Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Việc tiết kiệm nước là một trong những việc cần thiết để bảo vệ tài nguyên nước và giảm chi phí cho gia đình. Có nhiều cách để thực hiện tiết kiệm nước một cách hiệu quả.
Đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị tiết kiệm nước như vòi sen, bồn cầu hai nút nhấn hoặc bồn cầu tiết kiệm nước. Những thiết bị này giúp giảm lượng nước sử dụng mà không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thứ hai, chúng ta có thể sử dụng nước một cách thông minh. Ví dụ, khi rửa tay hoặc đánh răng, chúng ta nên đóng vòi nước lại khi không sử dụng. Khi tắm, chúng ta có thể sử dụng bình đựng nước để thu nước rửa mặt hoặc xà phòng, sau đó sử dụng lại nước này để xả toilet hoặc lau chùi nhà cửa.
Thứ ba, chúng ta có thể sửa chữa các thiết bị rò rỉ nước để tránh lãng phí nước. Nếu phát hiện thiết bị nào đó đang rò rỉ, chúng ta nên sửa chữa ngay lập tức để tránh lãng phí nước và giảm chi phí cho gia đình.
Cuối cùng, chúng ta có thể xây dựng thói quen sử dụng nước tiết kiệm. Chúng ta có thể hạn chế việc tắm nước nóng quá lâu hoặc không cần thiết, sử dụng máy giặt và máy rửa chén khi đầy để tiết kiệm nước và điện.
Tóm lại, việc thực hiện tiết kiệm nước là một việc cần thiết và có thể thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả. Chúng ta cần thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước để bảo vệ tài nguyên và giảm chi phí cho gia đình.
Em hãy viết đoạn văn ( khoảng 5-7 dòng ) để tự đánh giá cách tiết kiệm thời gian của bản thân mình .
Dễ mà bn:
dàn ý nhé, còn việc viết là tùy thuộc vào cách bn tiết kiện thời gian của bn nhé:
_Cách mik tiết kiệm thời gian ntn?
_Mik đã cảm thấy hợp lí chưa, vì sao?
_Mik có nhận xét j về cách tiết kiệm thời gian này?
Hằng ngày, em luôn có ý thức việc bản thân sẽ tiết kiệm điện, nước và những thứ khác.Và em luôn có quan niệm " phải tiết kiệm mọi thứ với mức độ cụ thể ". Những việc thường xuyên em làm để thế hiện rằng : em đang học cách tiết kiệm . Như : khóa nước khi không sử dụng nữa , tắt hết các thiệt bị điện khi ra ngoài hoặc không sử dụng , không chơi hoặc đùa với nước , khuyên ngăn hay nhắc nhở người thân có hành vi không tiết kiệm ,.. v.v....Đó là những việc mà thường ngày em làm, em đã duy trì đến tận bây giờ, từ khi học cách tiết kiệm điện, nước ,... em đã trở thành một con người biết quý trọng nhiều thứ hơn , không còn lãng phí như trước là : mỗi lần rửa bát là em thường xả rất nhiều nước, rửa xong thì em cũng kệ , cho nước nó tự chảy, không cần quan tâm.Nhưng thật sự bản thân em đã khác thật rồi.Vậy nên, em hứa và sẽ quyết tâm tiết kiệm được những gì em có thể làm.
Tiết kiệm điện:
Trái đất của chúng ta ngày càng ô nhiễm , vấn đề về năng lượng cũng vậy . Chúng ta phải tiết kiệm năng lượng , điện cũng vậy . Tiết kiệm điện là một yếu tố quan trọng , tránh lãng phí . Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn điện , năng lượng từ những các đơn giản như tắt đồ dùng điện khi không cần thiết, tắt vòi nước khi đã sử dụng , … Rất dễ dàng nhưng chỉ việc nhỏ thế cũng đã góp phần lớn để tiết kiệm năng lượng điện.
*Còn tiết kiệm nước thì bạn xem của bạn Hàn Băng Tâm nke :D*
Cùng xem lại nào :)
Hằng ngày, em luôn có ý thức việc bản thân sẽ tiết kiệm điện, nước và những thứ khác.Và em luôn có quan niệm " phải tiết kiệm mọi thứ với mức độ cụ thể ". Những việc thường xuyên em làm để thế hiện rằng : em đang học cách tiết kiệm . Như : khóa nước khi không sử dụng nữa , tắt hết các thiệt bị điện khi ra ngoài hoặc không sử dụng , không chơi hoặc đùa với nước , khuyên ngăn hay nhắc nhở người thân có hành vi không tiết kiệm ,.. v.v....Đó là những việc mà thường ngày em làm, em đã duy trì đến tận bây giờ, từ khi học cách tiết kiệm điện, nước ,... em đã trở thành một con người biết quý trọng nhiều thứ hơn , không còn lãng phí như trước là : mỗi lần rửa bát là em thường xả rất nhiều nước, rửa xong thì em cũng kệ , cho nước nó tự chảy, không cần quan tâm.Nhưng thật sự bản thân em đã khác thật rồi.Vậy nên, em hứa và sẽ quyết tâm tiết kiệm được những gì em có thể làm.
Tiết kiệm điện:
Trái đất của chúng ta ngày càng ô nhiễm , vấn đề về năng lượng cũng vậy . Chúng ta phải tiết kiệm năng lượng , điện cũng vậy . Tiết kiệm điện là một yếu tố quan trọng , tránh lãng phí . Vì vậy chúng ta phải biết giữ gìn điện , năng lượng từ những các đơn giản như tắt đồ dùng điện khi không cần thiết, tắt vòi nước khi đã sử dụng , … Rất dễ dàng nhưng chỉ việc nhỏ thế cũng đã góp vần lớn để tiết kiệm năng lượng điện.
*Còn tiết kiệm nước thì bạn xem của bạn Hàn Băng Tâm nke :D*
-Nước: khoá van vòi nước sau khi dùng, sữa chữa các chỗ hỏng ở ống nước để tránh rò rỉ làm lãng phí,...
-Tiền: ăn tiêu hợp lí, nuôi heo đất, không phung phí, mua đồ đắt tiền,...
-Thời gian: xắp xếp thì giờ hợp lí, lamnf thời gian biểu, luôn tính toán thì giờ hợp lí,...
-Điện: tắt các thì bị điện nếu không cần dùng, bật ít quạt nếu chỉ đang một mình, hạn chế dùng tivi, điện thoại,....
tiết kiệm nước
- dùng xong thì tắt nước
- cần bao nhiêu thì dùng bấy nhiêu
- hạn chế nghịch nước khi đang tắm
tiết kiệm tiền
- mua những đồ vật cần thiết
- làm bảng chi tiêu để kiểm soát hoạt động tiêu tiền của bản thân
- không lao đầu vào những việc như shopping
tiết kiệm thời gian
- làm việc gì cũng nhanh gọn lẹ
- không lề mề, chậm chạp
- làm việc gì ra việc đó
tiết kiệm điện
- dùng điện xong thì phải tắt
- không được lãng phí điện
Tấm gương Bác Hồ về cần kiệm liêm chính chí công vô tư.
Rèn luyện và tu dưỡng đạo đức là vấn đề quan tâm hàng đầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời,
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người” 1
Một ngày sau khi nước nhà giành được độc lập (3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ toạ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Người trình bày sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có vấn đề thứ tư cần phải giải quyết lúc bấy giờ là “Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Để làm được những điều đó, Người đề nghị “mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” 2
Để giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều tác phẩm viết về vấn đề này, Ngay từ năm 1927, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, chương đầu tiên của cuốn sách là Tư cách một người cách mệnh và tiêu chuẩn đầu tiên trong tư cách một người cách mệnh chính là: cần kiệm. Sau này là các tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10-1947), “ Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” (1952). “Đạo đức cách mạng” (12-1958) và các bài báo như “Chớ kiêu ngạo, phải khiêm tốn”, “Cần kiệm liêm chính”, “Cần tẩy sạch bệnh quan liêu mệnh lệnh”, “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sách chủ nghĩa cá nhân”... Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Người nhắc “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư...” và “Sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.
Về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói một cách ngắn gọn, giản dị, cụ thể, dễ hiểu và dễ làm theo.
CẦN tức là “Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai” và nếu đã cần thì việc gì, dù khó khăn mấy, cũng làm được.
Người chỉ ra cách thực hiện CẦN sao cho có kết quả. Đó là làm việc phải có kế hoạch, dù công việc gì, to hay nhỏ, lớn hay bé, đều phải sắp xếp khoa học và tính toán cẩn thận. Phân công công việc theo năng lực của từng người, như vậy sẽ không bị mất thời gian và hiệu quả công việc cao.
Cần phải đi đối với chuyên. Nếu không chuyên thì cũng vô ích. Cần không phải là xổi. Phải biết nuôi dưỡng sức khoẻ, tinh thần và lực lượng để làm việc lâu dài. Một người lười biếng sẽ làm chậm và ảnh hưởng đến công việc của rất nhiều người khác. Cần là nâng cao năng suất lao động.
KIỆM là “tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Cần với kiệm đi đối với nhau như hai chân của một người. Cần mà không kiệm “thì làm chừng nào xào chừng ấy”, cũng như một cái thùng không đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không. Kiệm mà không cần, thì không tăng thêm, không phát triển được.
Bác cho rằng cần phải tiết kiệm cả của cải, thời gian và sức lực, bởi của cải nếu hết còn có thể làm ra được, còn thời gian đã qua đi, không bao giờ quay trở lại. Muốn tiết kiệm thời gian, bất kỳ việc gì, nghề cũng phải chăm chỉ, làm nhanh, không nên lần nữa. Không nên ngồi lê, nói chuyện phiếm, làm mất thời giờ của người khác. Theo Bác “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn”.
Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm.
Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xỉn, chứ không phải là kiệm” 3
Để thực hành tiết kiệm phải kiên quyết với những việc làm xa xỉ, như kéo dài thời gian lao động không cần thiết, làm hao phí vật liệu trong sản xuất, luôn tìm cách ăn ngon, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn khó khăn, thiếu thốn, v.v... Phải biết cách tổ chức thì tiết kiệm mới có hiệu quả.
LIÊM là “trong sạch, không tham lam”; “không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá.
Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” 4
Liêm phải đi đối với kiệm, bởi có kiệm mới liêm được. Tham lam là một điều rất xấu hổ. Những hành động bất liêm đều phải dùng pháp luật để trừng trị, dù đó là người nào, giữ cương vị gì, làm nghề gì. “Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”5. Và như cụ Mạnh Tử đã nói “Ai cũng tham lợi, thì nước sẽ nguy”6
Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn”.
Một người phải cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Chính đối với mình là không tự cao, tự đại, luôn luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ, phát triển điều hay và sửa chữa khuyết điểm của mình. Đối với người, phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Phải để việc nước, việc công lên trên việc tư, việc nhà. Công việc dù to hay nhỏ đều phải cố gắng hoàn thành. Phải luôn luôn nhớ “việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”7
Về CHÍ CÔNG VÔ TƯ, Bác nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc”, “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “Phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Người giải thích “...Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp là ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”8 .
Vụ án Trần Dụ Châu những năm 50 là một bài học đắt giá cho những cán bộ, đảng viên không thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng, không thực hành cần kiệm liêm chính, dẫn đến hành động tham ô, hủ hoá, suy thoái về đạo đức.
Lời nói phải đi đôi với việc làm, nói được, làm được sẽ mang lại thành công, được nhiều người hưởng ứng và làm theo. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được. Nếu nói rắng phải cần kiệm liêm chính, mà bản thân mình lại cười lao động, lười học tập, không hoàn thành những công việc được giao, không tiết kiệm, sống hoang phí, xa hoa, luôn tìm cách tham ô, bòn rút tiền của Nhà nước và nhân dân, tâm không trong sáng... thì sẽ không hiệu quả và không có tính thuyết phục. Thực hành tốt cần kiệm liêm chính, chí công vô tư sẽ rèn luyện, làm cho con người có những phẩm chất tốt, như “Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.
Chính nhờ thực hành cần kiệm liêm chính mà trong những năm đầu mới giành được độc lập nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi, chiến thắng giặc lụt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Trong những năm hoà bình xây dựng đất nước, từng bước đời sống nhân dân đã được nâng cao cả về vật chất và tinh thần.
Trong đạo đức thì việc nêu gương là vô cùng cần thiết, vì “...Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”9.
Bác rất quan tâm đến việc rèn luyện tư cách đạo đức, tác phong cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta, từ lời nói đến việc làm. Bản thân Bác là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân, về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để chúng ta học tập và noi theo.
Sinh thời, Bác sống rất giản dị, từ lời nói đến việc làm, phong cách làm việc, từ cách ăn mặc cho đến những sinh hoạt hàng ngày, ngay cả khi Người đã là Chủ tịch nước. Tác phong giản dị ấy mang lại một sự gần gũi, một ấn tượng khó quên với những ai đã được gặp Bác dù chỉ một lần. Bác ăn mặc rất giản dị và tiết kiệm. Quần áo Bác mặc chỉ có vài bộ, may cùng kiểu. Có cái áo của Bác rách, vá đi vá lại, thay cổ mà Bác vẫn không cho đổi. Có lần Bác nói với một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng một cách chân tình: “Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cái phúc của dân đấy. Đừng bỏ cái phúc ấy đi”10. Đôi dép cao su của Bác, bộ quần áo ka-ki sờn Bác vẫn dùng hàng ngày, khi biết các đồng chí phục vụ định thay, Bác không đồng ý. Chiếc bút chì mòn vẹt Bác dùng để theo dõi tin tức trên báo. Những trang bản thảo được Bác viết ở mặt sau của những tờ tin tham khảo của Việt Nam Thông tấn xã. Chiếc ô tô Bác đi công tác hay đi thăm đồng bào và chiến sĩ trong cả nước cũng chỉ là loại xe bình thường. Bác không dùng chiếc điều hoà nhiệt độ do các đồng chí cán bộ ngoại giao đang công tác ở nước ngoài biếu, mà đề nghị chuyển chiếc điều hoà ấy cho các đồng chí thương bệnh binh đang điều trị tại trại điều dưỡng hoặc quân y viện, mặc dù lúc đó Bác đang ở trong ngôi nhà của người thợ điện (nhà 54) rất nóng. Những bữa ăn thanh đạm của Người “thường là dưa cà, đôi khi có thịt”. Những lần đi thăm các địa phương, Bác thường không báo trước và mang theo cơm nắm để tránh sự đón rước linh đình, gây phiền hà và tốn kém tiền của nhân dân.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trên chiến khu Việt Bắc, Bác ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, giản dị thì đến khi cách mạng thành công, trở về Thủ đô, Bác cũng chỉ ở trong ngôi nhà nhỏ của người thợ điện, sau đó chuyển sang nhà sàn, chứ không ở ngôi nhà to, sang trọng của Toàn quyền Đông Dương. Bác dành ngôi nhà sang trọng đó làm nơi đón tiếp khách của Đảng và Nhà nước ta.
Sự tiết kiệm của Bác còn thể hiện trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ. Là Chủ tịch Chủ tịch nước, nhưng những năm tháng sống trên chiến khu Việt Bắc, đi theo Bác chỉ là tổ công tác ít người kiêm nhiều việc. Cách mạng Tháng Tám thành công, trở về Thủ đô, các đồng chí phục vụ Bác ở Phủ Chủ tịch cũng rất ít. Những lần đi công tác xa, không cần nhiều cán bộ cùng đi, Bác cho những anh em còn lại về thăm gia đình. Bác dặn “Các chú tranh thủ về thăm nhà, nhưng nhớ đúng hẹn lên đón Bác”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Bác đối với con người và cũng là một hình thức tiết kiệm thời gian.
Những lời nói của Bác về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt là tấm gương của Bác về thực hành cần kiệm liêm chính vẫn mãi mãi để cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong kháng chiến cũng như trong xây dựng đất nước đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Họ là những người luôn luôn gương mẫu, đi đầu trong lao động sản xuất, chiến đấu và học tập. Tuy nhiên còn có một số không ít cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ có chức, có quyền vẫn chưa làm đúng những lời dạy của Bác. Nạn tham ô, tham nhũng, hối lộ, lãng phí, xa xỉ, quan liêu, công thần, cửa quyền... ngày càng nhiều. Các vụ án PM18 ở Bộ Giao thông vận tải, vụ chạy cô-ta ở Bộ thương mại hay vụ án Mạc Kim Tôn ở Thái Bình, v.v... cho thấy đó là những cán bộ, đảng viên bị sa sút về tư tưởng, chính trị, đạo đức và tha hoá về lối sống. Họ đã làm giản sút lòng tin, uy tín của Đảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thực hành tốt những lời dạy của Bác về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là chúng ta đã góp phần làm giàu cho đất nước, làm tăng lòng tin của nhân dân vào Đảng và chính quyền. Như vậy là chúng ta cũng đã góp phần thực hiện tốt cuộc vận động: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Nếu dài wa mk có cách khác nè:
Vì sao chúng ta phải biết tiết kiệm? Đối với đất nước: muốn xây dựng đất nước phồn vinh, xã hội công bằng văn minh từ một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì phải tiết kiệm. tiết kiệm để tích lũy vốn, phát triển sản xuất, góp phần đưa đất nước tiến lên , cải thiện đời sống nhân dân. Đối với bản thân thì tiết kiệm là biểu hiện đạo đức của mỗi người: không xa hoa đua đòi, lãng phí tiền của,thời giờ vào những việc không cần thiết. đó cũng là biểu hiện của lối sống khoa học có văn hóa.
Hy vọng hai đoạn văn giúp ích cho bn
Thanks!!!
Siêng năng cần cù là một phẩm chất tốt đẹp của mỗi con người, từ học sinh cho tới người lao động ai cũng cần phải rèn luyện đức tính này hằng ngày bởi vì nó có tầm quan trọng tới cuộc sống chúng ta và hướng tới cho chúng ta những gì tốt đẹp nhất.
Vậy thì siêng năng cần cù là gì? Đó là chăm chỉ làm việc và chăm chỉ học tập một cách thường xuyên và đều đặn, đó người ta gọi là siêng năng. Còn cần cù là chăm chỉ chịu khó làm việc, cho dù khó khăn cũng không bỏ cuộc, nhất là trong học tập và trong lao động.
Người ta thường bảo thời gian quý như vàng như bạc , chính vì thế cho nên những ai biết quý trọng thời gian thì mới chịu khó làm việc, chịu khó siêng lao động, học hành. Có siêng năng cần cù thì mới có ý thức, không để cho thời gian của mình trôi qua một cách lãng phí bởi như vậy là vô ích.
Cần cù siêng năng là biết dùi mài kinh sử, biết tìm tòi những cái khó trong học tập để vươn lên tầm cao mới, khám phá ra những kiến thức khoa học hiện đại. Thức khuya dậy sớm và chăm chỉ làm ăn , vượt qua những khó khăn, khổ cực thì đó mới gọi là siêng năng, chịu khó.
Người học sinh đi học thì cần phải biết cố gắng vươn lên trong học tập, bài nào không hiểu thì tìm tòi ra lời giải đáp . Đó mới gọi là cần cù.
Người thợ coi giờ lao động của mình là vàng ngọc cho nên cố gắng làm hết mình để không lãng phí thời gian. Người nông dân cày sâu cuốc bẫm một nắng hai sương là để làm nên mùa màng bội thu, họ cần cù siêng năng để làm ra từng hạt lúa hạt gạo, để có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Và muốn được no ấm và giàu có thì phải biết siêng năng cần cù, biết vươn lên trong từng thời khắc của cuộc sống.
Từ trước cho tới nay, cái đáng quý nhất là người lao động, và người đáng quý nhất đó là người lao động. Chính nhân dân lao động đã giáo dục cho chúng ta về lòng yêu nước và về đức tính cần cù. Nhờ có siêng năng cần cù mà mỗi chúng ta không sợ gian lao khó khăn hay vất vả gì, luôn nhẫn nại kiên trì trong làm ăn, trong học hành.
Trái với siêng năng cần cù là lười biếng , đó là những người “siêng ăn nhác làm” chỉ biết hưởng thụ chứ không chịu động não suy nghĩ hay làm việc, họ trở thành kẻ sống thừa và vô tích sự trước mặt người khác và luôn khiến cho người khác phải chê cười.
Là người học sinh, chúng ta phải biết chăm chỉ làm ăn, phải biết thức khuya dậy sớm chịu khó học hành thì mới nên người, mới xây dựng cho tương lai của bản thân và xã hội tốt đẹp được. Nhất là trong các kì thì thì cần phải siêng năng ôn luyện, không được thấy khó mà nản chí. Có chịu khó nỗ lực hết mình thì mới có thể vươn lên học khá học giỏi, mới giành được điểm tốt.
Những người siêng năng cần cù thường hay được mọi người kính nể và cũng là tấm gương đẹp để mọi người noi theo. Học sinh cần cù thì được thầy yêu bạn mến còn người lao động cần cù thì được mọi người thán phục.
Học tập hôm nay để có một ngày mai đúng nghĩa. Đó là một ngày mai ấm no, hạnh phúc tươi sáng hơn. Chăm chỉ cần cù đưa ta tới những thứ tốt đẹp trong cuộc sống cho nên chúng ta cần phải biết quý trọng hơn nữa.
Trong học tập, không phải chúng ta cứ muốn thành công là đều thực hiện được. Muốn thành công trong học tập, chúng ta phải trải qua nhiều khoa khăn, gian khổ, phải biết siêng năng, kiên trì bền bỉ. Không có gì đáng quý bằng sự siêng năng có ở con người. Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện sự cần cù, tự giác, mệt mỏi, làm việc thường xuyên, đều đặn. Siêng năng, kiên trì, chăm chỉ học tập từ thầy cô, bạn bè, sách vở sẽ tích luỹ nhiều kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao và mở mang trí tuệ, nhận thức. Siêng năng học tập mọi lúc mọi nơi sẽ giúp con người thông hiểu nhiều điều. Kẻ lười biếng sẽ tụt hậu trong cuộc sống. Siêng nghĩ ngợi, dùng trí tuệ để khám phá ra những sáng kiến tốt giúp ích cho công việc, trong cái khó ló cái khôn. Trong mọi lĩnh vực, hễ chịu khó tư duy sẽ có nhiều sáng kiến để giải quyết thành công và ngược lại, những kẻ lười suy nghĩ sẽ lâm vào trì trệ và bế tắc. Siêng năng thực hành, luyện tập, thực hiện bài học, bài tập một cách kiên trì sẽ dẫn đến kết quả mĩ mãn. Nhưng siêng năng phải đi kèm với phương pháp thì mới có thành công lớn. Kẻ lý thuyết suông, kẻ dựa dẫm ỉ lại sẽ khó có thành công bền vững như mong muốn. Tuy nhien, không phải cứ siêng năng là sẽ thành công. Chúng ta phải luôn trong tư thế chủ động đối với cuộc sống của mình đề tìm kiếm và tạo ra cơ hội, lẫn nắm bắt cơ hội đến với mình trong mọi tình huống. Cần biết phương pháp để siêng năng một cách hiệu quả. Tận dụng nguồn tri thức từ sách vở và thông tin trên internet một cách có chọn lọc để tiếp thu những giá trị tốt đẹp nhất cho chính mình bởi mọi nguồn thông tin đều là con dao hai lưỡi. Bill Gates từng nói: “Đối với những việc khó khăn, tôi sẽ chọn những người lười biếng vì họ luôn tìm ra cách nhanh nhất để thực hiện chúng”, câu nói trên đã thể hiện quan điểm rằng ngoài siêng năng chúng ta cũng cần có sự linh hoạt để không ngừng cải tiến để đạt được những thành công mới.
Nguồn: Internet chúc bn có ngày 20/10 thật vv, xinh đẹp ,hok giỏi nha :)
Tiết kiệm là một đức tính cần có của tất cả chúng ta. Đó là khả năng sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Tuy nhiên, bản chất của tiết kiệm là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bản chất của tiết kiệm chính là khả năng đưa ra quyết định đúng đắn về cách sử dụng tài nguyên và kinh phí một cách hiệu quả nhất. Đó là sự cân đối giữa nhu cầu ngày càng tăng của con người với sự giới hạn của tài nguyên tự nhiên, cũng như khả năng tích lũy và sử dụng của con người. Tiết kiệm giúp cho chúng ta có khả năng tiết chế chi tiêu không cần thiết, đồng thời tập trung vào việc sử dụng tài nguyên và kinh phí để đáp ứng nhu cầu của mình một cách hợp lý và bền vững. Tiết kiệm quan trọng bởi vì nó đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của mỗi cá nhân, cũng như xã hội nói chung. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm và phung phí tài nguyên một cách vô tội vạ, không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, và cả cho môi trường. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, các loại tài nguyên tự nhiên không phải là vô tận và nếu không được sử dụng đúng cách thì chúng sẽ cạn kiệt. Đồng thời, khả năng tích lũy của con người cũng có giới hạn. Nếu ta không có kế hoạch tài chính lâu dài, phung phí tiền bạc, ta sẽ sớm rơi vào nghèo túng và nợ nần. Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ không có ý thức về việc hình thành cho bản thân một lối sống tiết kiệm. Thực tế còn rất nhiều người sử dụng tiền bạc, tài sản, hay những tài nguyên thiên nhiên một cách vô cùng phung phí. Đó là những thói quen xấu cần phải thay đổi ngay lập tức để giữ gìn tài nguyên của chính bản thân cũng như của toàn nhân loại.
Tham khảo ạ.