K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 11 2016

Đan là một cô bé có vóc dáng nhỏ bé cùng với nước da trắng trẻo, mịn màng. Khuôn mặt trái xoan với ánh mắt ngây thơ của một đứa trẻ, Đan luôn làm mềm lòng mọi người chỉ với một ánh nhìn. Đôi môi thì đỏ mọng, miệng lại luôn nở một nụ cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, tưởng chừng như những hạt ngọc trai. Cô bạn này lại có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng. Giọng nói nghe rất ngọt và dịu dàng. Chính vì thế mà ở mỗi cuộc thi hát của trường, sự có mặt của bạn ấy là không thể thiếu. Giọng ca “cây nhà lá vườn” này đã đưa về cho lớp, trường rất nhiều giải nhất, nhì. Trong lớp thì Đan có vẻ rất hiền lành, dễ tính nhưng trong học tập lại rất nghiêm túc. Những hoạt động của trường, lớp thì bạn luôn đứng đầu. Dù vậy, Đan vẫn coi việc học là cần thiết nhất. Với một cái đầu thông minh và tính toán nhanh nên bạn học môn toán rất giỏi. Đan luôn được thầy cô và bạn bè quí mến bởi học giỏi lại hay giúp đỡ bạn bè. Về nhà, ngoài giờ học, Đan luôn giành thời gian giúp đỡ cha mẹ.

 

9 tháng 11 2016

Năm tháng cứ thế trôi đi, chỉ có thời gian là thước đo tốt nhất cho tình cảm bạn bè. Trong suốt thời gian đó, có lẽ Diệp Anh là người bạn mà em yêu mến nhất, người bạn đã học với em từ suốt năm học lớp ba. Dáng người Diệp Anh dong dỏng cao, khuôn mặt bầu bĩnh, đầy đặn của bạn hễ ai nhìn đến cũng thấy đáng yêu. Nước da ngăm ngăm đen. Mái tóc dài óng ả. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Chiếc mũi hếch và cái miệng rộng luôn tươi cười để lộ hai hàm răng trắng bóng. Ở Diệp Anh khi nào cũng toát lên vẻ năng động, tự tin, hóm hỉnh và hài hước nên rất dễ mến. Diệp Anh rất hiếu động, không lúc nào yên nghỉ chân tay. Trong giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Mở đầu câu chuyện, Diệp Anh vẫn thường hay kể: Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chỉ nghe có đến thế thôi là chúng em đã thấy buồn cười đến nỗi không thể nhịn được rồi mà cái mặt Diệp Anh vẫn cứ tỉnh như bơ. Đặc biệt, Diệp Anh có một trí nhớ rất tốt. Những câu truyện đã đọc hay đã nghe, Diệp Anh đều nhớ như in và kể lại bằng đúng giọng nhân vật nên rất cuốn hút và sinh động. Một mình Diệp Anh đóng đủ các vai, kết hợp với điệu bộ khôi hài khiến bọn em lăn lóc cười đến vỡ bụng.Diệp Anh luôn luôn làm ra những trò chơi thú vị. Bạn thường hay chơi cùng với chúng em trò bịt mắt bắt dê hay bó khăn. Vừa chạy lại vừa kêu tiếng dê be be nghe rất ngộ nghĩnh. Diệp Anh thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi tiết mục, Diệp Anh đều được hoan nghênh nhiệt liệt và gây ra những trận cười nứt nẻ.
Không chỉ là các bạn gái mà cả các bạn trai ngoài và trong lớp đều yêu mến bạn Diệp Anh. Nhưng thật không may, hai tuần trước đây, một tai nạn giao thông đã cướp đi tính mạng của người bạn mà chúng em yêu quý. Dù biết bạn đã khuất nhưng chúng em vẫn cứ coi như bạn vẫn sống và làm việc cùng chúng em, bây giờ bạn đang thi đỗ vào trường Amsterdam và đi du học rồi. Cô giáo vẫn gọi bạn đứng lên đọc bài và vẫn cứ lấy cơm, lấy gối cho bạn ăn học. Rồi mai đây phải xa mái trường thân yêu, em cũng sẽ mang theo nhiều kỷ niệm cùng với những yêu mến của cả lớp với bạn Diệp Anh.

8 tháng 8 2023

Bài 1:

Năm câu có sử dụng biện pháp so sánh:

- Bộ lông của mèo mềm mại như nhung.

Chủ ngữ: bộ lông của mèo.

Vị ngữ: mềm mại như nhung.

- Nàng xuân có tính cách ấm áp hơn đông.

Chủ ngữ: nàng xuân.

Vị ngữ: có tính cách ấm áp hơn đông.

- Hoàng hôn, mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Trạng ngữ: hoàng hôn.

Chủ ngữ: mặt trời.

Vị ngữ: xuống biển như hòn lửa.

- Cánh đồng lúa chín vàng óng như một tấm thảm vàng.

Chủ ngữ: cánh đồng lúa.

Vị ngữ: chín vàng óng như một tấm thảm vàng.

- Về đêm, cảnh thành phố sáng rực đủ màu như một bức tranh lung linh.

Trạng ngữ: về đêm

Chủ ngữ: cảnh thành phố.

Vị ngữ: sáng rực đủ màu như một bức tranh lung linh.

Bài 2:

Gia đình có vai trò quan trọng bậc nhất đối với con người, là cái nôi nuôi dưỡng nên tâm hồn và tính cách ta.. Thật vậy, gia đình chính là nơi mà mỗi người được sinh ra và lớn lên, có ý nghĩa to lớn về cả mặt vật chất, tinh thần đối với sự lớn lên và trưởng thành của mỗi người. Đầu tiên, gia đình chính là nơi mà mỗi người con được sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, sự chăm sóc vô điều kiện của cha mẹ và người thân. Chúng ta nhờ vào tình yêu thương, sự chăm sóc, chở che của cha mẹ mới có thể lớn lên vững vàng và khỏe mạnh như ngày hôm nay. Cùng với đó, gia đình cũng chính là nơi mà ta nhận được sự dạy dỗ đúng đắn. Ta được dạy dỗ những điều hay lẽ phải, những phép đối nhân xử thế, những phép tắc ứng xử cơ bản nhờ gia đình, nhờ cha mẹ và những người thực sự yêu thương chúng ta. Ngoài ra, gia đình còn luôn là điểm tựa bình an cho mỗi người con trở về sau giông bão, sau những chuyến đi dài mỏi mệt. Nơi ấy luôn là hậu phương vững chắc, luôn âm thầm dõi theo ủng hộ và chở che cho mỗi người con trong gia đình một cách vô điều kiện bằng tất cả tình yêu thương. Khép lại, gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành, phát triển và trưởng thành toàn diện của mỗi người con trong cuộc sống.

Tuệ Lâm

(1)Chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật. (2) Động vật là một cá thể sống trong cùng một thế giới tự nhiên với chúng ta. (3) Con người cần tôn trọng mọi sự sống có trên trái đất bởi vạn vật tồn tại đều là một móc xích trong việc giữ gìn sự cân bằng trên hành tinh này. (4) Thân thiện với động vật là bước đầu tiên để con người học cách mở lòng với ai đó khác mình. (5) Hãy cùng nhau lan toả thông điệp yêu thương và bảo vệ cuộc sống của động vật. 

Câu ghép : 3 và 5 

Còn lại là câu đơn

10 tháng 4 2023

Có thể chỉ rõ thành phần 2 câu ghép đc ko ạ ?

27 tháng 7 2020

(1) Mùa thu ở Hà Nội là mùa khiến ta lưu luyến , vấn vương mãi hình ảnh Hà Nội với mùa thu lá vàng cận kề cuối năm.(2) Sau mùa hè nắng nóng oi bức như lửa đổ , từng chị gió mùa thu ùa vào , xua tan đi cái nắng nóng , đem đến cái không khí mát mẻ , bình yên , nhẹ nhàng hơn , đem đến cái lãng mạn cho từng con phố , ngóc ngách .(3)Đặc biệt , Mùa thu Hà Nội còn là mùa hoa sữa nở - mùa tạo nên nét đặc trưng của thủ đô nước Việt Nam.(4) Những cây hoa sữa rợp bóng trên dải đường phố cổ khiến lòng người lại phải xốn xang vì hương thơm nồng nàn , hơi mạnh , mang một nét đẹp rất riêng của từng chùm hoa sữa trắng bạc.(5)Mùa thu ở Hà Nội cũng là mùa lá vàng .(6) Cả thủ đô như được dát lên trên bằng một tấm hoàng bào , với những con đường trải đầy lá rơi , giẫm lên những chiếc lá vàng nhẹ không hiểu sao ,con người ta cứ mãi ngẩn ngơ , thẫn thờ , con người ta lại nhẹ nhàng hơn ,bồng bềnh hơn , quên đi những phiền muộn của cuộc đời.(7)Mùa thu ở Hà Nội là thế đấy , rất đẹp , nhẹ nhàng , cứ mãi làm ta nhớ nhung , lưu luyến mãi không quên , cứ mãi làm ta thấy thư thái , nhẹ nhàng đến lạ.

Phép tu từ nhân hóa : gạch chân

Phép tu từ so sánh : in đậm

Câu trần thuật đơn có từ là : in nghiêng

19 tháng 4 2021

bạn cho mình hỏi câu trần thuật đơn in nghiêng ở câu mấy vậy ?

8 tháng 10 2016

Mở bài:

   Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài để kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/  Sự việc mở đầu:

- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.

- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.

- Tôi bị bố mắng: đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.

- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.

- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.

- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.

- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.

- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.

- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.

- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

-  Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

-  Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

-  Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

8 tháng 10 2016

     Trong suốt thời học trò ai mà không có một lần mắc lỗi lầm với cô giáo. Tôi cũng vậy, lần mắc lỗi đó là bài học để tôi rút kinh nhiệm cho các lần sau. Năm lớp 5, cô Huyền là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. Cô rất yêu thương cũng như là giúp đỡ các bạn học sinh. Có lần, cô giao cho cả lớp một bài tập làm văn bạn nào cũng tỏ ra hứng thú với đề văn đó và tôi cũng thế. Nhưng tối ngày hôm ấy, cô Liên chi đội trưởng trường tôi gọi điện và bảo tôi sẽ tham gia cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh. Tôi vui lắm đến mức quên bài tập cô giao. Sáng ngày hôm sau, tôi thấy bạn nào cũng cầm trên tay bài kiểm tra lúc đó tôi chợt nhớ ra và vội ngồi làm, thật không may cô đã đứng bên cạnh tôi và hỏi " sao em không làm bài trước khi đến lớp ? " Tôi quay lại và xin lỗi về việc tôi đã không thực hiện đúng nội quy của lớp. Cô đã tha lỗi cho tôi và dặn dò rất cẩn thận. Sau lần đó, tôi đã học được bài học đáng giá cho bản thân.

a, Chủ đề : Một lần em không làm bài tập nên đã bị cô giáo nói và dặn dò.

b, Thứ tự theo kiểu gián tiếp để vào bài. Các câu đều có sự liên kết với nhau và mang một chủ đề

Câu 16. Các sự việc trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” được kể theo trình tự nào?Câu 16. Em hãy nêu chủ đề chính của truyện cổ tích “Em bé thông minh”?Câu 17.  Em hãy xác định phương thức biểu đạt của truyện cổ tích “Em bé thông minh”?Câu 18.  Các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?A. Mật ngọt chết ruồiB. Nhanh như cắtC. Ba chìm bảy nổiD. Uống nước nhớ nguồnCâu 19.  Thành ngữ “ Nhanh như cắt”...
Đọc tiếp

Câu 16. Các sự việc trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” được kể theo trình tự nào?
Câu 16. Em hãy nêu chủ đề chính của truyện cổ tích “Em bé thông minh”?
Câu 17.  Em hãy xác định phương thức biểu đạt của truyện cổ tích “Em bé thông minh”?
Câu 18.  Các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?
A. Mật ngọt chết ruồi
B. Nhanh như cắt
C. Ba chìm bảy nổi
D. Uống nước nhớ nguồn
Câu 19.  Thành ngữ “ Nhanh như cắt” có nghĩa là gì?
Câu 20. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?
A. Nhanh nhẹn
B. Xốp xồm xộp
C. Mặt mũi
D. Đèm đẹp
Câu 21. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ ghép?
A. Xuân xanh
B. Tươi tốt
C. Đi đứng
D. Lả lướt
Câu 22.  Tìm từ láy có trong câu sau: “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt”?
Câu 23.  Tìm từ láy trong câu ca dao sau:
“Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ
Bút hoa xin chép bài thơ lưu truyền.”
Câu 24.  Từ phức bao gồm những loại nào?
Câu 25. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau:
“Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước”
Câu 26.  Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện?
A. Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông.
B.  Năm học trước, Lan là học sinh giỏi.
C. Vì chủ quan, em đã bị điểm kém.
D.  Con Bìm Bịp, bằng chất giọng trầm ấm, ngọt ngào, báo hiệu mùa xuân về.
Câu 27.  Đối với kiểu bài kể lại một truyện cổ tích người kể thường sử dụng ngôi kể thứ mấy?
Câu 28. Quy trình thực hiện bài viết kể lại một chuyện cổ tích gồm mấy bước?
Câu 29.  Trước khi thực hiện bài nói em cần trả lời những câu hỏi nào?
Câu 31.  Nhân vật chính trong truyện Em bé thông minh là ai?
Câu 32.  Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh như thế nào?
Câu 33.  Trong truyện Thánh Gióng, sau khi roi sắt gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì để tiếp tục đánh giặc?
Câu 34.  Trong truyện cổ tích “ Em bé thông minh”, nhân vật em bé thuộc kiểu nhân vật nào?
Câu 35.  Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyện dân gian nào?
Câu 36.  Vì sao truyện “Thánh Gióng”  được xếp vào thể loại truyền thuyết?
Câu 37.  Trong truyện “Thánh Gióng”, chi tiết nào không đúng khi nói về sự ra đời của Gióng?
Câu 38.  “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” được tổ chức vào thời gian nào trong năm?
Câu 39.  “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” có nguồn gốc từ đâu?
Câu 40.  Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” là của tác giả nào?
Câu 41.  Câu thơ sau gợi nhắc đến truyện cổ tích nào?
“Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.”
Câu 42.  Em hãy tìm quy luật gieo vần của bài ca dao sau:
“Bình Định có núi vọng phu,
Có đầm Thị Nại, có cù lao Xanh.
Em về Bình Định cùng anh,
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.”
Câu 43.  Điền từ còn thiếu vào dấu (…) trong câu ca dao sau:
“Rủ nhau chơi khắp …
… rành rành chẳng sai:”
Câu 44.  Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ?
Câu 45.  Các sự việc trong truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” được kể theo trình tự nào?
Câu 46.  Sự việc Thánh Gióng bay về trời thể hiện ý nghĩa gì?
Câu 47.  Trong truyện “Bánh chưng bánh giầy”, tại sao Lang Liêu được thần giúp đỡ?
Câu 48. Thành ngữ “Chết như rạ” có nghĩa gì?
Câu 49. Trong các cụm từ sau, cụm từ nào không phải là thành ngữ?
A. Cưỡi ngựa xem hoa
B. Cách mạng 4.0
C. Chết mê chết mệt
D. Ếch ngồi đáy giếng
Câu 50.  Các từ sau từ nào không phải từ láy?
A. Tươi tốt
B. Hớt ha hớt hải
C. Lon ton
D. Mơn man
Câu 51.  Các từ sau, từ nào không phải từ ghép?
A. Học hành
B. Mong muốn
C. Long lanh
D. Sách vở
Câu 52.  Câu thơ sau có mấy từ ghép: 
“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang”
Câu 53.  Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép?
A. Nhân dân
B. Liêu xiêu
C. Róc rách
D. Lom khom
Câu 54.  Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ chỉ nơi chốn?
A. Sáng nay, bầu trời thật đẹp.
B. Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi.
C. Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về.
D. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
Câu 55.  Tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau:
“Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa, cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Đúng lúc rước dâu, không ai thấy Sọ Dừa đâu cả.”
Câu 56.  Trong cấu tạo từ tiếng Việt bao gồm những loại nào?
Câu 57.  Bố cục của bài văn kể lại một chuyện cổ tích gồm có mấy phần
Câu 59.  Quy trình tóm tắt văn bản bằng sơ đồ gồm mấy bước?
Câu 59.  Bố cục của một bài văn kể lại một chuyện cổ tích gồm những phần nào?
Câu 60. Truyện “Em bé thông minh” thuộc loại truyện cổ tích nào?

 

3
30 tháng 10 2021

Bn nên tách ra từng câu để hỏi á

30 tháng 10 2021

trồi ôi! dài dự