K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2022
 Tk ạ : 

"Bác Hồ - người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại", hình ảnh Bác luôn mãi sắt son và trường tồn theo thời gian. Bài thơ thật đẹp, thật đáng quý, đáng yêu bởi những cảm xúc tự tận đáy lòng được viết ra của tác giả. Không cầu kỳ, hoa mỹ, không lộng lẫy, phô trương. “Viếng lăng Bác” kết tinh những tình cảm lớn trong một trái tim bình dị đã chạm đến cảm xúc người đọc một cách tự nhiên như thế.

11 tháng 4 2022

tham khảo

Bằng những hình ảnh đẹp giàu tính biểu tượng cùng chất suy tưởng lãng mạn, nhà thơ Viễn Phương trong bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện đầy xúc động tình cảm của những người con miền Nam khi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác, đó còn là sự trân trọng, biết ơn của nhà thơ cũng là của tất cả con người, dân tộc Việt Nam với tình yêu, sự nghiệp giải phóng sáng ngời như vầng thái dương của Bác đối với dân tộc Việt Nam. Bác tuy đã đi xa nhưng hình ảnh của Người vẫn luôn sống mãi trong trái tim, tâm hồn của mỗi người Việt Nam.
 

16 tháng 2 2022

Refer

undefined

30 tháng 3 2022

REFER

 Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

30 tháng 3 2022

refer

 

 Khổ cuối (khổ thơ thứ tư) là cảm xúc của nhà thơ khi ra về. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

     Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cậy tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.

5 tháng 3 2022

Tham Khảo

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài

. Khổ thơ thứ 3:
- Dùng cách nói giảm nói tránh, đầy trân trọng và tôn kính “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”.
- Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền”, tạo cảm giác trong trẻo, thanh tịnh đến vô ngần, đồng thời sự thật về việc Bác ra đi cũng trở nên dễ chấp nhận hơn với nhiều độc giả.
- “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi/Mà sao nghe nhói ở trong tim”, dù ý thức được rằng tuy Bác đã đi xa nhưng vẫn không thể kìm nén nỗi đau xót ở trong lòng.

. Khổ thơ cuối:
- Sau chuyến thăm viếng ngắn ngủi, tác giả phải quay trở về miền Nam công tác, điều đó cũng đồng nghĩa rằng phải xa Bác, khiến Viễn Phương tiếc nuối không thôi.
- Ước nguyện chân thành muốn được trở thành con chim hót, đóa hoa, cây tre “trung hiếu” để ngày ngày ở bên Bác.
=> Viễn Phương đã dành cho Bác những tình cảm hết sức chân thành và tôn kính, lòng mến thương ấy đã được tác giả bộc lộ thông qua những mong ước thật bình thường và giản dị.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận về tác phẩm.

23 tháng 3 2022

Mở bài:

--“Viếng lăng Bác” , bài thơ gây một xúc cảm đặc biệt. Viễn Phương bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu cảm xúc sâu lắng đã diễn tả niềm kính yêu, sự xót thương và lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với lãnh tụ.

Thân bài:

+ Khổ 3, 4 của bài viếng lăng bác là:

  Cảm xúc của tác giả khi ra về:

+ Tâm nguyện của tác giả: “ làm con chim hót quanh lăng Bác”, “ làm đóa hoa tỏa hương đâu đây”, “ làm cây tre trung hiếu chốn này”.. để gần Bác. Đó là khao khát được bên Bác. Một loạt hình ảnh ẩn dụ, sự vật nhỏ bé, thân thiết với Bác Hồ. Đó là khao khát muốn ở gần Bác Hồ để bảo vệ giấc ngủ của Bác.

+ Nghệ thuật đầu cuối tương ứng: hình ảnh tre là tấm lòng của nhân dân miền Nam nói riêng, nhân dân cả nước nói chung nguyện đi theo con đường của Bác đã đi và là lời hứa của thế hệ sau.

+ Tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng, không muốn rời xa Bác.

---- Kết :

-      Bài thơ “ Viếng lăng Bác” thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ khi vào viếng lăng Bác

-         Bài thơ có giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.

23 tháng 3 2022

yên tâm dài ngu chứ ngắn thì cân đc:>

24 tháng 5 2022

vậy lên khác gì lên đây để lấy bài mạng về chép?

24 tháng 5 2022

mình lên hỏi chỉ viết thêm ý vào bài thôi ạ nhưng mình vẫn yêu cầu các ý tưởng của mọi người chứ khong phải mấy bài trên mạng

24 tháng 5 2022

ũa cj sao giống pặn kia z cj:v

24 tháng 5 2022

cần ý tưởng của mọi người chứ không phải vài ba câu trên mạng.-. nên làm ơn hiểu cho và làm thì có tâm một chút