K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2021

Mình viết 8 câu bạn nhé!

Lưu ý: có một số bài thơ không được phép đặt dấu châm vào cuối câu, nên khi bạn trích thơ thì bạn như viết rồi ngoặc kép đầy đủ, sau dấu ngoặc kép thì bạn để dấu chấm coi như kết một câu. Như vậy thì sẽ không bị trừ điểm đâu bạn nhé!

Trong phạm vi khổ một bài thơ "Viếng lăng Bác" của nhà thơ Viễn Phương, hình ảnh lăng Bác với hàng tre xanh xanh đã được hiện lên thật nghiêm trang và trang trọng, xen lẫn vào đó là sự u ám, tiếc thương. Ở hai câu thơ đầu của khổ thơ, tác giả đã viết: 

                                                                      "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác".

Với việc sử dụng từ ngữ xưng hô "con", nhà thơ đã thể hiện một thái độ vừa thân mật, lại vừa kính mến, trân trọng đối với Bác - gợi nên sự gần gũi thân thương của Bác đối với hàng triệu người con dân nước Việt, đồng thời cũng gợi ra một hình ảnh u buồn tăm tối "lăng Bác" - ẩn dụ rằng Bác đã ra đi và ra đi trong sự tiếc thương của mọi người. Trong ba câu thơ tiếp theo, tác giả đã viết: 

                                                                      "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

                                                                       Ôi hàng tre, xanh xanh Việt Nam

                                                                       Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng".

Với việc sử dụng từ láy "bát ngát" cùng phép ẩn dụ "hàng tre", từ ngữ xưng hô "con" và từ cảm thán "Ôi", bài thơ đã làm cho người đọc thấy được tâm trạng của tác giả khi ra thăm lăng Bác thật trang nghiêm và u buồn. Việc sử dụng hình ảnh hàng tre bình dị làm ẩn dụ trong ba câu thơ trên đã cho thấy được những đức tính cao cả của Bác: giản dị, thanh cao, khiêm nhường nhưng cũng rất kiên cường, dũng cảm bất khuất. Thế nhưng những đức tính trên không phải chỉ của riêng mình Bác mà còn là của hàng triệu "đồng bào" trên khắp miền tổ quốc, luôn kiên cường và hết mình sống để chiến đấu cho tổ quốc. Và không chỉ vậy, những hàng tre ấy còn đại diện cho nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng bảo vệ và hiến dâng thân mình để bảo vệ Bác và bảo vệ lăng Bác mãi trường tồn theo thời gian...

15 tháng 11 2021

NGU như cái đéo gì ấy.

15 tháng 11 2021

. . .

24 tháng 6 2017

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.

20 tháng 8 2019

Khổ thơ đầu tiên của bài Viếng lăng Bác diễn tả những cảm xúc chân thành, xúc động của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Câu thơ có tính thông báo “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” là lời nói chân thành, xúc động của một người con khi từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Tác giả dùng từ “thăm” để giảm nhẹ nỗi đau mất mát và như để khẳng định Người còn mãi. Cách xưng hô thân mật xưng con như người con về thăm cha, thăm nơi Bác nghỉ, nỗi đau như cố giấu mà giọng thơ vẫn có những điều đau xót, ngậm ngùi. Hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên với Bác chính là hình ảnh hàng tre “xanh xanh”. Trong góc nhìn xúc động của nhà thơ, hàng tre vừa có cái nhìn thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho sức sống kiên định, dũng cảm của dân tộc. Hình ảnh hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” giàu ý nghĩa liên tưởng, mang biểu tượng của tâm hồn thanh cao, sự quật cường của người Việt.