K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 3 2022

Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, … mà thay vào đó là việc chơi các trò chơi điện tử trên máy vi tính và các trò chơi trực tuyến trên mạng internet. Có nhiều bạn ham mê những trò chơi này đến nỗi từ một học sinh giỏi, chăm ngoan mà nay lại sa đàm sao nhãng việc học. Vậy game là gì mà lại mang đến những hậu quả ghê gớm đến vậy?Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu game là một loại trò chơi được lập trình sẵn trên máy vi tính, chúng ta chỉ cần một ít thao tác nhỏ là cỏ thể tham gia vào được. Game được tạo ra là để phục vụ cho việc giải trí của con người nhưng hiện nay, do ý thức của một số bạn trẻ không được tốt mà game đã mang lại nhiều hậu quả hơn là chỉ để giải trí đơn thuần. Nhiều người ham mê chơi game mà dần dần đã trở nên sa đà, đắm chìm vào thế giới ảo dẫn đến việc làm cho chính bản thân họ trở thành “nghiện game”. “Nghiện game” hiện tại đã trở thành một “căn bệnh” nghiêm trọng, một vấn nạn của toàn xã hội. Một khi chúng ta đã “nghiện” thì ta sẽ sẵn sàng đốt cháy cả tiền bạc, thời gian vào những trò chơi đó. Thật đáng sợ thay, những người chịu ảnh hưởng nặng nhất của “căn bệnh” này lại chính là bản thân các bạn học sinh chúng ta – những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn sẵn sàng bỏ một, hay giờ đồng hồ hoặc thậm chí là … cả một ngày để “luyện game” ở các quán net, trong khi với số thời gian đó các bạn có thể làm được rất nhiều bài toán khó, rất nhiều bài văn hay. Hâm mê chơi game còn có thể làm cho tiền bạc tiêu tán một cách nhanh chóng. Tiền tiết kiệm của bạn ư ? Tiền ăn sáng mà bố mẹ đưa cho bạn ư ? Tất cả sẽ nhanh chóng bốc hơi hết chỉ trong vài ba giờ đồng hồ “tu luyện” của các “cao thủ quán net”.Ngoài việc làm hao tốn thời gian và tiền bạc thì nghiện game còn có thể dẫn đến những hậu quả rất khôn lường. Game có thể khiến một bạn học sinh chăm ngoan học giỏi , đạo đức tốt thành một “con nghiện” , suốt ngày chỉ biết cắm đầu vào máy tính dẫn đến việc sức khỏe sa sút, học hành yếu kém. Mê game cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người chơi. Tháng 11 năm 2007, báo chí Trung Quốc đã đưa tin: một học sinh Trung Quốc đã đột quỵ ngay tại bàn vi tính sau gần hai ngày chơi game liên tục không ngừng nghỉ. Thật đáng ghê sợ! Rồi còn biết bao nhiêu chuyện lừa lọc, cướp của, giết người do chính những bạn học sinh tuổi đời còn rất trẻ gây ra chỉ với mục đích là lấy tiền để thỏa mãn ước mơ trở thành “cao 1 thủ”. Ban đầu các bạn chỉ là xin tiền bố mẹ nhưng dần dần đã chuyển sang nói dối, lừa bịp bố mẹ để lấy được số tiền nhiều hơn. Rồi cũng chính từ việc thiếu tiền chơi game mà đã dẫn đến nhiều vụ cướp của giết người rất dã man. Mới đây thôi, bao chí đã đăng tin : một vụ giết người cướp của đã xảy ra mà hung thủ chỉ mới là … một học sinh lớp tám. Chỉ vì thiếu tiền chơi game mà cậu học sinh ấy đã đột nhập vào nhà của một chị gái hàng xóm để ăn cắp tiền, đến khi bị phát giác thì cậu đã liên tiếp dùng rìu đánh vào đầu nạn nhân đến tử vong. Thật đáng kinh hãi!Chơi game khiến cho đầu óc chúng ta trở nên mụ mị, lẫn lộn giữa cuộc sống thực và ảo, làm chúng ta hao tốn tiền bạc và thời gian, khiến sức khỏe sa sút, làm thay đổi cả nhân cách và đạo đức của con người, … Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tránh xa những tác hại ghê gớm ấy? Đối với các bạn học sinh – những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nhất của căn bệnh này – thì từ bây giờ phải biết chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức cho thật tốt để sau này trở thành công dân có ích cho xã hội, tránh sa đà vào các trò chơi điện tử vô bổ, tốn thời gian để không phải nhận lấy những hậu quả không tránh khỏi.Chơi game không hẳn đã là xấu, chỉ là chúng ta chưa biết cách để sử dụng chúng như một trò chơi để giải trí thực sự. Tất cả chúng ta hãy biết cách chơi game sao cho thật lành mạnh, không sa đà và cần phải chú tâm hơn nữa vào việc học và phát triển đạo đức, nhân cách để mỗi chúng ta đều có thể trở thành con ngoan của bố mẹ, trò giỏi của thầy cô và mai này là trở thành một công dân có ích cho Tổ quốc, góp phần đưa đất nước chúng ta phát triển vững bền.

14 tháng 9 2018

Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

Tham khảo:

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

 

15 tháng 7 2023

Bài Ngắm trăng viết trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây, giới thiệu một tư thế ngắm trăng độc đáo, biểu lộ một phong thái sống ung dung, chủ động ngay trong những cảnh ngộ ngặt nghèo. Bài thơ kết tinh cao độ phong thái sống của Hồ Chí Minh. Ở đây, sự vượt ngục đã hoàn thành một cách thần kì, sự phấn đấu đã trở nên hài hòa, thư thái.

Trong tù không có rượu, cũng chẳng có hoa là sự bình thường, việc cố nhiên. Nhưng thấy cảnh đẹp mà bối rối (nại nhược hà) thì không phải là việc bình thường, dễ thấy. Tại sao lại bối rối? Trăng đẹp thì ngắm trăng. Thường người đời chỉ ngắm trăng khi lòng thư thái, thanh nhàn, dư dật về kinh tế, có rượu, có hoa. Khi ấy Bác đang ở trong tù, dư dật, nhàn nhã gì mà ngắm trăng? Chúng ta sống ngoài đời tự do mà cũng ít khi để ý đến vầng trăng tròn, khuyết trên đầu. Trong truyện ngắn Trăng sảng của Nam Cao, bà vợ nông dân của văn sĩ - nhà giáo khổ Điền đã gắt lên với chồng khi ông này gọi bà để khoe trăng sáng quá: Trăng sáng thì tắt đèn cho đỡ tốn hai xu dầu, chứ có gì mà phải gọi!

Đêm tù ấy, Bác chẳng có phương tiện vật chất gì để thưởng nguyệt. Nhưng chẳng lẽ để vẻ đẹp ấy trôi qua vô ích? Nên Bác mới bối rối. Dịch nại nhược hà (làm thế nào bây giờ) thành khó hững hờ cũng gọn nhưng chưa cho thấy hết cái lúng túng của một tâm hồn nghệ sĩ bất ngờ gặp cảnh đẹp của thiên nhiên. Câu thơ mở đầu trần trụi như một bản kiểm kê, tả cảnh sống người tù. Câu thơ thứ hai đã tả tâm hồn của một thi nhân với thi hứng dạt dào, tinh tế, thơ mộng. Cái thơ mộng này đối chiếu với cái thực tế ở câu trên tạo nên một thi vị hóm hỉnh của Hồ Chí Minh. Bác yêu vầng trăng trên đầu, nhưng Bác không quên cái cùm sắt cụ thể dưới chân. Thơ mộng nhưng không viển vông. Thiết thực nhưng không chặt đi đôi cánh của trí tưởng tượng. Chính đôi cánh ấy đã giúp Bác bay ra ngoài song sắt lúc nào không hay.

3 tháng 2 2021

Hưng ơi mày học lớp 8EG trường Lê Qúy Đôn đúng ko(Nếu nhầm thì sorry)(from steve)

9 tháng 5 2022

tham khảo 

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, bên cạnh những hiệu quả, thành tựu lớn như công nghệ 4.0, tự động hóa,… thì game hay trò chơi điện tử lại nổi lên như một hiện tượng tiêu cực của xã hội, đặc biệt là với học sinh. Game là từ tiếng anh, để chỉ trò chơi điện tử nói chung, nghĩa là các trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người chơi có thể chơi. Hiện tượng nghiện game là hiện tượng tâm lí rối loạn, dành quá nhiều đam mê, tâm trí vào các trò chơi điện tử. Hiện tượng nghiện game thường xảy ra ở giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, thanh thiếu niên. Biểu hiện của hiện tượng này là người chơi dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào việc chơi game. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta có thể thấy tình trạng các em bỏ học, trốn học, ăn trộm tiền của bố mẹ, bạn bè để chơi game, nạp thẻ vào game,… Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Game với những đặc điểm nổi trội như đa dạng hình thức, lôi cuốn, hấp dẫn với hệ thống đồ họa, thao tác và cách thức chơi gây tác động mạnh vào thị hiếu của người chơi. Cũng cần xét đến bản thân người chơi chưa có chính kiến, chưa hiểu rõ về hoạt động giải trí dẫn đến việc nghiện game không kiểm soát. Riêng đối với các em học sinh thì nguyên nhân của nghiện game còn đến từ sự thiếu quan tâm của phụ huynh, thầy cô, chưa có phương pháp giáo dục đúng đắn, nghiêm khắc. Game là một trong những hoạt động giải trí được xã hội chấp nhận, thế nhưng nghiện game lại gây ra những hậu quả khôn lường đối với cả bản thân người chơi lẫn xã hội. Chính vì vậy, chúng ta – thế hệ học sinh cần phải hiểu rõ bản chất của game nói riêng và hoạt động giải trí nói chung, sử dụng nó một cách văn minh, hợp lý nhất.

Tham khảo:

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạo phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại: trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiếu hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh, phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.