Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tác phẩm chiếc lá cuối cùng đã được O.Hen-ri truyền tải thông điệp về tình yêu giữa người với người về nghệ thuật hướng về con người thông qua 3 nhân vật làm nghệ thuật. Em nghĩ rằng hai câu thơ trên của Tố Hữu cũng có cùng tư tưởng với O.hen-ri-cụ thể hơn là trong tác phẩm "chiếc lá cuối cùng". Con người ta sống, không kể tôn giáo/hệ tư tưởng/môi trường, niềm vui lẫn sự hạnh phúc chỉ tồn tại khi mình cảm thấy được chào đón và yêu thưởng bởi tất cả mọi người xung quanh. Em vẫn luôn tin rằng mỗi người trong chúng ta đều có sợi dây liên kết vô hình và hai câu thơ "Bài ca mùa xuân 1961" của nhà thơ Tố Hữu quả thật đã lột tả rõ nét nhận định này, giống như câu thơ "Người với người sống để yêu nhau"-để cùng đi lên với nhau, để cùng kiến tạo một xã hội nhân văn hơn!
*Cậu chọn lọc ý để vết nhé, đây là một vài ý mình triển khai. Chúc cậu làm bài thi thứ 7 thật tốt nha^^
Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão bảo ngay: - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ! - Cụ bán rồi? - Bán rồi! Họ vừa bắt xong. Lão cố làm ra vui vẻė. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chi ái ngại cho Lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nit. Lão hu hu khó..." ( (Sách Ngữ văn 8, tập một – Nhà xuất băn Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Đoạn văn trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai?
=> Truyện ngắn Lão Hạc.
=> Của Nam Cao.
Câu 2. Tìm và chi ra tác dụng của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên?
=> Tượng hình: móm mém, ầng ậng.
=> Tượng thanh: hu hu
Câu 3. Chép lại và phân tích một câu ghép trong đoạn trích. Chỉ rõ mối quan hệ giữa các vế câu trong câu ghép.
=> Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ẩng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc .
=> Câu trên có ba chủ ngữ là "lão", "đôi mắt lão" và "tôi".
=> Dùng quan hệ từ, dấu câu để nối với nhau.
Câu 4: Tim trong đoạn trích những từ thuộc trường từu vựng bộ phận cơ thể người?
=> Trường từ vựng bộ phận cơ thể người: mặt, đầu, miệng.
Câu 5: Phải bán chó, lão Hạc mắt “ầng ậng nước", rồi “"hu hu khóc". Ông giáo thì “muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc". Hãy so sánh và chi ra ý nghĩa của tiếng khóc cùng những giọt nước.
- Tiếng khóc mang vẻ tiếc nuối, hối hận vì đã bán đi mà chưa suy nghĩ kĩ.
- Ông giáo muốn" òa khóc" lên là để có sự đồng cảm cúng như an ủi lão Hạc.
- Chính ông giáo cũng đã bán đi những quyển sách bao năm gắn kết của mình.
→ Tiếng khóc cùng giọt nước mắt đều mang vẻ tiếc nuối cùng đồng cảm cùng với cay cực trong cuộc đời nhưng cũng mênh mang tình thương và là biểu hiện thật đẹp đẽ của phẩm cách làm người. Họ đều là một người sở hữu phẩm chất cao cả, nhưng lại quá liều làm việc chưa nghĩ suy kĩ.
→ Với tác giả, Nam Cao, nước mắt vừa là tội nhục vừa là điều chứng minh phẩm chất cao đẹp: biểu tượng cay đăng hình thương người thương của cũng như nỗi buồn bã khó quên.
a)Hai câu thơ sau, Huy Cận đã phác họa lên bức tranh về hoàng hôn tráng lệ trên mặt biển lớn. Câu thơ ấy đã mở ra cái không gian rộng lớn của vũ trụ bao la, có mặt trời, có biển rộng với những con sóng ùa nhau nối dài. Vầng mặt trời đỏ ối đang từ từ lui dần về phía chân trời rộng trên nền của mặt nước mênh mang. Trong không gian mênh mông của nước biển, mặt trời nổi bật lên trên nền xanh biếc của nước, tỏa những ánh nắng cuối cùng màu đỏ ối xuống mặt biển xanh, nhuộm màu cả một vùng biển lớn. Màu đỏ ấy thật nổi bật, thật rực rỡ và sinh động. Từng con sóng gợn lăn tăn, nối đuôi nhau vỗ nhè nhẹ vào bờ cát. Thế nhưng, trước con mắt lãng mạn Huy Cận, nó lại biến thành những chiếc then cửa lớn. Từng con sóng ấy đang cài những chiếc khóa, chiếc then để khép lại một ngày dài rực rỡ để nhường chỗ cho đêm đen tĩnh lặng.
c)Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.