Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhà nho Vũ Trinh không trực tiếp viết về chuyện con người trả nghĩa cho nhau mà viết chuyện hổ đáp nghĩa đối với người. Trong thực tế, chúng ta vẫn thấy có những con vật rất gắn bó với con người. Vì vậy, cụ Phan Bội Châu - một chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX đã sáng tác mấy câu văn độc đáo ca ngợi một ***** có nghĩa. Ta hãy đọc những câu văn ấy trong Bia con Vá : "Vì có dũng, nên liều chết phấn đấu ; vì có nghĩa, nên trung thành với chủ. Nói thời dễ, làm thiột khó, người còn vậy huống gì chó. Ôi con Vá này, đủ hai đức đó. Há như ai kia, mặt người lòng thú. Nghĩ thế mà đau, dựng bia mộ chó". Trở lại với truyện Con hổ có nghĩa, chúng ta hiểu rõ sau những lời kể chuyện vé hai con hổ, như thì thầm tiếng nói của tác giả : con vật, con ác thú còn có nghĩa như thế, huống nữa là con người. Tuy là ác thú, nhưng hổ vẫn có lúc gặp nạn cần người khác giúp đỡ. Trong trái tim hổ có tình người. Người độc ác vẫn có thể và có lúc trở nên hiền lành, giàu lòng nhân nghĩa... Biết bao ý hàm ẩn, bóng bẩy, sâu sắc thấp thoáng sau những từ, ngữ, câu văn của tác phẩm, đánh thức trí tuệ, lay động tâm hồn chúng ta.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.
Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!
Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.
Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.
Tham khảo :
Tham Khảo
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.
Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc
TK:
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.
Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc
Bạn tham khảo:
Nguồn: vndoc.com
Em đã từng được đọc nhiều câu chuyện cổ tích hay, về nhiều nhân vật tài năng, tốt bụng. Trong đó, em ấn tượng nhất là nhân vật Thạch Sanh. Em yêu thích Thạch Sanh vì anh rất tài giỏi, tinh thông nhiều môn võ thuật và cả phép lạ. Nhưng hơn hết, chính là lòng nghĩa hiệp, thương người của anh. Những lần thấy người bị nguy nan (công chúa, con trai vua Thủy Tề) anh liền không ngần ngại giúp đỡ. Chính vì vừa có tài năng, vừa có tấm lòng nhân hậu như vậy, nên Thạch Sanh đã trở thành hình mẫu người anh hùng lý tưởng trong lòng em.
Cụm danh từ: người anh hùng
Tham khảo
Thạch Sanh - nhân vật chính của câu chuyện cổ tích cùng tên. Anh sinh ra với một trái tim tràn đầy tình yêu thương con người. Luôn sẵn sàng chiến đấu, cứu giúp người khác mà không chút nghĩ đến bản thân. Chỉ bằng sức của mình, Thạch Sanh đã tiêu diệt được chằn tinh ăn thịt giết bao người. Giết được đại bàng giải cứu công chúa. Lại còn cứu được con trai vua Thủy Tề bị nhốt trong lồng. Chàng làm nhiều việc tốt như vậy, nhưng chẳng đòi hỏi và cũng chẳng nhận bất cứ đồng tiền nào cả. Chính điều đó, khiến hình ảnh chàng Thạch Sanh cao lớn, vĩ đại đến kỳ lạ trong lòng em.
Tham Khảo
Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.
Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí. Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc