K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2016

KB:Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Hãy thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.

22 tháng 9 2016

tren mang ma

 

21 tháng 9 2016

   Vậy là đã kết thúc ngày hôm ấy, tôi quả thực thấy mình đã trưởng thành hơn rất nhiều. Tôi hồi trước chỉ là một câu bé ham chơi, lúc nào cũng chỉ biết chơi không giúp đỡ người khác. Nhưng giờ tôi đã lớn hơn, biết quan tâm giúp đỡ người khác. Tôi thực sự cảm thấy phục bản thân vì tôi vốn là cậu bé ham chơi mà nhưng không ngờ tôi lại có thể thay đổi tính cách nhanh đến vậy.

Chúc bạn học tốt!hihi

21 tháng 9 2016

cam on ban nhiu

21 tháng 9 2016

" Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

   Bác Hồ người vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam đã từng dạy chúng ta rằng " Người trong một nước hãy giúp đỡ, yêu thương lấy nhau." Bác là người dạy chúng ta những điều đó là vì muốn chúng ta thành một công dân có ích cho xã hội. Và tôi vui vì hôm nay tôi đã làm một việc tốt.Tôi đã giúp bà cụ tầm khoảng 89 tuổi sang đường. Vì sao tôi lại vui vì tôi đã thể hiện được đức tính của mình trong câu nói của Bác. Không chỉ riêng bà cụ mà tôi còn muốn giúp rất nhiều người nữa.

Chúc bạn học tốt!hihi

22 tháng 9 2016

Người ta có câu " Nhiễu điều phủ lấy giá gương

           Người trong một nước phải thương nhau cùng."

Câu văn này có ý nghĩa người trong một nước phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Tôi rất thích câu này và luôn ghi nhớ để áp dụng trong cuộc sống. 

Chiều nay, khi tan trường, tôi thấy một bà cụ đứng nép ven đường . Giáng vẻ bà khoảng 80 tuổi. Mắt bà chắc cũng kém lắm rồi, bà cứ đưa mắt nhìn dòng người trong nỗi buồn. Bước chân ra, rồi lại rụt vào. Ngoài đường xe cộ nườm nượp thế kia mà không ai giúp bà qua đường. Tôi dựng xe đạp xuống xà chạy sang giúp bà cụ. Có đứa bạn tôi bảo: " Sao cậu phải giúp bà cụ thế? ". Tôi mỉm cười trả lời: Vì người xưa có câu " Nhiễu điều phủ lấy giá gương... mà" .

Quả thật là sau khi giúp người, lòng mình rất vui và thoải mái. Bởi vì tục ngữ thời xưa còn có câu " Thương người như thể thương thân" nữa mà.

vui

2 tháng 12 2016

" Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Đó là lời dạy của cha ông ta bao đời nay nhưng không phải ai cũng nhớ, cũng không hẳn ai cũng quên. Trong cuộc sống này, rồi ta sẽ tìm được sự lương thiện trong mình như giúp một bà lão qua đường - một hành động nhỏ nhưng đầy ắp tình thương.

22 tháng 9 2016

  Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà

22 tháng 9 2016


    Bạn Trúc là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui , chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo . Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường . Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn , em sẽ không bao giờ quên

5 tháng 10 2020

Năm lớp hai, có một chuyện mà đến giờ em vẫn nhớ trong câu chuyện đó em đã đấu tranh với sai lầm của chính mình.

Hôm đó, cô gọi các bạn lên bảng chữa bài tập toán, khi cô gọi bạn Thảo Hương lên chữa bài, em nhìn thấy bạn lúng túng nói gì đó với bạn bên cạnh, lúc bạn lên đến bàn em, bạn nói thầm vào tai em: Phương Anh ơi! Cho tớ mượn vở nhé! Em hơi lưỡng lự rồi đưa cho bạn vở của mình. Các bạn chữa bài xong, cô bảo cả lớp thu vở lúc đó em mới lên nói với cô là Thảo Hương quên vở, cô hỏi: Thế sao lúc này bạn lại có vở và lên chữa bài? Em trả lời là em không biết. Vừa lúc đó, tiếng trống trường từ báo hiệu giờ ra chơi, cô cho các bạn ra chơi, thế là cả lớp ùa ra ngoài như những chú chim non rời tổ, em cũng ra theo. Ra chơi vào, cô trả vở và gọi các bạn đọc điểm, cô gọi đến Thảo Hương thì bạn lí nhí trả lời: Thưa cô, em… em quên vở ạ. Thế là cô cho bạn điểm kém, bạn rất buồn.

Về đến nhà, em kể chuyện của bạn cho mẹ, mẹ bảo em: Con nên đến thú thật với cô thì chắc cô sẽ không nói gì đâu. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ được. Hôm sau, em đến nói thật với cô là chính em đã cho bạn mượn vở. Chẳng ngờ cô đã không mắng em mà còn khen em trong tiết học sinh hoạt lớp. Hôm đó em rất vui, khi vừa đến gặp mẹ ở nhà em đã tíu tít kể chuyện và em thấy mẹ nói rất đúng.

Câu chuyện đó luôn khắc sâu trong tâm trí em em rất tự hào vì mình đã làm một việc tốt.

5 tháng 10 2020

Cho mình hỏi chút nhé :

 Kể về một lỗi lầm có thể là 1 việc gây ra khiến cho bố mẹ buồn được không ?

Nếu được thì đến link : https://olm.vn/hoi-dap/detail/262978646264.html

Mình có viết dàn ý ở đó.

4 tháng 3 2020

Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chỉ nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muốn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi làm xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lăm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa, móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.

7 tháng 3 2020

                                                             Bài làm

Vào dịp sinh nhật lần thứ 10 của mình, em được mọi người tặng rất nhiều quà. Trong đó, có một món quà mà em thích nhất, đó là chú gấu bông đáng yêu. Đây là món quà mà bố em đã mua trong một lần đi công tác ngoài Hà Nội.

Chú gấu bông xinh xắn được em đặt tên là Min. Min có bộ lông nâu vàng nhạt, mềm mịn và rất dày dặn. Min cao 90cm nhưng được nhồi rất nhiều bông bên trong nên nhìn chú rất mũm mĩm và đáng yêu. Đôi tai của Min dài, rủ xuống nhìn thật ngộ nghĩnh. Cặp mắt Min bằng nhựa tròn xoe, đen láy. Cái mũi chú hồng hồng, xinh xắn được gắn cùng với chiếc miệng nhỏ.

Min là người bạn thân thiết nhất của em. Mỗi khi đi học về, việc đầu tiên mà em làm là chạy đến ôm Min vào lòng. Đặc biệt, mỗi khi trời rét, được ôm Min đi ngủ thì ấm biết bao! Chính em đã xin phép mẹ may cho Min một bộ quần áo để mặc khi trời trở rét. Giờ đây, Min được khoác thêm một bộ cánh màu xanh ấm áp để xua đi cái giá lạnh trong mùa đông. Nhìn Min thật ra dáng một chú gấu bông chính hiệu.

Em yêu Min cũng bởi đây là món quà mà bố tặng em. Bố hay đi công tác xa nhà nên mỗi khi thấy Min, em lại như được gần bên bố mỗi ngày. Em sẽ luôn yêu thương, bảo vệ Min như người bạn thân thiết nhất của mình.

2 tháng 1 2023

Trên đường tới sân bóng, em nhìn thấy một bà cụ đang sách một túi đồ trông có vẻ rất nặng. Bỗng nhiên, một đám thanh niên đi qua va vào bà cụ. Túi đồ bị rơi xuống đường. Nhưng đám thanh niên không quay lại nhặt đồ giúp bà. Thấy vậy, em liền chạy tới giúp bà xách túi đồ. Xong xuôi, bà cụ nhìn em mỉm cười rồi cảm ơn. Em cảm thấy rất vui vì làm được một việc tốt.

13 tháng 3 2023

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.

a. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.

b. Thân bài

*Giải thích:

- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.

- Biểu hiện của sự vô cảm:

+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.

+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.

 

+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.

- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

*Nguyên nhân của sự vô cảm

+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.

+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.

+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.

+ Do phụ huynh quá nuông chiều.

*Tác hại của sự vô cảm

+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.

+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.

+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.

*Liên hệ, vận dụng

- Lên án các hành động vô cảm.

- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.

+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.

c.Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.

*Mở bài:

Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.

13 tháng 3 2023

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

a.Mở bài

- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.

- Nêu ấn tượng về nhân vật

b. Thân bài

Phân tích đặc điểm nhân vật.

*Giới thiệu khái quát về nhân vật

- Sự xuất hiện.

- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.

*Đặc điểm của nhân vật

- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.

- Ngôn ngữ của nhân vật.

- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.

c.Kết bài

Đánh giá về nhân vật.

Mở bài:

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.