K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Qua truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thể hiện được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đó là sự khẳng định ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh. Chắc chắn rằng qua đây, đối với mỗi người sẽ có thêm những hiểu biết về tình yêu thương cha con cũng như sự tàn khốc của đấu tranh để lại.

29 tháng 1 2021

Cách tạo tình huống truyện tự nhiên, bất ngờ, hợp lí và thành công đồng thời miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói kết hợp với giá trị nhân văn cao quý: tình phụ tử thiêng liêng chắc chắc sẽ để lại cho người đọc một tư tưởng: chiến tranh không thể chia cắt tình cảm gia đình

26 tháng 1 2021

Vết thẹo trên mặt anh Sáu là chi tiết  ko thể thiếu trong tp chiếc lược ngà của tg NQS. Thứ nhất, nó thể hiện sự gian khổ nơi chiến trg, sự hi sinh vì hòa bình của những người lính. Để rồi, cho họ những thương tật trên cơ thể, những mất mát cho người thân. thứ hai, nnos là thứ khiến bé Thu ko nhận ra anh là chả của mk. Nó khiến cho Thu ngày càng xa cách cha mk, đối sử vs cha n hư người dưng và khiến người đọc có cảm giác vô cùng bức bối. Anh Sáu ở hiện tại vs anh Sáu trong hình chụp cùng mẹ bé Thu quả là ko giống nhau, bé Thu còn quá nhỏ đẻ nhận ra rằng cha mk sau chiến tranh đã thay đổi. Nhưng vết thẹo cũng là điểm nhấn khiến sau này bé nhận ra và nhớ lại tới cha của mk. Sự hối hận dâng trào, tinh cha con trong thu xuất hiện mãnh liệt. Vết thẹo cũng tạo nên một sự gắn kêt vô hình giữa bé Thu và anh Sáu qua cái ôm cuối cùng.

Nếu thấy dài quá thì bn đọc hết rồi bỏ vài dòng cững đc <3

5 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Câu chuyện kể về ông Sáu, người chiến sĩ xa nhà sau 8 năm mới có dịp về quê thăm con. Bé Thu không nhận ra cha nó vì vết sẹo trên mặt làm ông không giống với bức hình chụp với má mà nó đã từng biết đến, vì thế nó đối xử với ông như một người xa lạ và hết sức lạnh lùng. Đến khi nó nhận ra ông Sáu là ba, khi tình cảm cha con như bỗng nổi dậy trong người nó thì đó cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở căn cứ, nhớ đến lời hứa với con, ông Sáu đã dồn hết tình yêu thương, và sự mong nhớ con vào chiếc lược ngà mà ông đã tỉ mỉ làm miệt mài từng cái răng cho cây lược ngà chỉ có một hàng răng thưa, hay gò lưng, tẩn mẩn với từng nét "Yêu nhớ tặng Thu con của ba" trên sống lược để tặng cho con gái bé bổng của mình. Nhưng không may, trong một trận càn lớn của quân Mĩ - Ngụy, ông Sáu đã hy sinh. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp trao chiếc lược ngà cho người bạn thân bác Ba nhân vật kể chuyện. Bé Thu, hình tượng nhân vật trọng tâm trong câu chuyện, được tác giả khắc họa một cách cực nhạy bén và tinh tế. Thu là một cô bé rất cá tính, bướng bỉnh và gan góc, nhưng lại giàu tình cảm. Thái độ của nó trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu khi ông Sáu trở về thăm nhà và lúc ông Sáu sắp ra đi, song trái ngược mà vẫn nhất quán. Có lẽ chỉ vì quá yêu ba, quá khát khao được có ba nên khi nhận định đó không phải là ba của mình thì nó nhất định không chịu nhận ông Sáu, nhất định không chịu gọi ông Sáu một tiếng "ba" dù chỉ một lần. Nó cứng đầu thế đấy, có lẽ trong tâm trí của nó chỉ có duy nhất hình ảnh người cha trong tấm ảnh mà nó vẫn thường thấy mỗi ngày, chứ không phải bộ dạng của ông Sáu bây giờ. Người cha không được đứa con nhìn nhận bởi vết sẹo trên má làm mặt ông bị biến dạng và khác trước quá nhiều... Chính vết sẹo ấy là dấu tích không mong muốn của chiến tranh tàn khốc mà Thu thì còn quá nhỏ để có thể cảm nhận và hiểu được điều đó, hiểu được sự khốc liệt của bom lửa đạn, hiểu được cái cay xé của mùi thuốc súng, hiểu được sự gian nan, vất vả trong cảnh chiến tranh khắc nghiệt mà người lính phải trải qua... Nhưng cũng chính từ sự kiên định, thẳng thắn, bản lĩnh và lập trường vững chắc đó đã phần nào thể hiện được hình ảnh một cô gái giao liên dũng cảm sau này. Gấp lại trang truyện, người đọc vẫn bồi hồi, khắc khoải mãi về những nỗi buồn của chiến tranh và tình cảm cha con sâu đậm.

   

Thành phần phụ chú là câu nào ạ

25 tháng 12 2021

 Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Truyện xoay quanh những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha tlà bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.