thế giới ngập tràn những điều hạnh phúc ? Phải chăng đó là mẹ . Hình ảnh của mẹ luôn đọng mãi trong tâm trí em suốt cuộc đời này .
Trong gia đình tôi, mỗi người đều có một sở thích riêng, bố tôi thích đọc báo, mẹ say mê công việc nấu ăn, tôi thì không thể rời xa quả bóng với đám bạn ở sân cỏ, và đặc biệt nhất là Nam – em trai tôi với sở thích rất ngộ nghĩnh: vẽ tranh về những người thân trong gia đình. Tôi đã có lần xem Linh vẽ tranh, và thực sự thấy thêm rất nhiều điều thú vị về cô em của mình.
bạn lên mạng mà xem gợi ý nhưng hok đc chép nha
Dù cuộc sống đầy đủ sung túc, dù đi đâu về đâu nhưng con người ta cũng không toải mài bằng được ở trong ngôi nhà của mình. Dành dụm yêu thương để giữ trong tim mình là điều ai cũng làm được, và đã làm được. Hơn thế, dành tình cảm cho những người mà mình yêu thương, cho gia đình đó là một điều ý nghĩa biết bao. Có một câu nói: : “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Liệu bạn có được nhà, được gia đình, được hạnh phúc không? Điều đó phụ thuộc vào chính bản thân các bạn. “Nhà” là nơi mà ta có thể trú nắng, trú mưa bất cứ lúc nào. Nhà là nơi đợi ta về những lúc đi xa. Nhà là nơi chú giúp ta trưởng thành. Nhà là nơi mọi người trong gia đình chung sống với nhau. Mọi sinh hoạt của mọi người hầu hết đều diễn ra ở nhà. Ta có thể đi rất nhiều nơi, ở rất nhiều chỗ nhưng không thể bằng nhà của chúng ta, ta không được quên nơi sinh ra, lớn lên- đó là nhà. Dù đi đâu cũng phải nhớ đường vè nhà. Như vậy, ta đã “Có một nơi để về, đó là nhà”. “Gia đình” là nơi chứa đựng những yêu thương mà ta dành cho những người thân yêu. Cuộc sống có bao lo toan, vất vả, cuộc sống xô bồ đã làm cho con người ta mệt mỏi, gục ngã. Việc đầu tiên mà người ta nghĩ đến đó chính là gia đình. “ Gia đình” là nơi có cha, có mẹ, có những người thân yêu nhất. Khi chúng ta gục ngã- gia đình, những người thân yêu sẽ nâng chúng ta dậy, sẽ giúp chúng ta đứng lên: “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.Vậy nên Gia đình là nơi yêu thương bắt đầu
Gia đình là ngôi thánh đường đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải. Là nơi ngay cả nước sôi cũng reo lên niềm vui hạnh phúc, là nơi mà ngay cả những món ăn đơn sơ cũng trở nên mĩ vị, là nơi mà trên trái đất thì đó là nhà máy cung cấp o xi khổng lồ cho sự sống bình yên và trong lành của mỗi người. Mái ấm gia đình giúp ta có nơi ăn, chốn ở không còn là kẻ bơ vơ, lang thang vật vờ như cô hồn không nơi nương tựa. Mái ấm gia đình là nơi giúp ta sống mà có một điểm tựa và niềm tin vững chãi hơn vào cuộc sống. tình cảm gia đình là tình cảm ruột thịt nồng nàn, chân thật và ấm áp, thiêng liêng. Ngoài kia trong xã hội nhộn nhịp, đầy rẫy những cạm bậy toan tính kia sẽ không bao giờ cho bạn sựu hiền lành và an toàn như vậy đâu. Nếu không người ta đã không ví thương trường như chiến trường, và cuộc sống là cuộc đấu tranh bất tận, rằng cuộc đời là một giấc mộng kê thôi, như một cuộc hí trường. gia đình là nơi đầu tiên cho tuổi thơ học những điều hay lẽ phải, là nơi ửng hồng gò má ta, là nơi ta cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, là nơi rừng cho hoa con đường cho những tấm lòng. Chính vì thế, gia đình chính là quê hương thân thiết và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người. Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những ta ương của số mệnh. Tình cảm gia đình là nguồn sức mạnh nâng đỡ ta trong những phút yếu lòng, là điểm tựa cho ta phát triển bền vững và ngay thẳng. tình cảm ấy giống như một thứ thần dược chữa lành mọi vết thương trong tâm hồn.Có một nơi để về đó là nhà, có những người để yêu thương đó là gia đình, có được cả hai là hạnh phúc, khi đang được sống trong “hạnh phúc” hãy trân trọng nó bạn nhé.
– Đi qua mùa thu tàn úa sẽ là mùa đông lạnh lẽo nhưng con chớ lo, mùa xuân ấm áp vĩnh cửu lại luôn chờ con ở phía trước! Gia đình ta sẽ luôn bên co, cùng con đi qua bóng tối để vươn tới ánh sáng, con có biết?
Một gia đình, hạnh phúc, đó cũng là yêu cầu của xã hội, của cộng đồng. Bởi xét đến cùn, khi một gia đình hạnh phúc thì các thành viên trong gia đình đó mới có thể tập trung theo đuổi sự nghiệp của cá nhân mình, để kiến tạo, để sáng tạo ra những giá trị phục vụ cho đời sống cá nhâ, rộng hơn là đời sống gia đình và vươn tới đời sống xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội và vì vậy khi gia đình hạnh phúc, ta mới mong có một xã hội văn minh, tốt đẹp.
Nhưng hạnh phúc không phải là điều tự có. Để có một gia đình hạnh phúc, mỗi chúng ta trước hết phải làm trong bổn phận và trách nhiệm của mình với gia đình. Không chỉ vậy, ta cũng cần biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, mở rộng trái tim và tấm long của mình và không ngừng giữ gìn, đắp xây mái ấm đó!
Bài thuyết trình của tôi đến đây xin được kết thúc. Qua bài thuyết trình này, tôi mong tất cả lớp mình hãy làm trong bổn phận của những người con để vì một gia đình hạnh phúc! Hãy không ngừng nỗ lực và vươn tới làm điểm tựa cho mọi người trong gia đình! Đời song của mỗi cá nhân cần phải vin vao gia đình thì cá nhân đó mới mong phát triển bản thâ, kiến tạo ra những giá trị phục vụ cộng đồng! Các bạn nghĩ thế nào? Cảm ơn tất cả mọi người vì đã lắng nghe!
Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống”
Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.
Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.
Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.
Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.
Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.
nhớ tk cho mk
Trong gia đình em người thân nhất với em là ba em. Ba em năm nay hơn bốn mươi tuổi. Ba là một người đàn ông có thể hình vạm vỡ, dáng người cao to. Tính tình ba rất hòa đồng, vui vẻ, luôn hết mực chăm cho con cái. Hằng ngày, cứ 7h ba lại dắt xe đi làm và 6h tối ba lại trở về nhà. Sau giờ ăn tối, ba xem thời sự rồi dậy chúng em học bài. Ba luôn ôn tồn giảng giải cho chúng em từng tí một, không cáu gắt, không nặng lời với bọn em bao giờ cả. Mỗi chúng em đều coi ba là hình mẫu lý tưởng để noi theo. Em yêu ba em lắm. Em hứa sẽ học tập thật tốt, để không phụ lòng mong mỏi của ba.
Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y Phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Cảm nhận đầu tiêntrong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời
Không chỉ gọi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và ước mơ của cha về con. Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ mạnh mẽ vượt wa mọi khó khăn, gian khổ.
Người đồng mình thương lắm con ơi
...........Không lo cực nhọc
Trước hết đó là tình thương yêu, đùm bọc nhau. Cách nói mộc mạc mà chứa đựng bao ân tình rất cảm động đó được lặp đi lặp lai như một điệp khúc trong bài ca. Chính tình thưong đó là sức mạnh để "người đồng mình" vượt wa bao gian khổ cuộc đời. Những câu thơ ngắn, đối xứng nhau "cao đo nỗi buồn xa nuôi chí lớn" diễn tả thật mạnh mẽ chí khí của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói, cực nhọc, lam lũ nhưng có chí lớn, luôn yêu quý tự hào, gắn bó với quê hương. Đó là phẩm chất thứ hai. Thứ ba, về cách sống, người cha muốn giáo dục con sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương, bit chấp nhận vượt wa gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình. Không chê bai, phản bội quê hưong : "không chê...không chê....không lo" dù quê hương còn nghèo, còn vất vả. "Người đòng mình sống khoáng đạt, hồn nhiên, mạnh mẽ "như sông như suối-lên thác xuống ghềnh-ko lo cực nhọc". Lời cha nói với con mà cũng là lời dạy con về bài học đạo lý làm người. Đoạn thơ rất dồi dào nhạc điệu, tạo nên bởi điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu và nhịp thơ rất linh họat , lúc vươn dài, khi rút ngắn, lời thơ giản dị, chắc nịch mà lay độg, thấm thía, có tác dụng truyền cảm manh mẽ.
Để nhắc nhở giáo dục con, người cha nhấn mạnh truyền thống của người đồng mình:
Người đồng mình thô sơ da thịt
.......Nghe con
Truyền thống ấy thật đáng tự hào, tuy "thô sơ da thịt", ăn mặc giản dị, áo chàm, khăn piêu, cuộc sống mộc mạc thiếu thốn... nhưng ko hề nhỏ bé về tâm hồn, ý chí nghị lực và đặc biệt là khát vọng xây dựng quê hương. Họ xây dựng quê hương bằng chính sức lực và sự bền bỉ của mình: "tự đục đá kê cao quê hương". Họ sáng tạo, lưu truyền và bảo vệ phong tục tốt đẹp của mình biết tự hào với truyền thống quê hương, dặn dò con cần tự tin, vững bước trên đường đời, ko bao giờ được sống tầm thường, nhỏ bé, ích kỷ. Hai tiếng "nghe con" kết thúc bài thơ với tấm lòng thương yêu, kỳ vọng, vừa là lời dặn dò nhắc nhở ý chí tình của nhười cha đối với đứa con thân yêu. Hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương trìu mến wá.
Bài thơ có giọng điệu nhò nhẹ, chân tình và rất mới lạ trong phong cách, một phong cách miền núi với ngôn ngữ "thổ cẩm" rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. Qua đó, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của 1 dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha. Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”
Câu ca dao thật là quen thuộc đến độ ai cũng có thể đọc thuộc lòng, nhưng có mấy ai cảm nhận thật sự ý nghĩa của nó, có làm tròn được “Đạo con”. Tất cả chúng ta có ai là không do cha sanh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời nầy mà không nhờ ơn cha mẹ. Tình cha nghĩa mẹ như Thái sơn cao ngất, như nguồn nước trong lành tắm mát đời con. Con ra đời trong sự lo lắng của cha, trong nỗi đau đớn nhọc nhằn của mẹ. Thế nhưng lòng mẹ cha vẫn ngập tràn niềm vui sướng khi con thơ mở mắt chào đời, con là niềm hạnh phúc của mẹ, con là niềm tự hào của cha. Mở mắt đi con cửa đời đang rộng mở, đừng sợ con yêu hãy can đảm lên nào, đón con vào đời đã có mẹ cha. Vất vả ngược xuôi, mẹ cha vật lộn với đời cho con manh áo, miếng cơm, cái chữ, vì nụ cười trẻ thơ đâu quản gian lao, dù cho phải làm chuyện tội tình phải vương vào nghiệp báo. Thế nhưng thuở nhỏ chưa biết phân biệt phải trái, cho đến khi khôn lớn thành tài, trong chúng con có ai thật lòng nhớ ơn cha mẹ, đền đáp nghĩa sanh thành. Chúng con đã quen được cha đùm bọc, mẹ chăm sóc nên cứ nghĩ rằng đó là bổn phận, là trách nhiệm mà quên đi nghĩa sâu dày. Chúng con ích kỷ mãi lo vun vén cho mình, lo xây dựng tương lai mà quên đi cha mẹ già, đang tựa của chờ trông một vòng tay con trẻ yêu thương chăm sóc, một lời an ủi chân thành tha thiết. Để rồi khi thất chí, thua kém người đời chúng con lại oán cha giận mẹ. Than ôi! tội bất hiếu thật tày đình biết kể sao cho xiết. Có khi cha mẹ già yếu, được ở kề bên chúng con lại cho là gánh nặng mà khinh khi bạc đãi chẳng chăm sóc đỡ nâng. Sao chẳng nhớ lại lúc ấu thơ, ăn chẳng được, nói cũng không huống chi là đi đứng thì ai là người dưỡng dục, chở che. Để rồi khi cha mẹ mất đi lại khóc than kể lể thì có nghĩa gì đâu. Trên bàn thờ nhan khói lạnh lùng chỉ là tấm ảnh vô hồn, mẹ cha còn đâu nữa.
“Mẹ già như chuối chín cây. Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi. Mồ côi tội lắm ai ơi! Đói cơm khát nước biết người nào lo. Đói cơm khát nước biết người nào lo.”
Giờ đây con mới cảm nhận được sự cô độc lạnh lùng, khi thiếu tình thương vô bờ của cha mẹ. Ai sẽ là người dỗ dành an ủi lúc buồn đau, ai nâng đở khi dòng đời xô đẩy. Chỉ cha mẹ là hy sinh tất cả cho con mà không đòi hỏi đáp đền. Cha mẹ là bến đổ bình yên, là cội nguồn yêu thương hạnh phúc. Không cha không mẹ là nỗi đau lớn nhất, bất hạnh nhất, mà không gì có thể bù đắp được. Hạnh phúc thay khi còn cha mẹ, khi được cài bông hồng đỏ thắm tình yêu thương. Chúng con nguyện với lòng sẽ cố gắng hết sức, dù là một việc nhỏ bé, để làm vui lòng cha mẹ để mai này không hối hận ăn năn. Để ngày nào trong năm cũng là ngày Vu Lan, là ngày nhớ ơn cha mẹ. Nước mắt tuôn rơi xót xa, khi trên áo chúng con là bông hồng trắng thương đau. Thương cha nhớ mẹ ngậmngùi lòng con. Dù muộn màng nhưng chúng con sẽ tích góp nhiều công đức, để hồi hướng cho cha mẹ được về cảnh Tây phương cực lạc.
Ngày tháng thoi đưa, tuổi xuân sẽ qua, tuổi già sẽ đến, tiền tài vật chất, sức khỏe rồi cũng sẽ phai tàn nhưng tình yêu thương, công đức sanh thành không bao giờ phai nhạt. Hãy làm tròn chữ hiếu, làm tròn đạo con. Đừng để đến phút cuối cuộc đời mới quay đầu hối tiếc thì đã muộn màng.
“Công đức sinh thành, làm con phải hiếu. Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi ấy có đầy ắp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lý của trẻ.
Mỗi con người trong cuộc đời đều cần có nơi tìm về sau mỗi lần thất bại hay mỗi khi bị gục ngã để được chắp cánh thêm niềm tin, để tiếp tục sống và vươn lên - Nơi ấy là gia đình!
“Gia đình, gia đình, ôm ấp ta những ngày thơ...
Gia đình, gia đình, bên nhau khi đớn đau, bên nhau đến suốt đời…”
Lời bài hát như đưa ta trở về với tuổi thơ êm đềm. Con người ta lớn lên, đi học, đi làm rồi “quay cuồng” với cuộc sống bộn bề hay lãng quên đi bao điều. Nhưng, có một điều chẳng bao giờ đổi thay ấy là khi mệt mỏi hay lúc gặp phải khó khăn thì đều mong được tìm về một chốn bình yên. Nơi đó con người ta cảm thấy mình bé nhỏ được che chở và nâng niu trong vòng tay của những người thân yêu. Nơi ấy có một bờ vai vững chắc để ta khóc trước nỗi đau, có bàn tay của mẹ nắm lấy kéo ta ra khỏi tuyệt vọng và nơi ấy còn có cái vỗ vai của cha cùng lời động viên “gắng lên con”... Nơi ấy là gia đình.
Mới 6 giờ tối bé Tuấn đã sang nhà tôi chơi. Hỏi cháu ăn cơm chưa mà đi chơi thì cháu đáp “Mẹ cháu lại đi rồi, cháu với bố ăn mì tôm”. Câu nói của Tuấn không làm tôi ngạc nhiên bởi đây không phải lần đầu mẹ Tuấn bỏ đi như thế. Là lao động tự do, bố Tuấn - anh Lâm phải làm quần quật lo cho 4 miệng ăn. Còn chị Lan chỉ ở nhà lo cơm nước cho chồng, cho con. Thế nhưng, không hiểu chị bận gì mà nhà cửa, con cái chị chẳng mấy quan tâm. Lạ là cứ khi nào “khúc mắc” với chồng chị lại bỏ nhà đi vài ba bữa rồi... tự về. Bấy lâu ở cạnh nhà anh chị nhưng tôi không khi nào nghe được lời nói nhẹ nhàng của chị với chồng con. Hễ con cái làm trái ý là chị chửi. Lắm khi tức khí chị cầm gậy duổi đánh con khắp xóm. Hai thằng con của anh chị đứa học cấp 2, đứa hết hè này vào lớp 4 không được quan tâm suốt ngày bêu nắng, lặn ngụp dưới ao, vẻ mặt lúc nào trông cũng rầu rầu.
Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi ấy có đầy ắp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lý của trẻ. Ngược lại, những mất mát trong đời sống gia đình sẽ làm cho trẻ bị tổn thương và ảnh hưởng xấu đến nhân cách của trẻ. Ví như, với cuộc sống của anh em Tuấn trong câu chuyện kể trên liệu có ai dám bảo đảm rằng sau này hai đứa trẻ sẽ không trở thành “gánh nặng” cho xã hội? Ðã có rất nhiều tội lỗi con trẻ gây nên mà nguyên nhân chính là từ gia đình không trọn vẹn. Báo chí phản ánh nhiều những tội phạm ở tuổi vị thành niên, thế nhưng ít ai hiểu sâu xa nguyên nhân khiến các em trở thành như thế.
Còn nhớ một học sinh đã nói trong nước mắt khi được đưa vào trung tâm giáo dưỡng: “Con đã rất buồn và xấu hổ với bạn bè vì cha mẹ con suốt ngày đánh chửi nhau, thậm chí chẳng thèm quan tâm xem con ăn ngủ như thế nào...”. Nước mắt của em hẳn làm nhiều người xót xa và không khỏi suy nghĩ về vai trò của các thành viên trong gia đình đối với con trẻ. Ðối với những đứa trẻ đó, sẽ chẳng còn đâu hình ảnh “Lung linh lung linh tình mẹ tình cha. Lung linh lung linh cùng một mái nhà. Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui..”. Người lớn vẫn nghĩ rằng trẻ con thì biết gì, họ đâu biết rằng chỉ cần cha mẹ biểu hiện lạnh nhạt trong những bữa cơm hay trong nhà thiếu vắng những tiếng cười đùa, những lời yêu thương là con trẻ đã cảm nhận được nỗi buồn và nhân cách trẻ cũng vì thế mà sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Mặt khác, hiện nay có thể thấy sự gần gũi giữa các thành viên gia đình đang bị giảm sút do cha mẹ mải lo làm ăn ít có thời gian quan tâm đến con trẻ hoặc có quan tâm thì thái quá và không hiểu trẻ cần gì. Nhiều trẻ em nói rằng, cha mẹ mải lo toan vật chất cho chúng mà quên đi rằng chúng còn có những nhu cầu rất quan trọng khác nữa như nhu cầu vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu, quyền được tiếp cận các thông tin thích hợp và tham gia các hoạt động xã. Trẻ em còn đánh giá cha mẹ không hiểu chúng và vì thế mà họ áp đặt trẻ theo suy nghĩa của mình, thiếu tôn trọng ý kiến của trẻ. Giữa bố mẹ và con cái dường như không có sự trao đổi, tâm sự. Mọi việc con cái làm nếu trái ý bố mẹ thì bị cho là “vô lễ”. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng thiếu sự hiểu biết lẫn nhau, điều này khiến trẻ cảm thấy chán nản, bi quan, thấy rằng gia đình không phải là chiếc nôi êm đềm hạnh phúc như mình mong muốn và hậu quả là trẻ dễ bị sa vào con đường tội lỗi. Ðời sống ngày càng được cải thiện, việc chăm sóc trẻ em vì thế ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn. Thế nhưng, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tình hình mới lại nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp. Do vậy, bên cạnh các đoàn thể chính trị - xã hội, nhà trường có trách nhiệm chăm lo, giáo dục trẻ em thì gia đình phải thực sự đóng vai trò chủ động tích cực nhất và có trách nhiệm cao nhất.
Mỗi con người trong cuộc đời đều cần có nơi tìm về sau mỗi lần thất bại hay mỗi khi bị gục ngã để được chắp cánh thêm niềm tin, để tiếp tục sống và vươn lên. Nơi ấy là gia đình, là những người thân yêu. “Gia đình, gia đình. Ôm ấp những ngày thơ. Cho ta bao kỷ niệm thương mến”. Ơi gia đình mến thương, hãy thực sự là chiếc nôi hạnh phúc để “Vương vấn bước chân ta đi. Ấm áp trái tim quay về”, để nâng đỡ con trẻ vượt qua khó khăn, thử thách trên mỗi chặng đường đời