K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 1 2018

Đoạn "Tôi sống độc lập.. " trích trong chương I truyện "Dế Mèn phiêu lưu kí".Sau hai ngày ở với mẹ, ba anh em Mèn được mẹ đưa ra bờ ruộng cho đi ở riêng. Mèn là đứa con út, sau khi được mẹ đưa vào hang, mẹ còn bỏ cho một ít ngọn cỏ non trước cửa. Một cuộc đời tự lập bắt đầu. Khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Sục sạo trong hang, Mèn ra đứng trước cửa hang ngắm trời xanh, vỗ đôi cánh còn ngắn, gáy lên mấy tiếng rõ to. Mèn muốn cho thiên hạ biết là mình đã lớn, đã sống độc lập rồi!

Mèn bắt tay vào xây dựng hang, hì hục khoét một cái ổ làm giường, đào đường tắt hai ngả, cửa sau, ngách thượng để phòng thân. Chập tối, Mèn ra đứng trước cửa hang, họp mặt hàng xóm, cao hứng gảy đàn hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Dẽ yêu đời và lạc quan. Mèn có một cách nhìn sâu rộng và biết lo xa. Đêm nào Mèn cũng tụ hội với cả xóm "uống sương đọng, ăn cỏ ướt, cùng nhau gảy đàn, thổi sáo, nhảy múa, ca hát thâu đêm tận sáng mới về nhà". Cuộc sống ấy tuy êm đềm, yên vui, nhưng Mèn chán dần, không hợp với tính cách của Mèn. Đó là một bước phát triển về ý chí tự chủ của Dế Mèn.

bn tham khảo nhé ! chúc các bn hok tốt !

25 tháng 1 2018

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

4 tháng 12 2021

Tham khảo

Đoạn "Tôi sống độc lập.. " trích trong chương I truyện "DếMèn phiêu lưu kí".Sau hai ngày ở với mẹ, ba anh em Mèn được mẹ đưa ra bờ ruộng cho đi ở riêng. Mèn là đứa con út, sau khi được mẹ đưa vào hang, mẹ còn bỏ cho một ít ngọn cỏ non trước cửa. Một cuộc đời tự lập bắt đầu. Khoan khoái vì được ở một mình nơi thoáng đãng, mát mẻ. Sục sạo trong hang, Mèn ra đứng trước cửa hang ngắm trời xanh, vỗ đôi cánh còn ngắn, gáy lên mấy tiếng rõ to. Mèn muốn cho thiên hạ biết là mình đã lớn, đã sống độc lập rồi! Mèn bắt tay vào xây dựng hang, hì hục khoét một cái ổ làm giường, đào đường tắt hai ngả, cửa sau, ngách thượng để phòng thân. Chập tối, Mèn ra đứng trước cửa hang, họp mặt hàng xóm, cao hứng gảy đàn hát một bài hát hoàng hôn chào tạm biệt ông mặt trời. Dẽ yêu đời và lạc quan. Mèn có một cách nhìn sâu rộng và biết lo xa. Đêm nào Mèn cũng tụ hội với cả xóm "uống sương đọng, ăn cỏ ướt, cùng nhau gảy đàn, thổi sáo, nhảy múa, ca hát thâu đêm tận sáng mới về nhà". Cuộc sống ấy tuy êm đềm, yên vui, nhưng Mèn chán dần, không hợp với tính cách của Mèn. Đó là một bước phát triển về ý chí tự chủ của Dế Mèn.
 

22 tháng 1 2019

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

Lúc này, tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thìa cho mình.

Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng!

   Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được.

Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.

 Xin bạn hãy tha thứ cho tôi! Tôi sẽ khắc ghi câu chuyện đau lòng này và lấy đó làm bài học đường đời đầu tiên thấm thìa cho mình.

 

   Lúc này, tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!

vùng cỏ bùm tum học đường đời đầu tiên ( Trích văn trên . điểm ) nhân hóa biết kiểu nhân trong câu “ Giá tôi không trêu thì đâu đến nỗi Choắt việc gì ” ( 0 . 5 điểm ) Tôi đứng lặng giờ lâu , nghĩ về bài học đường đời đầu tiên . ” . Câu trên gợi cho em suy nghĩ gì về tâm trạng của Dế Mèn lúc ấy ? ( Trả lời bằng đoạn văn từ 2 - 3 câu . ) ( 1 . 5 điểm ) Câu 2 : ( 2 . 0 điểm )...
Đọc tiếp

vùng cỏ bùm tum học đường đời đầu tiên ( Trích văn trên . điểm ) nhân hóa biết kiểu nhân trong câu “ Giá tôi không trêu thì đâu đến nỗi Choắt việc gì ” ( 0 . 5 điểm ) Tôi đứng lặng giờ lâu , nghĩ về bài học đường đời đầu tiên . ” . Câu trên gợi cho em suy nghĩ gì về tâm trạng của Dế Mèn lúc ấy ? ( Trả lời bằng đoạn văn từ 2 - 3 câu . ) ( 1 . 5 điểm ) Câu 2 : ( 2 . 0 điểm ) Trong cuộc sống không ai có thể bảo bọc , che chở ta suốt đời kể cả đó là cha mẹ . Vì vậy chúng ta phải biết tự lập ngay từ nhỏ . Từ ý kiến trên , hãy viết một đoạn văn từ 6 – 8 câu nêu suy nghĩ của em “ Tính tự lập ” . Câu 3 : ( 5 . 0 điểm ) Một ngày mới bắt đầu với nhiều hoạt động , nhiều điều thú vị . Viết bài văn tả lại quang cảnh khu phố nơi em ở vào một buổi sáng với những điều mới mề đó .

0
14 tháng 12 2021

Em tham khảo:

1. 

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Việt Nam.Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ.Tự cho mình là mạnh nhất thiên hạ. Chú tuổi còn trẻ nên còn ngông cuồng và có tính tự lập cao. Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất ân hận,hối lỗi và từ sự việc đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. 

2. 

Nhân vật Dế Choắt trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Dế Choắt có ngoại hình gầy gò, ốm yếu, hay bị bệnh. Choắt không đẹp ở ngoại hình nhưng chú đẹp trong lòng ta bởi nét tính cách. Choắt luôn thấu hiểu, luôn nhường nhịn trước Dế Mèn kiêu căng. Thậm chí, cái chết của Dế Choắt cũng thật bao dung và thật đẹp. Tấm lòng, sự hi sinh của Choắt đã thức tỉnh không chỉ Dế Mèn mà còn để lại trong ta những bài học, những chiêm nghiệm về cuộc đời. 

em cảm ơn người viết bài văn trên bài văn trên rất hay

 

1 tháng 4 2021

Mọi người trả lời nhanh giúp mình với. Mai mik thị rồi.

 

1 tháng 4 2021

Tôi thực sự cảm thấy có lỗi nhiều lắm Dế Choắt ạ. Chỉ vì tính ngông cuồng và thích thể hiện của mình mà tôi đã tự đánh mất đi một người bạn tốt trong cuộc đời của mình. Nghĩ lại những lời anh nói, tôi càng thấy thấm thía hơn. Có phải đã quá muộn để nhận ra những lỗi lầm ấy hay không. Đừng oán trách tôi nhé. Có lẽ, người đáng bị trừng phạt và nằm nơi đây chính là tôi chứ không phải một người tốt như anh. Tôi cảm thấy ân hận về hành động của mình nhiều lắm. Tôi quá ngu ngốc khi luôn cho mình là “bậc trên” của thiên hạ, cứ tưởng mình giỏi giang, mình ghê gớm lắm nào ngờ suy cho cùng tôi cũng chỉ “ếch ngồi đáy giếng” mà thôi. Tôi đã thực sự thấm, tôi sẽ sửa đổi tính cách của mình, không còn dám huênh hoang và kiêu ngạo nữa. Cái chết của anh đã làm tôi thức tỉnh tất cả.

26 tháng 3 2021

tham khảo

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Thái độ của Dế Mèn với người bạn hàng xóm luôn, luôn tỏ ra khinh thường, thiếu quan tâm giúp đỡ. Ngay vẻ bề ngoài của Dế Choắt đã bị Dế Mèn coi thường rồi. Khi Dế Choắt than thở về gia cảnh thì Mèn “không để tai”, thậm chí còn “hếch răng lên, xì một hơi rõ dài”. Trước người bạn hàng xóm xấu xí, ốm yếu, Dế Mèn chỉ khinh khỉnh mắng mỏ mà “không một chút bận tâm”.Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường...
Đọc tiếp

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo
3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.
4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác
5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường em
6. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận cùa em về lòng dũng cảm
7. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về con ếch trong truyện. Từ đó rút ra bài học cho bản thân
8. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh các bạn học sinh góp tiền, quà để gửi ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt
9. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương

Gợi ý :

- Giới thiệu về chủ đề

 

Giúp mik vs mn ơi

9
27 tháng 12 2017

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



27 tháng 12 2017

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.

14 tháng 9 2021

Tham khảo:

  Dế Mèn trong tác phẩm "Bài học đường đời đầu tiên" hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã (từ ghép) đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng ta hôm nay. Khiến ta lưu luyến (từ láy) mãi không quên. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này. 

14 tháng 9 2021

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Việt Nam.Qua đó, tác giả đã thể hiện những khát vọng đẹp đẽ,trong sáng của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh… Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ.Tự cho mình là mạnh nhất thiên hạ. Chú tuổi còn trẻ nên còn ngông cuồng và có tính tự lập cao. Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất ân hận,hối lỗi và từ sự việc đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

 

 

 

 

từ ghép : phiêu lưu, tác phẩm , lai lịch,đẹp đẽ,cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, tự lập 

từ láy : ngông cuồng, hối lỗi

22 tháng 11 2021

Tham khảo

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Thái độ của Dế Mèn với người bạn hàng xóm luôn, luôn tỏ ra khinh thường, thiếu quan tâm giúp đỡ. Ngay vẻ bề ngoài của Dế Choắt đã bị Dế Mèn coi thường rồi. Khi Dế Choắt than thở về gia cảnh thì Mèn “không để tai”, thậm chí còn “hếch răng lên, xì một hơi rõ dài”. Trước người bạn hàng xóm xấu xí, ốm yếu, Dế Mèn chỉ khinh khỉnh mắng mỏ mà “không một chút bận tâm”.Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác