Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Đoạn văn nêu cảm xúc về nhân vật Dế còm.
b. Là một cư dân tốt bụng, có tài sáng tác thơ.
c. Câu đầu tiên: giới thiệu nhân vật để nêu cảm xúc.
Câu cuối cùng: ca ngợi trí tưởng tượng phong phú của tác giả và vai trò phép nhân hóa.
Dưới đây là ví dụ về tìm ý và sắp xếp ý về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa: Bạn ấy là tuổi Ngựa thích bay nhảy nhưng vẫn luôn nhớ về mẹ
- Bạn ấy có những suy nghĩ gì về tương lai: rong chơi theo những ngọn gió, những điều hấp dẫn về thế giới ngoài kia.....
- Bạn ấy nhắn nhủ điều gì với mẹ: dù có đi đâu con cũng nhớ về mẹ..
- Tính cách của bạn nhỏ: thích rong chơi nhưng vẫn nhớ về mẹ.....
1.
Bài làm của HS
2.- Bước 1: HS nộp bài và tiến hành nhận xét, trao đổi bài lẫn nhau
- Bước 2: GV tổ chức nhận xét và sửa lỗi cho HS
3.
Sản phẩm của HS
cậu học sách TV hãng cánh diều đúng ko
mình cũng học TV lớp 4 cánh diều nè
Kim Đồng là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .Tuy anh còn nhỏ tuổi nhưng rất thích hoạt động cách mạng ,mọi công việc được giao anh đều hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc . Kim Đồng thường cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp,anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi. Anh đã ngã xuống vì tổ quốc thân yêu khi tuổi đời còn nhỏ. Dù đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh anh sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Kim Đồng đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người. Anh quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo!
1. Viết về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa.
2. Tìm ý
- Giới thiệu về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật.
- Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.
- Tả cảnh đẹp mà “Ngựa con vui chơi”
- Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.
3. Sắp xếp ý
Sắp xếp các ý đã tìm được thành một hệ thống ý mạch lạc, logic.
4. Viết đoạn văn
Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bạn nhỏ đáng yêu và rất hiếu thảo với mẹ. Mở đầu bài thơ, con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?”. Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lý sâu xa. Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào “yên một chỗ” Chắc là “Ngựa con” chạy nhảy và “hí” suốt ngày? Ngựa con đi qua những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ. “Ngọn gió của trăm miền” ở bốn phương trời với bao hương vị, ở “trên những cánh đồng hoa”. Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường. Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của Ngựa con. Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ.
5. Hoàn chỉnh đoạn văn.
Học sinh đọc lại đoạn văn và sửa chữa nếu có lỗi.
Tôi cứ tưởng rằng chiếc lá đã đôi lần biến thành hoa, thành quả, thành mặt trời nhưng không, cả đời chiếc lá vẫn là chiếc lá như thế. Không phải vì biến thành những thứ đẹp đẽ thì chiếc lá mới đẹp mà lại chính vì chiếc luôn là chiếc lá, sự giản đơn, bình thường ấy đã tạo ra bao đóa hoa đẹp đẽ. Chúng ta không nên vội vàng kết luận về chiếc lá mà phải xem chiếc lá ấy đã làm gì cho đời và phải luôn trân trọng, biết ơn những điều nhỏ nhặt ấy.
Những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là:
- Viết về ai: Nhân vật bạn nhỏ
- Tìm ý: Dựa vào những câu thơ miêu tả trong bài để suy nghĩ như núi sông rừng biển bao la, những cách đồng hoa, có mặt trời mới mọc đỏ rực, một chú ngựa tía đang phi xuống đèo...
- Sắp xếp ý: Dựa trên các ý bên trên đã tìm được để sắp xếp các ý sao cho phù hợp.
- Viết đoạn văn. Dựa các ý đã sắp xếp tiến hành viết đoạn văn.
- Hoàn chỉnh đoạn văn: Xem lại các lỗi, và chính tả để hoàn chỉnh đoạn văn.