K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo :

"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay"

Hình ảnh "lá vàng" gợi đến sự tàn phai, rơi rụng. Nhưng đầu xuân sao lại có "lá vàng"? "Lá vàng rơi trên giấy", giấy ấy chính là "Giấy đỏ buồn không thắm". Hình ảnh "lá vàng" gợi đến thân phận ông đồ trong bài thơ. Ông đã bị xã hội bỏ rơi, ông đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng bẽ bàng ngồi bên lề phố "đông người qua" nhưng so với thời đại mới đang sục sôi, bon chen thì ông chỉ là chiếc lá úa tàn đang rụng rơi cay đắng. Nỗi buồn ấy âm thầm và tê tái, nó khiến cơn mưa xuân vốn chứa đựng sức sống bền bỉ, dai dẳng cũng trở thành đìu hiu, xót xa:

"Ngoài giời mưa bụi bay". "Giời" chứ không phải là "trời". Đó là cách gọi của dân gian, của những "người muôn năm cũ", trong đó có ông đồ. Câu thơ gợi cái ngước nhìn buồn thẳm của ông trước làn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bụi, mưa bay nhưng nó cũng đủ sức xóa mờ đi dấu vết của cả một lớp người. Âu cũng bởi lớp người ấy quá mong manh, bé nhỏ!

Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ.

Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.

Tk cho tớ đấy!   (^O^)

4 tháng 10 2018

tham khảo nhek

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người.

Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ". Hoặc: "Bất học bất tri lí" (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Ngoại ngữ... Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cẩn nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.

Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, nên người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những kiến thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đến những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia?. Như vậy là có biết bao kiến thức mới, kiến thức mới về cuộc đời, vẽ thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu,

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên khoa học xã hội. Văn, Sử là những môn học cần thiết, nêu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc. Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế Ngoại ngữ. Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì là thiệt thòi lớn cho mỗi con người. Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: "Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thi lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích".

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả ("Bể học vô bờ"). Dầu chúng ta có miệt mãi học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ Bác Hồ dạy: "Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lênin cũng từng khuyên thanh niên: "Học! Học nữa! Học mãi!". Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc học chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước, giai đoạn mới.

4 tháng 10 2018

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

k mk nha

12 tháng 11 2021

 

THAM KHẢO

 Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể hiện chân thực nhất về sô phận người nông dân trong xã hội cũ.- nghèo khổ, bần hàn, biến chất...Lão Hạc đại diện cho bộ phận nông dân nghèo, bị đè nén, tài sản chả có gi, luôn sống cô đơn sợ sệt. Số phận của Lão bế tắc, cay nghiệt quá đến mức lão phải tự tìm đến cái chết- một cái chết quằn quại, đau đớn chả khác nào một con chó dính bả. Nhân vật Binh Tư lại đại diện cho tầng lớp nghèo khổ quá đến mức biến chất, việc gi cũng làm, bất chấp mọi việc để có tiền. Số phận của hai người họ, chính là số phận của những người nông dân trong xã hội cũ. Những số phận khiến người xem không thể không xót xa, thương cảm. Thương thay con người dù có tốt đẹp đến đâu cũng đều phải quỵ ngã trước cái xã hội đầy bất công, oan trái này.

1. Mở bài

- Giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.

- Dẫn dắt đi vào vấn đề

2. Thân bài

* Khái quát

- Giới thiệu sơ lược nội dung truyện: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về buổi đầu tiên tựu trường trong cuộc đời.

- Ấn tượng về câu chuyện: Giọng kể chuyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .

* Cảm nghĩ 

- Mạch cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học

+ Không gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ Cảm giác thích thú hôm nay tôi đi học → Chất thơ trữ tình lan tỏa mạch văn

+ Nhân vật tôi có cảm giác trang trọng và đứng đắn: đi học là tiếp xúc với một thế giới lạ , khác hắn với đi chơi, đi thả diều

+ Không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và trang nghiêm…. Và nhân vật tôi trải lòng mình để quan sát xung quanh, cảm nhận về ngôi trường mới.

+ Buổi đầu đến trường, cũng như bao đứa trẻ khác, nhân vật tôi giật mình và lúng túng khi nghe gọi tên

+ Khi vào lớp, nhân vật "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng .

- Nhận xét:

+ Nhân vật tôi đã khơi dậy trong lòng bao người hình dáng ngày đầu đến trường trong kí ức. Những hình ảnh đã trở thành kỉ niệm đẹp, những khoảnh khắc không thể quên…

+ Những cảm nhận tinh tế, những cảm xúc nhẹ nhàng trong buổi tựu trường của nhân vật tôi như những thước phim chậm nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người. Một đứa trẻ ngày đầu đến trường cũng như bao đứa trẻ khác với những bồi hồi, lo lắng, những mong đợi, và cả hi vọng, niềm tin cho mai sau

3. Kết bài

Nêu ấn tượng của bản thân về nhân vật Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân

Bài viết:

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi học trò. Nhân vật Tôi trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh đã nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình với những kỉ niệm trong sáng và hồn nhiên.

     Nhân vật nhớ về ngày khai trường là nhớ về khung cảnh thiên nhiên những ngày đầu đến lớp. Đó là khoảng thời gian cuối thu khi các loài cây thay lá, sương và làn gió thu lành lạnh khiến lòng người như bồi hồi hơn khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên. Và chính hình ảnh của những em nhỏ rụt rè theo mẹ đến lớp đã tác động trực tiếp, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi học trò trong tâm hồn đến nhân vật “tôi”.

     Con đường làng quen thuộc, gắn bó với cả tuổi thơ sao hôm nay như thay đổi, bởi từ nay đó không chỉ là con đường gắn với những trò chơi nghịch ngợm mà sẽ là con đường đi tới lớp, co đường ấy trở nên khác lại trng mắt trẻ thơ vì lí do vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi đi học”. Nhớ về ngày đến lớp, tác giả nhớ đế những từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ bộ quần áo đến quyển vở mới trên tay. Tất cả đều cho thấy sự thay đổi và lớn khôn trong suy nghĩ của một cậu bé về một ngày bắt đầu đến lớp nhưng vẫn toát nên nét hồn nhiên, đáng yêu của một đứa trẻ.

     Nhớ về ngày khai giảng, tác giả nhớ đến hình ảnh về sân trường. Không gian đầy mới lạ mới cậu học trò lần đầu đến lớp, cậu cảm thấy mình như nhỏ bé trước khung cảnh ngôi trường vừa xinh xắn và có nét oai nghiêm. Rồi khi có tiếng trống tập trung trên sân trường, tất cả đều bỡ ngỡ, cảm thấy chơ vơ vì tất cả đều lạ lẫm với âm thanh ấy. Vì vậy mà không chỉ nhân vật Tôi, các cô cậu học trò mới đều e sợ đứng nép bên người thân, như những con chim non bắt đầu rời tổ nhìn về bầu trời rộng mở phía trước. Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời.  Những suy nghĩ, cảm nhận của cậu bé trước tất cả sự thay đổi, trước bạn bè, trước thầy cô vừa thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu tiên cậu xa mẹ.

     Tâm trạng của nhân vật còn thể hiện khi bước vào không gian lớp học – ngôi nhà thứ hai với mỗi đứa trẻ khi đến trường. Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau bởi đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.

     Những diễn biến trong  tâm trạng của nhân vật đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi nét hồn nhiên, ngây thơ của những đứa trẻ trong ngày đầu đến lớp mà còn khiến chúng ta như thấy hình ảnh của mình nhiều năm về trước. Chính nhờ nghệ thuật khắc họa nhân vật vô cùng tinh tế và chân thật, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đã mang đến những xúc cảm và lay động tâm hồn người đọc về những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người.

     Tôi đi học là câu chuyện tuy không mới nhưng đã để lại trong lòng người đọc những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của ngày đầu tựu trường. Qua đó, em như được sống lại với những kí ức của tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ trong ngày đầu tiên đến lớp của mình

14 tháng 3 2022

“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông”

Quê hương – hai tiếng ấy nghe sao mà thân thương, dạt dào! Trong mỗi con người chúng ta ai cũng ẩn sâu cho mình hình ảnh nơi chôn nhau cắt rốn, nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi luôn chan chứa tình yêu thương. Có lẽ cảm xúc về quê hương là những cảm xúc cao đẹp nhất. Và thoáng chút bâng khuâng khi chiều nay tiết văn cô giáo vừa giảng bài “Quê hương” của Tế Hanh – quê hương của tác giả thật đẹp, thật bình dị!
Tế Hanh sinh ra ở một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, cả tuổi thơ của ông gắn liền với nắng gió, với hơi thở của biển. Có lẽ hồn biển đã thấm sâu vào tim để rồi làm nguồn cảm hứng mãnh liệt giúp Tế Hanh viết nên những vần thơ về quê hương, về những con người miền biển chân chất, thật thà.

 

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”

Hai câu mở đầu như gợi lên hình ảnh một làng chài nhỏ nằm ngay sát biển. Họ mưu sinh bằng nghề đánh bắt, bằng những chuyến tàu đi về hằng ngày trên biển. Cụm từ “Làng tôi” như một tiếng gọi thân thương trìu mến của một người con xa quê bỗng cất lên nỗi nhớ da diết. Câu thơ ngắn gọn nhưng gợi tả được bức tranh về một làng chài ven biển bình dị, thân quen…
Ở nơi đó có những con người sinh ra từ biển, lớn lên từ biển. Mỗi sớm mai thức dậy, khi bầu trời trong xanh, biển im ắng họ lại “bơi thuyền đi đánh cá”. Những chàng trai làm nghề của biển họ mạnh mẽ, họ khỏe khoắn với “làn da ngăm rám nắng” ngày ngày đối mặt với sóng to gió lớn, lênh đênh hàng tháng liền trên biển mênh mông:

“Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

Những bài Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh tuyển chọn

Họ trở về từ biển, họ mang hơi thở của biển. “Vị xa xăm” – không chỉ là vị của biển mà còn là hương vị của những vùng đất họ đã đi qua, là vị mặn của những giọt mồ hôi, của tình yêu quê hương. Người ta nói, dân biển họ đậm tình đậm nghĩa lắm, đậm như chính nơi biển lớn họ sinh ra. Dù đi đâu lòng họ vẫn hướng về quê hương, về nơi xóm chài nghèo e ấp khi bão về…
Cuộc sống của những con người vùng biển quanh năm gắn liền với những con thuyền mộc mạc. Có những gia đình gần như sinh sống trên không gian nhỏ bé của thuyền. Chiếc thuyền là nơi sinh hoạt, là mưu sinh, là sự sống của họ. Trong kí ức của Tế Hanh những chiếc thuyền như chính linh hồn làng, con thuyền trong thơ ông hiện lên như một dũng sĩ xông pha nơi chiến trường:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

 Tác giả đã so sánh hình ảnh chiếc thuyền như một con ngựa đẹp, khỏe và phi nhanh. Động từ mạnh được sử dụng liên tục như càng tô đậm hơn sự dũng mãnh của chiếc thuyền chài “phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang” – ta tưởng như con thuyền rẽ mọi con sóng, vượt mọi ngọn gió, oai hùng tiến về phía trước không một chút nao núng. Con thuyền ấy sở dĩ hiên ngang như vậy bởi được bao bọc bởi cánh buồm trắng – cánh buồm như mang theo cả hồn của làng chài nghèo, của những người thân đang ngóng trông họ nơi quê nhà. Một cánh buồm đơn sơ được Tế Hanh thổi hồn nay bỗng trở nên thiêng liêng vô cùng. Mỗi ngày trên biển, nhìn cánh buồm tung bay trong gió những người dân chài như thấy thấp thoáng hình bóng quê hương, thấp thoáng bóng người vợ, người mẹ già ngày đêm đứng chờ ở bãi biển…
 Hàng tháng trời ở biển, đâu chỉ con người biết mỏi biết mệt, những chiếc thuyền cũng thấm mệt, lui dần về bến, lim dim ngủ:

“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

 Tế Hanh đã tinh tế khi sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong hai câu thơ trên. Nếu từ “nghe” là từ chỉ hoạt động của thính giác thì “thấm” là cảm nhận của xúc giác. Bằng nghệ thuật ấy, tác giả đã vẽ nên hình ảnh chiếc thuyền trở về nằm im mệt mỏi nhưng dường như từng “thớ vỏ” bên trong. Con thuyền nằm đó, im lặng nhưng vẫn dạt dào nguồn sống. Ta dường như thấy được nhà thơ đang hóa thân vào hình ảnh con thuyền để bày tỏ nỗi lòng, để lặng ngắm không khí vui tươi ngày trở về…

“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe,
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”

 Đối với những con người làm nghề đi biển, họ mong lắm ngày được trở về. Những người mẹ, người vợ càng háo hức mong đợi nhiều hơn. Ấy thế nên khi ghe vừa đến bến cả mỗi vùng xôn xao náo nhiệt. “Ồn ào” , “tấp nập” – những từ láy gợi tả khung cảnh đông vui, náo nức được nhà thơ sử dụng như càng làm bừng lên không khí vui mừng nơi xóm nghèo. Họ nô nức đón ghe về, họ vui mừng khi “cá đầy ghe”. Những con người chân chất ấy họ sung sướng nhưng vẫn không quên gửi lời cảm ơn chân thành đến thần linh – “nhờ ơn trời biển lặng”… đã mang những con thuyền chở người thân của họ trở về trong bình yên.
 Tất cả những hình ảnh trên chỉ còn lại trong kí ức của tác giả bởi ông đang ở nơi xa, đang từng ngày mong nhớ quê hương nơi đất khách:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi,
Thoáng con thuyền sẽ sóng chạy ra khơi”

 Mọi thứ dường như đã rất quen thuộc, dường như đã ăn sâu nơi tiềm thức của nhà thơ. Bài thơ da diết, sâu lắng tái hiện lại cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của những người làng chài sao mà chân thật, sống sộng đến thế? Phải chăng đây chính là nỗi niềm từ chính tâm tư của những con người xa quê… Để rồi Tế Hanh đã phải thốt lên:
“Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
 Vâng, dù đi đâu, đi thật nhiều nơi nhưng cái hương vị quê nhà, mùi của đất, của biển, của tình người vẫn mãi thấm đượm trong tác giả. Là cả một ước mong ngày trở về…Vần thơ bình dị mà gợi cảm, hình ảnh đơn giản mà sâu sắc, giọng văn nghẹn ngào cảm xúc – “Quê hương” như môt khúc nhạc nhớ thương quê hương trong sáng, da diết của nhà thơ! Quê hương – hai tiếng ấy sao mà thân thương! Mỗi lần thốt lên hay nghĩ về đều rất thiêng liêng:

“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người”
14 tháng 3 2022

Tham khảo nx nhá

8 tháng 9 2021

Em tham khảo:

     Trong cuộc đời học sinh, kỷ niệm về ngày đầu tiên cắp sách đến trường là một kỉ niệm khó quên. Qua văn bản Tôi đi học, Thanh Tịnh đã thể hiện xuất sắc những cảm xúc của ngày đầu đáng nhớ ấy. Trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật tôi đã mang trong mình cái cảm giác hồi hộp lo sợ. Cậu bé thấy mọi vật xung quanh mình hình như đang thay đổi, cậu rất lo sợ. Khi bước vào trường cái cảm nhận đầu tiên của cậu là sự ngỡ ngàng ngạc nhiên về quang cảnh của trường mấy ngày trước cậu có đến trường nhưng trông trường chũng chẳng khác nhiều so với mấy nhà trong làng. Nhưng hôm đó cậu thấy trường thật to. Cậu lại càng sợ hãi hơn. Cậu thấy mình như lạc lõng khi đứng trong biển người. Nhưng rồi đến khi vào tới lớp thì cái cảm giác sợ sệt cũng qua đi và cậu bắt đầu thấy tự tin hơn, cậu lạm nhận những vật xung quanh cậu là của riêng mình. Thế là bắt đầu chia tay với thế giới gia đình và bước chân vào một thế giới mới. Câu chuyện của Thanh Tịnh không có nhiều nhân vật, không có những đối thoại ồn ào, không có những tình huống cam go quyết liệt. Nhưng chính sự tĩnh lặng, nhẹ nhàng được xây dựng trên cơ sở những hoài niệm rất thực và tinh tế đã làm nó trở nên thật là hấp dẫn. Những biến thái tâm lý tinh vi, những dòng văn giản dị giàu cảm xúc, lối cảm nhận nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này.