K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2019

Tham khảo nhé :3

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.

(Từ cái này thì triển khai ra thành đoạn văn là OK)

18 tháng 3 2019

Văn giải thích là thể loại văn j nghe lạ vậy bn? Mk lần đầu nghe tới đấy.

19 tháng 2 2020

học ăn học nói học gói học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở,giao tiếp ,cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự ,tế nhị,văn minh.

  -học ăn:học những phép lịch sự trong ăn uống.

  -học nói:học nói những điều hay lẽ phải

  -học gói học cách tiết kiệm,giữ gìn ,không lãng phí

   -học mở:học tính rộng lượng bao dung,sẵn sàng giúp đỡ người khác

    -học gói , học mở:cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước , cái gì sau,chỉ chung sự khéo léo trong công việc,cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày

19 tháng 2 2020

Gỉai thích: Câu tục ngữ nhắc nhở con người ta phải học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, xã hội để hoàn thiện bản thân. Học ăn, học nói là  cách ăn uống hợp vệ sinh, nói năng lịch sự, rõ ràng, học gói, học mở là thể hiện sự thành thạo, khéo léo.

Học ănhọc nóihọc góihọc mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh. ... Chủ nhà cũng thuộc diện nghèo khó không đủ điều kiện tiếp đãi đầy đủ, chỉ tiện mời bữa ăn.

20 tháng 4 2017

Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản dị nhưng ẩn chứa bài học về cách ứng xử sao cho chuẩn mực của con người trong cuộc sống. Chữ “học” được lặp lại bốn lần, điều đó nhấn mạnh, chúng ta cần luôn học hỏi mọi điều trong cuộc sống, dù là những điều nhỏ nhất. Thứ nhất là học cách ăn uống, cần biết các phép tắc ăn uống lịch sự, tế nhị. Văn hóa Việt Nam coi trọng cách ăn tập thể, đông người, tính cách con người được thể hiện qua văn hóa ăn uống và ứng xử bên mâm cơm. Thứ hai là học cách nói năng, lễ độ với người lớn tuổi và hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa. Lời nói cần nhẹ nhàng, nói những điều hay lẽ phải bởi “lời nói chẳng mất tiền mua”. Tuy nhiên cần tránh những lời giả dối, xu nịnh hay nói xấu, nói sai cho người khác. Học hỏi từ cuộc sống, chúng ta cần cả “học gói, học mở”, biết làm theo thứ tự trước – sau cho đúng, biết sắp xếp công việc cho hợp lí. Theo cách hiểu khác, học gói còn học cách tiết kiệm chi tiêu, không lãng phí tiền bạc còn học mở là học cách mở lòng để bao dung và giúp đỡ người khác. Như vậy, chỉ với câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đã truyền tải bao bài học ứng xử sâu sắc, là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần luôn cố gắng học hỏi từ cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn.

3 tháng 2 2021

    Dân gian xưa đã để lại cho đời sau những câu nói thật hay, thật đẹp: “Học ăn, học nói,học gói, học mở”. Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
    Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức, có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề “Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.
Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá mà người xưa đã dạy: “Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như: ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân, thầy cô giáo ...vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể. Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức. Bên cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là chuyện dễ dàng. Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, nhưng lại có những người rất vụng về.
Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát khéo léo, có con mắt nghệ thuật mới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như “Sống, làm việc theo pháp luật”.

22 tháng 4 2016

 

Từ ngày xưa, có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giữa người với người. Trong ngôn ngữ thì tiếng nói có vai trò hết sức to lớn để mọi người giao tiếp với nhau. Có nhiều câu ca dao, tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của lời nói như: Lời nói gói vàng; Nói ngọt lọt đến xương; Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe … Bằng kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình ứng xử, giao tiếp, để nhấn mạnh sự cần thiết của việc học nói ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu: Học ăn, học nói, học gói, học mở.Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều điều con người phải học. Ăn là việc tưởng chừng dễ nhất, nhưng thực ra không dễ chút nào. Cách ăn uống phần nào thể hiện tính cách con người, cho nên muốn tỏ ra là người có văn hóa, chúng ta phải học ăn. Những bậc cha mẹ lúc kén con dâu thường xem xét rất kĩ về công, dung, ngôn, hạnh, mà cụ thể là đường ăn nết ở, lời nói, dáng đi sao cho đoan trang, khéo léo, dịu dàng, vừa mắt, vừa ý mọi người.Muốn trở thành người tốt, chúng ta phải học nhiều điều. Học nói có ý nghĩa rất lớn để con người tự hoàn thiện mình. Trong thực tế, vốn ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ của từng người có khác nhau. Nó thể hiện trình độ tư duy và năng lực làm việc của mỗi người.
17 tháng 1 2017

Xưa nay ông cha ta luôn khuyên răn và chỉ dạy con cháu mình phải biết: Học ăn, học nói, học gói, học mở. Có lẽ khi nói đến những điều này không ít người tự hỏi: Tại sao trong cuộc đời chỉ cần học có 4 điều thôi? Phải chăng, để làm một con người cho ra một con người tử tế, thì chí ít cũng phải thấu hiểu về minh triết của 4 từ ăn, nói, gói, mở, mà cha ông ta luôn khuyên dạy.
Ăn như thế nào là ăn đúng, ăn không phải xấu hổ, để “nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”? Miếng giữa làng bằng sàng trong bếp, làm ăn, ăn nói, ăn chắc mặc bền, ăn nên làm ra, ăn ở, ăn nằm, ăn chơi thậm chí là... ăn tiền, ăn dày, ăn mỏng, ăn sương, ăn trộm, ăn cướp,...
Trong kho tàng tục ngữ ca dao dân ca rất nhiều câu bàn đến việc ăn. Tại sao cha ông ta lại bàn nhiều đến thế cái chuyện ăn? Không có gì lạ ở một miền đất nghèo, vất vả cơ cực suốt đời cái sự ăn nó quan trọng và gần gũi lắm. Thế nhưng, nếu chỉ nghĩ cha ông ta chỉ lo ăn thì con cháu chúng ta đã nhầm to. Cái chuyện ăn nó đa nghĩa, đa chiều và, hầu như trong đa số các trường hợp, đều liên quan đến chuyện xấu xa. Bây giờ, trước nạn tham nhũng, mới càng thấm thía hơn cái nghĩa sắc như dao cau của minh triết tự ngàn xưa. Ăn như thế nào, ăn bao nhiêu, để cho người bao nhiêu, quả là điều khó vô cùng. Nhưng, khó gì thì khó, không làm chủ được từ ăn tức là đã sai lầm về mặt đạo đức, văn hoá.
Còn nói không phải chỉ để mà nói, nói bừa nói ẩu, vì mỗi câu nói đều phản ánh chính xác của tư duy. Chỉ cần nghe nói là biết trình độ và khả năng tư duy của người ấy! Người xưa dạy phải uốn lưỡi 7 lần mới nói, chứng tỏ cái sự nói quan trọng đến mức nào.
Nói theo cấp độ âm thanh nào cho một cử tọa bao nhiêu người, cách dùng từ phù hợp trước từng đối tượng, khối lượng từ phong phú hay nghèo nàn..., tất cả đều phải học.
Gói và mơ là hai từ bí ẩn và đa nghĩa nhất. Ở đó là cách sống, lối sống, và nó trở thành nguyên tắc suốt cả đời người. Gói có thể là cách “hành xử theo đúng cương vị”. Cũng có thể là “áo rách khéo vá hơn lành vụng may”. Gói là cách hiểu đúng về nghĩa của cụm từ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Mở so sánh với gói còn cao hơn một bậc, nó liên quan đến vị thế cái tôi với tư cách là một con người xã hội. “Xấu che, tốt khoe” là một cách ứng xử mở mà không mở.
Tất nhiên, dù là gói hay mơ thì con người luôn cần đến sự dũng cảm trước sự thật. Chẳng hạn tâm và tầm là chưa đủ. Không có dũng, thì không dám thay đổi, không dám nhận trách nhiệm, vậy thì tâm với tầm phỏng có ích gì.
Good luck!

5 tháng 5 2023

ko

5 tháng 5 2023

Kh thì thôi cmt chi nghĩ t cần giúp chắc 

28 tháng 3 2020

a) các phép tu từ được sử dụng : từ trái nghĩa, điệp ngữ, so sánh

b) nghĩa : dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào, con người ta cũng không được đánh mất đi giá trị của bản thân, không được vì đồng tiền mà tha hoá nhân cách đạo đức. Đó là lẽ sống !

c) Giấy rách phải giữ lấy lề

Chết vinh còn hơn sống nhục

Chết trong còn hơn sống đục

Chết đứng còn hơn sống quỳ

        #shin

6 tháng 8 2018

a)đất làm ra gạo,.. quý như vàng, hãy biết trân trọng đất gạo

b)phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả đó

c)cho dù nghèo khỗ ko đc đánh mất đi đạo đức

6 tháng 8 2018

Tấc đất tấc vàng"

- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng

- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ

- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.

“Ăn quả  nhớ  kẻ  trồng cây” là một câu tục ngữ  hay nêu lên bài học về  lòng biết ơn. “Ăn quả” là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngọt do người trồng cây vất vả làm ra. “Nhớ” là biểu thị  lòng biết ơn. “Nhớ  kẻ  trồng cây” là nhớ  ơn nhân dân lao động. “Quả” còn  có nghĩa bóng như công ơn cha mẹ, ơn thầy, ơn Bác, ơn Đảng, ơn các anh hùng liệt sĩ, ơn nhân dân vĩ đại. Lòng biết ơn là bài học làm người. Không thể  vong ân bội nghĩa.
 Đói cho sạch, rách cho thơm”

 
Đói và rách là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, đói cơm rách áo. Sạch và thơm là cách sống không tham lam, lèm nhèm, biết giữ gìn phẩm giá, biết bảo vệ nhân cách. Hai chữ “cho” rất hay, có nghĩa là “giữ lấy”, “bảo vệ lấy”. Không vì nghèo đói mà sa ngã. Phải biết giữ gìn phẩm giá nhân cách đó là kinh nghiệm sống, là bài học làm người mà câu tục ngữ đã nêu lên. Một số quan chức tham nhũng, họ chẳng đói, chẳng rách nhưng họ chẳng sạch chẳng thơm một tí gì, vì tâm hồn đã sa đọa cùng cực ! Những kẻ vô liêm sỉ, đạo đức giả ấy bị nhân dân khinh bỉ.

Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.