Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai câu thơ cuối khổ thơ thứ hai của bài "Sang thu" gợi ra sự tưởng tượng đầy chất thơ, đúng như sự nhẹ nhàng, mềm mại của mùa thu.
Nghệ thuật nhân hóa giúp ta hình dung đám mây mùa hạ đang có sự biến đổi, để bước sang mùa mới. Hình ảnh đám mây hiền lành, lặng lẽ nhưng như vẫn còn nhiều sự tiếc nuối, lưu luyến chưa muốn rời.
Hình ảnh đám mây, cầu nối giữa hai mùa trong khoảnh khắc giao mùa. Tác giả thông qua quan sát tinh tế, kĩ lương còn có ngòi bút nghệ thuật bay bổng mới có thể tạo được những câu thơ thật đẹp, khiến cho người đọc lâng lâng trước khoảnh khắc sang mùa.
Biện pháp nhân hóa:
+ Sương chùng chình: nghệ thuật nhân hóa, kết hợp với từ láy gợi hình, diễn tả hình ảnh dòng sông êm đềm lững lờ trôi như lắng lại phù sa, khác với hình ảnh dòng sông mùa hạ giông bão.
+ Chim vội vã - nghệ thuật nhân hóa gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn bởi chúng cũng đã cảm nhận được hơi se lạnh của mùa thu.
+ “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”: nghệ thuật nhân hóa độc đáo và thi vị nhất trong bài sang thu, đám mây như dải lụa mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời, chiếc cầu nối mỏng manh giữa hai mùa.
- Nghệ thuật đối: Sương chùng chình >< Chim vội vã - Vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.
→ Nghệ thuật nhân hóa, đối khiến cho hình ảnh tự nhiên trở nên gần gũi, thân thuộc với con người, có sức truyền cảm tới người đọc cũng như gợi lên nhưng liên tưởng thú vị.
Khổ thơ em tự chép trong SGK nhé!
Giá trị nội dung:
Miêu tả sự chuyển biến của thời tiết khi thu đến.
Giá trị nghệ thuật:
Nghệ thuật ẩn dụ
Bao gồm nhiều từ ngữ chỉ mức độ: bao nhiêu, vơi dần, bớt.
Hình ảnh sinh động, giàu sức gợi.
tham khảo
+ Sông dềnh dàng – nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư. + Chim vội vã – Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét.
tham khảo: + Sông dềnh dàng – nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư. + Chim vội vã – Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét.
Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:
- Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.
- Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.
- Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :
+ Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.
+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.
Sang thu là bức thông điệp lúc giao mùa khi mùa thu sen lấn dần mùa hạ. Khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự dung cảm, tinh tế sâu sắc về sự biến đổi không gian thiên nhiên lúc sang thu. Bài thơ Sang Thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào cuối năm 1977 được diễn tả khoảnh khắc giao mùa đẹp đẽ nhất của tự nhiên, nó gieo vào lòng người những rung động một cách giao hòa và đồng điệu.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Mùa thu đến với nhà thơ khá đột ngột bất ngờ, dường như không hẹn trước mà bỗng nhận hòa. Một buổi sáng chớm vào thu cảm nhận đầu tiên trong tâm hồn thi sĩ không phải bắt đầu từ trời xanh, mây trắng, hoa cúc vàng. Bắt đầu từ hương ổi, hương ổi thơm là cảm giác rất thực khi tác giả lần đầu thu hòa bình trong không gian yên tĩnh của súng bom, trận mạc. Hương ổi phả vào gió chứ không phải gió bay đưa hương ổi, bởi vì gió se, gió mùa thu rất nhẹ rất khé mới chớm thu mà đã thầy lành lạnh, những dấu hiệu mang đặc trưng mùa thu đã hiện diện cảm nhận rất tinh tế, chính xác rồi sao tác giả lại viết " Hình như hương ổi đã về". Phải chăng thu về đột ngột bất ngờ hay trong chữ hình như còn chứa nỗi niềm sang thu đời người.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Cảm nhận thu sang từ một khu vườn không gian hẹp, thiên nhiên mở ra ở góc nhìn rộng lớn, nhiều tầng bậc, bức tranh thu từ những gì vô hình chuyển sang những hình ảnh cụ thể hữu hình Sông, chim, mây. Với những không gian rộng dài cao sa, một bức tranh thu cổ điển chỉ vài nét chấm phá mà bao quát cả bầu trời mặt đất. Xong bức tranh thu của Hữu Thỉnh lại rất hiện đại, cấu trúc cân đối, tự nhiên chặt chẽ tuyệt đẹp. Dòng sông không dồn dập dữ dội, mùa hạ mà êm ả dộn dàng, hững hờ trở ngược lại với dòng sông, chim lại bắt đầu vội vã có lẽ hỏi thu đã báo trước cho chúng một cuộc tránh rét. Phải là người tinh tế lắm mới nhận ra sự bắt đầu chứ không phải đang vội vã.
Dù cánh chim vội vã thì không khí thu vẫn cứ bao trùm cái nắng đọng chậm rãi được diễn tả qua đám mây, thảnh thơi duyên dáng. Câu thơ đẹp mà sống động chữ vắt vừa gợi hình vừa gợi cảm.
Khổ thơ mang đến vẻ đẹp mới làm trọn vẹn lên ý sang thu của cảnh vật hồn người.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Nếu hai khổ thơ trên là cảm nhận trực tiếp của thiên nhiên đất trời thì mùa thu được cảm nhận đoán nhận bởi kinh nghiệm cảnh thu đang đi.
Cũng nắng, mưa, sấm như mùa hạ nhưng tất cả chỉ còn mức độ. Sấm cũng bớt bất ngờ âm ỉ trên hàng cây đứng tuổi, thiên nhiên vào thu và gần đi vào thế ổn định hay cũng là sự từng trải suy nghĩ đúng đắn khi bắt đầu sang thu chẳng còn bất ngờ, sợ hãi trao đùa trước nắng mưa, sấm xét bão bùng.
Hình ảnh thơ rất đẹp, ngôn từ rất tinh tế, giọng thơ thì êm đềm và những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trong tiết trời giao mùa để tạo nên một dấu ấn vô cùng sâu đậm trong lòng độc giả. Có lẽ, chính vì vậy mà sau khi đọc bài " Sang Thu " của nhà thơ Hữu Thỉnh ta lại càng thấy yêu mùa thu tha thiết hơn, nồng hậu của quê nhà.
Những chuyển biến nhẹ nhàng mà tinh tế của đất trời lúc hạ sang thu được nhà thơ Hữu Thỉnh cảm nhận sâu sắc qua bài thơ “Sang thu”. Ở đó có hương ổi nồng nàn, có gió thu se lạnh, có làn sương chùng chình, có dòng sông dềnh dàng, có cánh chim trời vội vã và: “Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu”. Người đọc cảm nhận: hình như trong đám mây kia vẫn còn lại một vài tia nắng ấm của mùa hạ nên mới “Vắt nửa mình sang thu”. Ngôn ngữ thơ thật giàu chất tạo hình! Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Nó vắt lên cái ranh giới lỏng lẻo, mỏng manh giữa hai mùa hạ - thu để rồi một thoáng qua đi cả đất trời đã nhuốm màu sắc thu. Có thể nói, bằng sự liên tưởng tinh tế, độc đáo, Hữu Thỉnh đã sáng tạo ra một hình ảnh đầy chất thơ thật quyến rũ, thật xốn xang lòng người!
mk nha ban