Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ "Tre Việt Nam" được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại "chuyện ngày xưa" trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam:
"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh"
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt:
"Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi"
- Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu... tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam:
"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu"
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam...
"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"
Sau khi đọc xong bài thơ " Tre xanh " cảm nhận ban đầu của em là những lũy tre xanh, tre gắn bó với con người VN từ rất đời nay rồi. Tre gắn bó với người nông dân gắn bó với những đứa trẻ. Tre gắn các đôi trai gái với nhau, tre gắn bó từ lúc thuở bé đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Tre xanh là biểu tượng sức mạnh của dân tộc VN. Đi đâu ta cũng thấy những hàng tre xanh mướt. Nhưng tre ở làng quê bao giờ cũng đẹp nhất, tre phủ bóng sân đình. Tre đẹp lắm, đẹp đến mức người nào đến thăm VN cũng phải đến những làng quê với cánh đồng lúa chín với cây đa có tự lâu đời. Truyện Thánh Gióng ai cũng đã nghe qua tre cùng dân đánh giặc cùng dân giữ nước. Tre xanh của Nguyễn Du là một tác phẩm hay và mang một ý nghĩa sâu sắc.
Tre còn là biểu tượng những đức tính tốt của người Việt. Nét đẹp người con gái nông thôn ngồi bên những lũy tre xanh, em thấy hình ảnh đó là một vẻ đẹp tự nhiên của người VN. Tre chỉ đẹp khi ở bên cạnh người VN
Trẻ với em là người bạn gắn bó từ thuở bé. Trẻ chơi với em, em cùng em tới trường. Em yêu lũy tre trường em, nó đẹp và mang những ý nghĩa đẹp đẽ của người VN.
Trong câu thơ trên có các từ chỉ hình tượng :
- Gầy guộc, mong manh => từ tượng hình gợi tả dáng vóc của người.
- Kham khổ, cần cù => từ tượng hình gợi tả trạng thái của con người.
hk_ tốt
Cậu tham khảo:
Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.
Qua bài thơ Ngắm trăng, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác một cách thật sâu sắc. Trong điều kiện thiếu thốn của nhà tù, việc ngắm trăng của Bác cũng thành bữa tiệc thiếu thốn rất nhiều những quy chuẩn của việc chơi trăng, ngắm trăng vốn có. Bác lặng lẽ, say mê ngắm ánh trăng sáng ngoài cửa sổ. Bốn bức tường giam chật hẹp không ngăn được cảm xúc mênh mông, Bác thả hồn theo ánh trăng và gửi gắm vào đó khát vọng tự do khôn cùng của mình. Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Có thể thấy được phong thái ung dung của Bác trong cảnh đọa đầy, phong thái này không phải dễ có được, phải là người có chí hướng lớn, luôn lạc quan mới có thể giữ cho mình tấm lòng thanh thuần kể cả trong chốn lao tù như thế.
THAM KHẢO
a.Phép tu từ
- Phép tu từ nhân hóa: « Trăng nhòm”, điệp từ “ ngắm”
b. Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:
- Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...
- Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời
biện pháp tu từ : điệp ngữ và nhân hóa
BP nhân hóa : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu
BP điệp từ : ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người
giá trị : Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu
Nghệ thuật đối —> Nhân hoá —> Sự giao hoà giữa người với thiên nhiên
——> Tình cảm song phương mãnh liệt
——> Sức mạnh tinh thần diệu kì của người chiến sĩ, thi sĩ
Tham khảo:
b,
Cây tre là một trong những loài cây quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân Việt Nam. Không chỉ vậy, từ vai trò, công dụng cũng như đặc tính tốt đẹp của cây tre là tre đã trở thành một biểu tượng cho lòng dũng cảm, sự kiên cường, bất khuất của nhân dân, con người Việt Nam. Viết về biểu tượng cây tre, nhà thơ Nguyễn Duy đã viết nên những dòng thơ gây xúc động đến người đọc, đó chính là bài thơ Tre Việt Nam.
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa...đã có bờ tre xanh
Mở đầu bài thơ, tác giả Nguyễn Duy đã thể hiện sự băn khoăn chưa có lời giải đáp về nguồn gốc cũng như thời điểm xuất hiện của cây tre. Trong những câu chuyện của bà, trong những lời ca dao đầy thiết tha của mẹ,hẳn trong chúng ta ai cũng từng biết đến cây tre. Nhưng, cây tre ra đời như thế nào, có xuất xứ ra sao thì không ai biết, chỉ biết một cách mơ hồ, ước lượng rằng tre ra đời từ rất lâu rồi. Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy thể hiện sự cảm than “Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh”.
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu
Cây tre là loài cây có thân nhỏ, mọc thẳng, một cây tre trưởng thành có thể cao từ năm đến bảy mét. Lá tre mỏng và dài. Từ những đặc điểm của cây tre, tác giả Nguyễn Duy thể hiện sự xúc động khi hình dáng mỏng manh của cây tre vẫn vươn lên tươi tốt, vẫn có thể thành luỹ, nên thành. Tre có thể sống ở mọi địa hình, ngay cả đất đai cằn cỗi là sỏi đá tre vẫn vươn lên xanh tốt “Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu”. Từ đặc tính sinh sôi mạnh mẽ, mãnh liệt của cây tre, tác giả gợi cho người đọc hình dung về chính con người Việt Nam, đó chính là những người có khả năng thích nghi cao, có khả năng chinh phục những hoàn cảnh khó khăn để sinh tồn, phát triển.
a) __Thamkhao__
Bài thơ " ngắm trăng" là bài thơ được trích trong "Nhật kí trong tù" của Hồ chí minh. Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm. Trong đó, hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chất nghệ sĩ hòa quyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác. Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn ánh trăng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng. Máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ, chiến sĩ vĩ đại. Câu cuối nói về vầng trăng. Trăng được nhân hóa có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư, trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ đến chốn ngục tù tăm tối thăm bác. Trăng và Bác tri ngộ "đối diện đàm tâm" thông nhau qua ánh mắt. Hai câu cuối được cấu trúc đăng đối nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, chất nghệ sĩ hòa quyện trong Bá