K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2018

Tham khảo bạn nhé!

Nhân cách mỗi người đều được nuôi dưỡng bằng môi trường sống xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng từ những người gần gũi với chúng ta nhất: cha mẹ. Cha mẹ là người đắp nặn hình hài và cả tâm hồn cho chúng ta, là người quan trọng nhất cho sự phát triển về nhân cách và điều kiện sống. Vì vậy mà dân gian đã lưu truyền từ đời xưa câu ca dao “Có cha có mẹ thì hơn. Không cha không mẹ như đờn đứt dây”.

Câu ca dao thể hiện rõ nét công lao to lớn của người làm cha, làm mẹ đối với con cái. Đờn là đàn được đọc lái âm tạo vần làm cho câu ca dao mang nhịp điệu nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Đàn phát ra âm thanh trong trẻo phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân ta từ xưa đến nay. Âm thanh được tạo ra từ dây đàn, khi đàn đứt dây thì nó sẽ chẳng còn tác dụng gì nữa giống như người con. Cha mẹ chính là tiền đề cho con cái phát triển và phục vụ công sức của mình cho xã hội, là mảnh ghép quan trọng nhất trong cuộc đời của con cái, giống như sự quan trọng của dây đàn vậy.

Cha luôn là trụ cột của gia đình, gánh vác những công việc nặng nhọc, đổ những giọt mồ hôi để con cái có điều kiện sống tốt nhất. Cha còn dạy con cách sống, cha truyền cho con sự mạnh mẽ và tinh thần trách nhiệm. Cha là người chăm lo cho cuộc sống của con và mẹ là người nuôi dưỡng tâm hồn con. “Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”, mẹ dành tất cả tình yêu vô bờ của mình cho con, yêu con vô điều kiện. Mẹ cũng là người dạy con cách làm người, trở thành một người tốt, sống lương thiện, yêu thương mọi người xung quanh. Ơn sâu nghĩa nặng của cha mẹ nào đâu kể xiết. Cha mẹ là đôi mắt dẫn đường cho con, là bàn tay che chở bao bọc con, nâng đỡ con dậy, động viên con bước vào đời. Đằng sau mỗi thành công, mỗi bước trưởng thành của người con là ánh mắt luôn dõi theo của cha mẹ. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất đời con, là nhà nơi con tìm về.

Không cha không mẹ là nỗi bất hạnh lớn nhất của người con: “như đàn đứt dây”. Con thiếu cha là thiếu đi một lá chắn bảo vệ che chở, thiếu một người thầy giáo dục ta về cách sống và cả sự thiếu thốn về vật chất. Con không mẹ sẽ thiếu thốn về tình yêu thương sâu đậm từ trái tim người mẹ, không có sự dạy dỗ nhân cách một cách cẩn thận chu toàn, thiếu thốn về tinh thần. Không có cả cha lẫn mẹ thì người con sẽ bị khiếm khuyết cả vật chất lẫn tinh thần, mất đi một phần hạnh phúc. Họ không có người chở che, không có những lời khuyên hữu ích, không có điều kiện phát triển học thức và giáo dục. Vì vậy họ dễ sa chân lỡ bước và thậm chí khi họ gục ngã cũng sẽ không có cha mẹ máu mủ ruột thịt ở bên an ủi, nâng đỡ họ dậy, khuyến khích họ bước tiếp. Họ thiếu đi sự an toàn khi sau lưng họ thiếu vắng bóng hình cha mẹ. Những người con ấy có thể sẽ không có tuổi thơ hạnh phúc – tuổi thơ tràn ngập yêu thương chiều chuộng như những đứa trẻ khác. Điều ấy khác ghi trong tâm trí họ, trở thành một nỗi trăn trở đớn đau đeo bám họ suốt cuộc đời.

Trong dân gian cũng có nhiều câu ca dao khác về tình cha mẹ mà mỗi người con nào cũng đã biết tiêu biểu như câu ca dao: “Công cha như núi ngất trời. Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”. Công lao to lớn của cha mẹ luôn trường tồn, to lớn và dạt dào. Đó là nguồn dinh dưỡng cho cây con mọc lên từ một mầm cây yếu ớt trở thành cây cổ thụ sừng sững với thời gian. Không có ngôn từ nào có thể kể hết được công lao vô bờ của cha mẹ.

Tóm lại, không cha không mẹ là nỗi bất hạnh, bất hạnh ở sự thiếu thốn tình thương, thiếu sót sự nuôi dưỡng , chăm sóc và giáo dục. Cha mẹ giáo dục ta thành người, là cái rễ của cuộc đời người con. Mong rằng không ai trên thế giới này lâm vào hoàn cảnh không cha không mẹ, không ai có số phận lang bạt hẩm hiu. Mong sao ai ai cũng có cha mẹ để được nhận tình thương đong đầy và những điều tốt đẹp nhất.

10 tháng 8 2018

gợi ý: Không có ngôn từ nào nói hết công lao cha mẹ vất vả vì con bạn ạ! Không có tình nào bao la, vĩ đại hơn tình cha mẹ dành cho con. Ai còn cha còn mẹ mà không biết quý trọng thì đó là nỗi bất hạnh của chính họ. " Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng", con cái đau một cha mẹ khổ mười........Còn cha còn mẽ thì thứ gì cũng có, mất cha mất mẹ "lót là nằm đường", hay như cây đàn mà không có dây thì đâu thể phát ra những giai điệu du dương được bạn!
Nói về cha mẹ thì tôi có thể ca ngợi cả ngày cũng không hết. Nhưng với tôi có một kỷ niệm mà cả đời tôi sẽ không quên được. Đó là vào mùa lũ lớn ở quê tôi khi đó tôi đã là học sinh cấp 3 to xác rồi thế mà khi nước lũ vào nhà tôi, xung quanh ngập đầy nước không thể ở trong nhà được mẹ tôi đã cõng tôi lội nước sang nhà ngoại vì sợ tôi lội nước bạc dơ dấy. Mỗi khi nghĩ lại chuyện này tôi thật sự thương mẹ và trách mình sao tệ đến thế. Cho đến lúc lớn khôn, trưởng thành ba mẹ vẫn cứ bao bọc và muốn giành làm mọi thứ cho các con dù chúng tôi đã lớn và có thể làm được. Đó là tại sao hả bạn?
Có sự hi sinh nào cao đẹp hơn thế không???

30 tháng 4 2021

Từ thời thơ bé, em đã thuộc câu ca dao nói về công cha nghĩa mẹ. Lên lớp Một, em đã nhiều lần được học, được tập chép câu ca dao này:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Em cứ thường tự hỏi: Ai là người đầu tiên đã sáng tác ra bài ca dao lục bát này? Bài ca dao đã ra đời từ mấy trăm năm về trước?
Ý nghĩa của câu ca dao thật giản dị, dễ hiểu: công cha vô cùng to lớn, to lớn “như núi Thái Sơn” nghĩa mẹ vô cùng sâu nặng và không bao giờ vơi cạn “như nước trong nguồn chảy ra”.

Sáng tác ra bài ca dao này phải là một người con giàu lòng hiếu thảo với mẹ cha, đã từng mang ơn sâu, nghĩa nặng của mẹ cha, người đã sinh ra mình. 

Công cha to lớn vô cùng. Cha mẹ là người đã sinh ra con, nuôi nấng dạy bảo con nên người. Cha mẹ làm lụng vất vả để có cháo, cơm cho con ăn; may áo quần cho con mặc; nuôi cho con được học hành khôn lớn. Cha là trụ cột của gia đình, nên tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Mẹ mang nặng đẻ đau, “đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng sữa-mẹ, bằng lời ru, sự ôm ấp yêu thương của mẹ hiền. Cha mẹ mong con khôn lớn từng ngày: “Ba tháng biết lầy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”... Những lúc con thơ bị ốm đau, cha mẹ lo lắng, chăm sóc thuốc thang. Người mẹ nhiều lúc phải thức trắng đêm khi con thơ ốm đau bệnh tật.

Núi Thái Sơn cao ngất chín tầng mây, hùng vĩ trùng điệp được so sánh với công lao to lớn của cha. Nước từ nguồn trong mát ngọt ngào, không bao giờ vơi cạn ví như dòng sữa ngọt ngào, như tình thương bao la của mẹ hiền dành cho đứa con yêu.

Câu ca dao không chỉ ca ngợi công cha, nghĩa mẹ, mà còn thể hiện lòng biết ơn của con đối với mẹ cha. Con phải ngoan ngoãn hiếu thảo, biết vâng lời, biết chăm học chăm làm để trở thành con ngoan trò giỏi, làm cho cha mẹ vui lòng, hạnh phúc. Lúc cha mẹ già yếu, ốm đau, con phải biết chăm sóc phụng dưỡng. Bát cháo, chén thuốc, sự chăm sóc sớm hôm của con cái đối với người đã sinh thành, nuôi nấng, dạy bảo mình nên người là thể hiện lòng hiếu thảo, một nét đẹp truyền thống.

Nghe nói ở phương Tây, lúc cha mẹ về già, con cái đem gửi các cụ vào các trại dưỡng lão, lâu lâu đến thăm một lần. Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp khi con cái phụng dưỡng cha mẹ lúc già yếu. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh”, tục ngữ: “Trẻ cậy cha, già cậy con” đã nói lên rất rõ đạo lí tốt đẹp ấy. Vì thế, đạo lí dân tộc ta đã coi trọng và đề cao chữ hiếu.

Câu ca dao trên đã nêu lên một bài học thấm thía cho mỗi người con trong gia đình Việt Nam ta. Nó còn gián tiếp chê trách phê phán kẻ bất hiếu. Nó đã trở thành lời ca, tiếng hát thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, trở thành tiêu chuẩn đạo đức con người.

30 tháng 4 2021

Ca dao, tục ngữ là những lời khuyên quý giá dành cho con người. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!”

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. Đầu tiên, hình ảnh “núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kỳ vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Công cha nghĩa mẹ lớn lao, bởi họ là người đã sinh ra ta. Không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ… Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Và để thể hiện tấm lòng biết ơn đó, đôi khi đến từ những hành động rất đơn giản. Chúng ta phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”.

Tóm lại, bài ca dao là một lời răn dạy bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ.

30 tháng 4 2021

mik chịu

viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người bố đối với con trong đoạn trích"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là...
Đọc tiếp

viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về tình cảm của người bố đối với con trong đoạn trích"En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.:

2

Bạn tham khảo nha có gì viết thêm bổ sung ý nữa nhé

Người bố của En-ri cô thật sự rất thương con, thương con bằng cả tấm lòng của mình. Người cha giáo dục con bằng cách nhắc nhở nhẹ nhàng, khéo léo chứ không trách móc hay quát mắng người con trai của mình. Từ đó có thể nhìn ra được người cha rất tinh tế và là một người cha tốt khi có cách giáo dục con đúng đắn. Đồng thời qua đoạn van trên ta thấy tình yêu, lòng mong muốn của bố về việc học tập của đứa con được thể hiện một cách thiết tha, cháy bỏng. 

8 tháng 1 2023

giúp mình với mình đang cần rất là gấp ạ

 

Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi”- chú bé Hồng- trong đoạn trích sau:“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai...
Đọc tiếp

Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi”- chú bé Hồng- trong đoạn trích sau:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”

GIÚP MÌNH VỚI Ạ MÌNH CẦN GẤP .T-T

0
Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi”- chú bé Hồng- trong đoạn trích sau:“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai...
Đọc tiếp

Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật “tôi”- chú bé Hồng- trong đoạn trích sau:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc. Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
 

0
10 tháng 9 2021

Tham khảo:

Cậu bé Hồng là nhân vật chính, nhân vật tự truyện được viết như sự phát ngôn và hóa thân của nhà văn Nguyên Hồng. Cậu bé Hồng có một tuổi thơ đầy cay đắng và tủi cực. Cha cậu mất sớm do nghiện ngập, mẹ cậu vì túng quẫn nên bỏ con đi tha hương cầu thực. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nhà nội. Nhưng Hồng cũng là một cậu bé thông minh, nhạy cảm. Thật vây! (câu đặc biệt) Khi nghe những lời nói thâm độc và những rắp tâm vấy bẩn của bà cô. Cậu bé tinh ý nhận ra những tâm địa độc ác của bà cô. Cậu bé Hồng có một trái tim tha thiết yêu thương mẹ. Mặc cho bà cô luôn nói xấu mẹ cậu nhưng tình yêu của Hồng dành cho mẹ vẫn đằm thắm, vẹn nguyên. Cậu có một trái tim luôn khao khát hạnh phúc được ở bên người mẹ hiền. Khi đi học về, cậu vô tình gặp được mẹ. Cậu sung sướng cực điểm khi gặp mẹ ở trong lòng mẹ. Có thể nói, cậu bé Hồng là hình ảnh của tuổi thơ nhiều bất hạnh nhưng vẫn tỏa sáng một trái tim yêu thương sâu sắc, để lại ấn tượng trong lòng người đọc.