K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2021

Em tham khảo:

Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.

Câu hỏi tu từ: In đậm nghiêng

5 tháng 9 2018

cách 1:

Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.

Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.

Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.

Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,

Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".

Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.

Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.

Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.

Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.

Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".

Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.

cách 2:

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại?
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tránh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công".

Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: Thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: Coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chẳng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: Ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt cho các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến.

Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài.

Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một nghìn lần trong thí nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục!

Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: Có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy!

Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên)

Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại ban đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế...

Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: Mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: Thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!

16 tháng 8 2021

1. Giải thích:

Câu nói hàm chứa triết lý sống, cách sống mạnh mẽ: thất bại không được nản lòng, sau mỗi lần thất bại giúp ta tiến đến thành công

2. Phân tích, Chứng minh:

– Trong cuộc đời mỗi con người, ai mà không có lần thất bại trong công việc, nhưng dừng vì thất bại (dù tới vài lần liên tiếp) mà nản lòng.

– Có thất bại rồi mới có kinh nghiệm và rút ra bài học sau mỗi lần thất bại để sửa đổi lại lối suy nghĩ, cách làm việc và từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công.

– Có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại (có thể lấy dẫn chứng từ cuộc đời của các nhà khoa học, các nhân vật trong các tác phẩm văn học…)

3 tháng 10 2023

   Vũ Nương là một người phụ nữ thủy chung, sắc son, trọng tình nghĩa vợ chồng. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, cô nổi tiếng với tính nết thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Khi về nhà chồng, Vũ Nương luôn thể hiện mình là một người vợ hiền, một nàng dâu thảo khi đối đãi với gia đình chồng vô cùng tử tế. Biết Trương Sinh có tính hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ để mối quan hệ giữa vợ chồng phải thất hòa. Khi Trương Sinh đi lính, nàng rót cho chàng chén rượu rồi dặn chàng rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Suốt quãng thời gian chồng ở nơi tiền tuyến xa xôi, Vũ Nương luôn là chỗ dựa cho mẹ và bé Đản. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng vô cùng tử tế, động viên mẹ khỏi nỗi nhớ nguôi ngoai. Nhưng mẹ chồng nàng chẳng còn sống được bao lâu, trước khi mất, bà dặn dò Vũ Nương nhẹ nhàng, coi cô như là con ruột của mình. Sau khi mất, Vũ Nương đảm đang, lo ma chay, chôn cất cho mẹ. Đây là những hành động gián tiếp thể hiện cho tấm lòng thủy chung của nàng, dù không bộc lộ tình cảm trực tiếp với Trương Sinh, song những hành động đối với mẹ chồng đã nói lên tấm lòng nhân hậu, chung thủy của Vũ Nương. Trương Sinh trở về, vì tức giận và tưởng nhầm nên đã nghi oan Vũ Nương, khiến nàng đành ra bến Hoàng Giang mà tự vẫn. Vũ Nương tuy tự vẫn nhưng khi ở dưới thủy cung, nàng không thể quên được Trương Sinh và bé Đản. Cô đã xin Linh Phi xin được lên để gặp Trương Sinh lần cuối. Tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt cũng được thể hiện ở chi tiết đó, lần hẹn mặt cuối cùng. Với nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kết hợp với những chi tiết kì ảo, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật lên nét đặc trưng của thể loại truyện truyền kì cũng như vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. Tóm lại, qua văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương", ta thấy được vẻ đẹp thủy chung, son sắt của nhân vật Vũ Nương, nàng quả là một người phụ nữ hoàn hảo, đại diện cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn của nước ta trong xã hội xưa.

 

Chú thích:

_____in nghiêng: Câu ghép

_____in đậm: câu chứa lời dẫn trực tiếp (lời dẫn trực tiếp: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi)

20 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Vũ Nương là người vợ thủy chung. Thật vậy, khi Trương Sinh đi lính chỉ để lại Vũ Nương bụng mang dạ chửa với người mẹ già. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Một người như nàng, đáng lẽ phải xứng đáng được hạnh phúc. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Than ôi! Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.Câu thán từ+ Câu bị động: In đậm nghiêng

  Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc.  gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm. Trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi ông Sáu là "ba". Đối với con bé ông Sáu là một người xa lạ không phải là người cha trong kí ức của nó. Thậm chí, nó hất cái trứng mà anh Sáu cho xuống. Khi anh Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. Nhưng đến khi biết được sự thật từ bà ngoại, Thu đã hiểu ra và thương ba của mình nhiều hơn. Ngay trong giờ phút chia tay con bé đã cất tiếng goi "cha". Con bé ôm, hôn vết sẹo từng khiến mình không nhận ra cha, níu giữ không cho cha rời đi khiến ai nấy chứng kiến đều rơi lệ. Tình cảm của bé Thu dành cho cha mình được cô bé thể hiện qua hành động xấc xược rồi sự ân hận của mình về hành động đó và đến khi chia tay người cha của mình thì tình cảm này được thể hiện mãnh liệt nhất. Cô bé ương nghạch ngày nào giờ đây đã hiểu chuyện, yêu thương và tự hào về cha hơn bao giờ hết. Sau này, Thu đã trở thành cô liên lạc dùng cảm được truyền sức mạnh về tình yêu cha và đất nước.