Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em được ông nội dẫn ra đồng, đây là lần đầu tiên em được ngắm nhìn cánh đồng quê hương mình sau mấy năm xa cách. Cánh đồng mênh mông, mang một màu xanh mướt tựa tấm lụa đào, trải dài tít tắp tới phía cuối chân trời. Bao chị cò trắng cần mẫn kiếm mồi, mấy chú chim chích cũng tranh thủ làm tổ trên những khóm lúa của đồng quê. Mấy bác nông dân đang hăng say lao động sản xuất, người tranh thủ nhổ cỏ dại cho ruộng lúa, người bón thêm đạm cho lúa kịp trổ bông đúng thời. Ánh vàng của chiều hoàng hôn buông xuống tô lên vẻ đẹp của cảnh vật. Ôi! Đẹp quá! Cánh đồng làng quê của tôi.
Quê hương em khi mùa xuân về thật đẹp. Khi những chiếc lá già lìa cành, nhường chỗ cho những mầm non mới và tiết trời se lạnh của mùa đông cũng đã nhường chỗ cho tiết trời ấm áp, thì đó cũng là dấu hiệu của mùa xuân đã tới. Mùa xuân! Mùa xuân trên quê hương thật là đẹp. Những mầm non trên cây đang nhú lên để thay thế cho thế hệ trước. Những bông hoa đào, hoa mai dịp Tết đến cũng như muốn khoe mình trong chiếc áo mà vàng, màu đỏ. Những cánh đồng lúa còn đang thì con gái, thơm mùi hương của lúa ngậm đòng, trông như một dải lụa màu xanh kéo dài tới tận chân trời. Dòng sông mùa xuân cũng tràn đầy sức sống. Ôi chao! Dòng sông mới điệu làm sao, trong một ngày mà ba lần thay áo. Những chị ong, bướm chăm chỉ đi tìm những thứ mật ngọt nhất của hoa. Khung cảnh mùa xuân trên quê hương em thật đẹp
Quê hương là cái nôi của mỗi con người, là hình ảnh thân thương và gắn bó trong kí ức tuổi thơ, là nỗi khát khao được trở về khi trưởng thành và hồi ức của tổi già. và là nơi hướng tới khi lúc rũ bụi trần.
Những dòng sông lấp lánh ánh trăng vàng óng ánh mỗi đêm cùng tiếng nước vỗ bì bạch bên mạn thuyền thật thi vị biết bao nhiêu. Trên triền đê, những lũy tre xanh mướt, uốn lượn quanh co men theo con sông trà lý làm dịu mát trái tim tôi giữa những trưa hè oi ả.
Tôi nhớ những buổi được nghỉ học hồi bé, tôi lon ton chạy theo mẹ ôm những bó lúa mới gặt lên bờ cho cha tôi bó lại thành bó to để chở về. Mùi hương lúa mới cứ thoang thoảng theo gió đọng lại tâm hồn một dư vị nồng nàn khó phai. Gặt xong cánh đồng chỉ còn lại những gốc rạ nỏ giòn. Lúc này lũ trẻ con chúng tôi tung tăng chạy trên đó thả diều mà chả lo gì bị mắng vì giẵm lúa làm lúa nát cả. Vừa chạy vừa cười một cách khoái chí, như thể thế giới này là của riêng chúng tôi vậy.
Nghịch chán chúng tôi lại gim dây diều vào một chiếc cọc tre trên bờ ruộng cho diều khỏi bay để đi lấy cỏ để gà chơi chọi cỏ gà. Chân tay đứa nào cũng dính đất cát và quần áo thì toàn là những vạt cỏ may găm đầy. Những thứ rất đỗi dung dị ấy lại là hình ảnh đẹp đẽ của quê hương trong trái tim tôi là động lực để tôi phấn đấu và vượt qua nhiều lo toan và cám dỗ đời thường!
ỗi người chúng ta ai cũng có những kỷ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường - nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và "Cổng trường mở ra" cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình.
Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình.
Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. "Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo". Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. "Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ". Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con.
Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy.
Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.
1) Tôi thích nhất cánh đồng lúa ngày mùa. (2) Bát ngát vàng. (3) Hạt lúa vàng mẩy. (4) Chiếc nón loáng nắng vàng tươi. (5) Bầu trời cũng vì phản chiếu cánh đồng mà vàng rực...(6) Lúc ấy, thật khó nói hết niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt người quê tôi vì một vụ mùa bội thu đã tới.
Câu đặc biệt: Câu (2)
Câu rút gọn: Câu (6)
Chiều xuân! Một chiều xuân trên quê hương Quảng Bình yêu dấu. Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường. Tiếng cười nói rộn rã của trẻ em và tiếng hỏi thăm nhau, lời chúc nhau may mắn thành công trong năm mới phấn khởi, rộn ràng. Trên những hàng cây xanh, búp non của chồi xuân hé nở, lộc xuân căng tràn trên từng cảnh vật. Chiều xuân. Mưa bụi bay bay phảng phất trong gió nhẹ, giọt mưa vương trên cánh đào mỏng manh, vương trên mái tóc của cô gái tuổi xuân thì. Chiều xuân. Đẹp quá. Yêu biết bao nhiêu xuân trên quê hương mình.
Câu đặc biệt:
- Chiều xuân.
- Đẹp quá.
Câu rút gọn:
- Đẹp biết bao những cánh đào thắm nở, cánh mai vàng khoe sắc trên mỗi ngõ phố, con đường
Nguồn: https://vndoc.com/viet-doan-van-ngan-khoang-5-7-cau-ta-canh-que-huong-trong-do-co-mot-vai-cau-dac-biet-163425 (Bài văn số 1)
#ht
Tiếng Việt là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là niềm tự hào của bất kì công dân nào, từ xưa cho đến bây giờ, tiếng Việt đã có nhiều thay đổi về mặt âm và ngữ pháp. Sự phong phú của tiếng Việt là một điều chắc chắn, tiếng Việt gắn liền với lịch sử dân tộc với tương lai đang đến. Bằng sự tinh tế vốn có của dân tộc, kết hợp với những ngôn từ đẹp, tiếng Việt xứng đáng là sự giàu có của Việt Nam
Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.