Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ 3 bài thơ nhớ rừng là 1 bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi tiếc nhớ khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. Người ta nói “thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh),quả thật là như vậy ;và điều trên được thể hiện rõ qua bài thơ NHỚ RỪNG.Tuy cả bài đều xuất hiện những bức tranh llộng lẫy,đa màu của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn nên để ý hơn cả là bức tranh tứ bình được khắc họa vô cùng rõ nét ,chân thật trong khổ 3.Trước hết con hổ hiện lên thật lãng mạn trông như thi sĩ đứng bên bờ suối ,uống ánh trăng tan.Khi thì nó lại mang dáng vẻ của một nhà hiền triết khi vào những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn lặng ngắm giang sơn đổi mới.Trong những buổi bình minh cây xanh nắng gội,tiếng chim vang khắp tưng bừng thì nó là một bậc đế vương hiền lành.Cuối cùng ,khi đã đến lúc mà nó mong chờ là cái mảnh mặt trời tắt hẳn thì nó trở về là chính nó-vị chúa tể tàn bạo ,dữ dội,làm chủ bóng tối.Qua bút pháp lãng mạn của Thế Lữ ,ông đã vẽ nên một bộ tranh ko gì có thể sánh bằng,tuyệt đpẹ ,hùng vĩ.Phóng khoáng !Và đồng thời cũng đã làm sống dậy một thời huy hoàng ,quyền uy của vị chúa tể rừng già
Thê áy tâm trạng uất hận của con hổ đâu bn. Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc??
refer
Thế Lữ được coi Ɩà cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.
Đoạn văn đạt các yêu cầu sau:
- Hình thức: 7-9 câu, chứa ít nhất một câu nghi vấn.
- Nội dung: Khổ cuối bài thơ Nhớ rừng thể hiện khao khát tự do của con hổ. Trước thực tại đầy chán ghét, có khi đã bị rơi vào bất lực nhưng mãnh chúa quyết không chịu khuất phục vẫn không nguôi niềm khao khát tự do. Đoạn kết như một lời nhắn gửi đầy bi tráng của chúa sơn lâm với nước non hùng vĩ. Dù thân này bị cầm cố trong cũi sắt nhưng khát vọng tự do thì mãi mãi bay bổng. Ta vẫn luôn nhớ về nơi ta ngự trị, thênh thang vùng vẫy, ta ôm giấc mộng ngàn to lớn, vẫn thiết tha với tiếng gọi rừng xanh - tiếng gọi tự do "Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!"
Nhớ rừng không chỉ để lại trong lòng người đọc những tâm sự của chú hổ trong những tháng ngày giam hãm, đầy căm hận và uất ức, Đó còn là bức tranh tranh thiên nhiên tuyệt sắc về núi rừng, được tác giả khắc họa qua khổ 3 của bài thơ. Đó là những đêm trăng thơ mộng, huyền ảo giữa núi rừng. Ánh trăng vàng trên bầu trời tự do tỏa ánh sáng chan hòa lên cảnh vật và thả bóng xuống dòng suối mát trong. Sau một ngày kiếm mồi no nê, chú hổ như say đắm, ngất ngây trước trước ánh trăng đầy mơ mộng. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Hay những ngày mưa giữa núi ngàn, trong tiếng mưa thét gào, dữ dội, chú hổ lặng yên ngắm nhìn giang sơn đổi mới. Và trong ngày mới trong ánh bình minh tinh khôi, muôn loài cỏ cây, chim ca thức giấc, âm thanh của ngày mới như bản hòa ca của núi rừng cho giấc ngủ của hổ thêm “tưng bừng”. Bức tranh có màu, có sắc, có thanh thật sống động và vui tươi biết mất. Và bức tranh cuối khép lại là ánh đỏ rực của máu và mặt trời sắp tắt. Hình tượng chú hổ hiện lên là một loài mãnh thú, là bá chủ của của muôn loài chốn rừng xanh. Chẳng thế mà mặt trời trong đôi mắt của vị chúa sơn lâm cũng trở nên nhỏ bé, chỉ còn là “mảnh mặt trời”. Chỉ bằng vài nét họa, tác giả đã vẽ lên được bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn, sống động với những nét đẹp tuyệt sắc dù ngày nắng hay mưa, dù khoảnh khắc bình minh hay đêm tối huyền bí. Và trong nỗi nhớ mong khôn nguôi đó, chú hổ càng thêm buồn bã, tuyệt vọng với hoàn cảnh thực tại để rồi thốt lên tiếng than đau đớn:”Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Phải chăng đó cũng là tiếng than của nhà thơ trước thực tại đất nước, sống trong cảnh gôn cùm, mất tự do. Khổ thơ thứ ba là đã vẽ lên bức tranh tứ bình tuyệt sắc của núi rừng và qua đó cũng bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của chúa sơn lâm về quá khức vàng son của mình
còn câu nghi vấn tự tiềm nha !~ mk k bt gạch chân dưới mấy từ đó
Tham Khảo
Hổ vốn là loài vật được xem là chúa tể của muôn loài, nhưng nay vì sa cơ mà phải chịu sống cảnh “nhục nhằn” trong cũi sắt. Không gian cuộc sống của vị chúa tể rừng xanh đã bị thu hẹp và từ nay bị biến thành một “trò lạ mắt”, một “thứ đồ chơi” trong con mắt mọi người. Đối với nó, cuộc sống bây giờ đã trở nên vô vị nhạt nhẽo bởi đang phải sống nơi không tương xứng với tư cách của một vị chúa sơn lâm.
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Hổ đã cảm thấy bất lực bởi chẳng có cách nào thoát khỏi cuộc sống tù túng nên cũng đành ngao ngán nhìn thời gian trôi qua một cách vô ích. Nhưng cho dù phải ở trong hoàn cảnh nào thì kẻ thuộc “giống hùm thiêng” cũng luôn biết thân phận thực sự của mình là một vị chúa. Ông ba – mươi đã tỏ thái độ khinh mạn, coi thường trước những sự thiếu hiểu biết về sức mạnh thật sự của thiên nhiên của những con người “ngạo mạn ngẩn ngơ” chỉ biết “giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”. Chán nản làm sao cảnh phải chịu sống ngang bầy cùng với “bọn gấu dở hơi”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”! Làm sao chịu được cảnh sống cam chịu chấp nhận số phận của những “người bạn” đồng cảnh ngộ. Đó là nỗi buồn, nỗi uất hận dồn nén để làm nên những hờn căm chất chứa trong lòng. Mệt mỏi, ngao ngán, bất lực! Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, hổ đã nghĩ về cuộc sống quá khứ huy hoàng của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…
Con hổ đã tiếc nhớ về thuở “hống hách” nơi “bóng cả cây già”. Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về “thời oanh liệt”, là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Những gì nó cần phải làm là khiến mọi vật đều phải nể sợ thuần phục.
Tham khảo:
Thế Lữ là một trong số những nhà thơ nổi tiếng cho phong trào "Thơ mới" lúc bấy giờ, nhà thơ Thế Lữ cũng được coi là một ngôi sao sáng trên bầu trời "Thơ mới". Nói đến tác phẩm ghi dấu ấn cho một hồn thơ của ông là phải kể đến bài thơ "Nhớ rừng". Đọc Nhớ rừng của Thế Lữ mới thấy được đây chẳng khác nào là lời tự bộc bạch của con hổ trong vườn bách thú, nhưng sâu hơn một chút thì ta lại thấy được tác phẩm này cũng là tiếng lòng của chính nhà thơ. Và khổ thơ thứ 3 chính là minh chứng rõ ràng nhất, một bức tranh tứ bình đẹp đẽ, mang vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên núi rừng và của chính chúa tể sơn lâm.
Nhắc đến Thế Lữ thì người ta liền nhớ đến thời oanh liệt, vang dội của chúa Sơn Lâm trong tác phẩm Nhớ rừng. Tác phẩm viết trong những năm tháng đất nước chìm đắm trong sự nô lệ, bị dày vò về thể xác, cái sự bí bách ngột ngạt ấy cũng được tác giả làm rõ. Thời bấy giờ, thực dân tàn bạo và dã man quá mà khiến bao nỗi uất hận ấy tác giả không bộc lộ trực tiếp. Lũ thực dân âm mưu muốn đẩy lùi ý chí của nhân dân ta, chúng cấm dân ta, nghệ sĩ ta sáng tác văn chương trên mọi lĩnh vực. Cho nên Thế Lữ mới mượn lời của hổ - thế lực hùng mạnh để nói lên cái sự chán ghét, khinh thường mọi thứ đập vào mắt, những thứ đó chỉ là giả dối, tầm thường xa so với rừng núi bao la của chúng. Từ đấy để nói lên tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của con người nhà thơ, mong muốn chiến thắng, khát khao tự do để thoát khỏi cái xã hội ngột ngạt này.
Chảy theo dòng trạng thái đó, chúa Sơn Lâm nhớ lại thời quá khứ vàng son nơi núi rừng xanh bất tận của mình, cuộc sống nơi đó tuyệt đẹp biết bao nhiêu. Một cuộc sống không tù túng, tự do tự tại, cũng từng ngắm trăng, ngắm mưa rừng, ngay đến cả bình minh và hoàng hôn tươi đẹp cũng đã đều từng. Hai câu thơ đầu tiên chính là mảnh ghép của bức tranh tuyệt đẹp cảnh đêm trăng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”
“Nào đâu” là tiếng lòng của “hổ” tiếc nuối khi nghĩ về thời đã qua. Đêm trăng đó tuyệt đẹp biết bao nhiêu, một "đêm vàng bên bờ suối" thật lãng mạn và huyền ảo. Ánh trăng soi sáng mọi cảnh vật, bóng của nó in xuống bờ suối, làm cho hổ phải say. Đêm trăng đó, chúa Sơn Lâm đã say đắm vào cảnh vật rực rỡ của thiên nhiên. Đây không đơn thuần là chỉ "say mồi" do được ăn no mà còn là do "say ánh trăng tan". Trong thơ Tố Hữu cũng từng viết: "Rừng thu trăng rọi hòa bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung", nhưng ánh trăng này là âm thanh tiếng hát của con người, còn ánh trăng của Thế Lữ là ánh trăng vô cùng yên tĩnh. Sự yên tĩnh đó cho ta thấy sự hoang sơ của núi rừng, sự uy nghi khi làm chủ núi rừng của chúa Sơn Lâm.
Bức tranh cơn mưa rừng tuyệt đẹp cũng dần được hé lộ, người đọc cũng phải thốt lên rằng "cơn mưa đại ngàn thật mãnh liệt và xối xả":
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
Tác giả sử dụng động từ mạnh "mưa chuyển bốn phương ngàn" để miêu tả nên những cơn mưa rừng trút xuống xối xả và mạnh mẽ. Những cơn mưa đó xối xả, mạnh mẽ dữ dội đến mức có thể làm "chuyển bốn phương ngàn", làm cho muôn hoa, muôn thú phải gầm lên vì sợ hãi. Nhưng với hổ - chúa tể Sơn Lâm chỉ "lặng ngắm giang sơn", một bản lĩnh của người đứng đầu của núi rừng này. Giang sơn núi rừng này là của "ta", không hề sợ hãi bởi "ta" là chúa tể của muôn loài“Mưa chuyển bốn phương ngàn” tác giả sử dụng động từ mạnh để miêu tả những cơn mưa rừng như trút, như xối xả.
Núi rừng trở về cái vẻ rộn rã, thanh bình của nó sau những cơn mưa dữ dội muốn lay chuyển đất trời. Bình minh ở núi rừng đại ngàn đến như bao ngày:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”
Một lần nữa, hổ thể hiện cái tự do, phóng khoáng của mình. "Bình minh" ở nơi đại ngàn hoang sơ có cây xanh, có ánh nắng, có tiếng chim hót. Hình ảnh dữ dội của cơn mưa đối lập hoàn toàn so với cảnh bình minh yên bình và tươi đẹp. Sự sống lại tiếp tục, reo vang, còn hổ sau một đêm thức cùng vũ trụ cũng mệt mỏi chìm vào "giấc ngủ tưng bừng", trong giấc ngủ đó tiếng chim hót như một liều thuốc bổ giúp giấc ngủ ngon hơn.
Khi thời khắc khép lại bức tranh hoàn mỹ cũng chính là lúc mảnh ghép mãnh liệt nhất xuất hiện, mang đậm sắc màu và khắc sâu vào trong tâm trí người đọc đó là cảnh hoàng hôn cuối chiều:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”
Sắc màu chủ đạo của bức tranh này là màu đỏ. Màu đỏ không chỉ đơn thuần là màu đỏ của ánh mặt trời mà còn là màu đỏ của máu. Từ láy "lênh láng" được tác giả sử dụng trong bài tạo hình gây ám ảnh tột độ, sự ghê rợn và sợ hãi. Chiều tà, "mảnh trời gay gắt kia" lịm xuống dần, cái sự chói chang cũng không còn nữa mà hay vào đó là màu đỏ chói. Chúa Sơn Lâm đang chờ đến giây phút bóng tối xuất hiện để ngự trị thế giới nơi đây. Khát vọng đó có sự táo bạo cũng có sự khinh thường đối thủ. Khi nhắc đến mặt trời còn người ta thường nghĩ đến một vũ trụ to lớn nhưng với hổ thì không nó chỉ là “mảnh mặt trời” mà thôi. Quả thật xứng danh là một chúa tể muôn loài.
Đây là đoạn thơ mà tác giả đã kì công dựng nên, một bộ bức tranh tứ bình đẹp đẽ nhất. Mượn lời của hổ, những đắm say về một thời đã qua cũng là tâm trạng của tác giả. Đoạn thơ đã sử dụng các nghệ thuật đặc sắc góp phần làm nên giá trị nội dung cho đoạn thơ nói riêng và cho toàn bộ bài thơ nói chung.