Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có : Văn chương khơi gợi tình cảm cho con người,giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm tâm hồn.
2.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời nó cũng luyện những tình cảm ta sẵn có. Bạn có nghĩ vậy không ? Văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng nhường nào. Giúp mỗi học sinh chúng ta thấm thía hơn nỗi vất vả, tình thương vô bờ của bậc làm cha làm mẹ. Nhờ văn chương, chúng ta biết trân trọng tình cảm bạn bè thiêng liêng, biết nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong tim mỗi người. Những tình cảm ấy, có phải chúng ta chưa có đâu. Nhưng nhờ có văn chương và thông qua văn chương mà mỗi người thấm thía hơn, tôi rèn những tình cảm ấy trở nên sâu đậm hơn.
Mỗi chúng ta đều được lớn lên trong tiếng ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Tuổi thơ của chúng ta luôn được đắm chìm trong tiếng sáo diều vi vút trong trẻo và những lời ru, những câu chuyện cổ tích chứa chan nghĩa tình. Và ở nơi đó chúng ta học được bao nhiêu điều hay, lẽ phải. Rất khéo léo và trữ tình, cha ông ta đã gửi gắm những lời giáo dục đạo đức trong những câu ca ngọt ngào. Em đã vô cùng xúc động và thấm thía khi nghe câu ca dao:Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy raMột lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo conĐây là câu ca dao vô cùng quen thuộc đối với mỗi người. Câu ca đơn giản và vô cùng dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc và thấm thía. Bài ca dao nói đến công ơn to lớn của cha mẹ và giáo dục đạo lí làm con. Nhân dân ta đã ví công lao của cha mẹ với những hình ảnh hùng vĩ, to lớn. Công cha sừng sững như Thái Sơn – ngọn núi lớn. Hình ảnh so sánh mạnh mẽ và hùng vĩ, vững chãi. Tục ngữ đã có câu: “Con không cha như nhà không nóc”. Người cha là chỗ dựa vững chắc cho những đứa con. Hình ảnh so sánh mang đầy ý nghĩa. Ngọn núi Thái Sơn biểu tượng cho sự vững chãi của người cha. Và càng thú vị hơn khi tìm hiểu ý nghĩa của cặp “Công cha – nghĩa mẹ”. Cha có công nuôi dưỡng giáo dục, mẹ là người mang nặng đẻ đau và sinh thành ra ta. Công cha lớn bao nhiêu thì nghĩa mẹ vô tận bấy nhiêu. Bên cạnh người cha vững chãi như Thái Sơn là mẹ hiền với bao yêu thương. “Nước trong nguồn” vừa trong lành, mát rượi vừa không bao giờ vơi cạn. Hai hình ảnh tạo nên những biểu tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa. So sánh giản dị, đời thường mà sao sâu sắc đến vậy. Hai hình ảnh so sánh vừa có ý nghĩa biểu tượng, vừa thể hiện được tính chất của “công cha – nghĩa mẹ”. Cha là núi Thái Sơn bởi chja là người che chở, là chỗ dựa và cũng là đỉnh cao để con hướng tới. Còn mẹ luôn dịu dàng, chăm sóc, yêu thương. Tình thương của mẹ là dòng sữa ngọt lành nuôi ta lớn lên, là lời ru ngọt ngào đưa ta vào những giấc ngủ êm đềm, là những bữa cơm ngon, làn gió mát. Tình thương của cha mẹ dành cho con là vô bờ, chỉ có thể so sánh với những gì vĩ đại nhất của thế giới này. Cha nẹ cho ta cuộc sống, dạy ta cách sống và là chốn bình yên nhất để ta hướng đến mỗi khi nỗi nhọc nhằn của cuộc sống đè nặng lên vai. Mái nhà thân yêu, nơi có mẹ có cha ta chính là bến đỗ bình yên và an toàn trong cuộc đời mỗi con người. Nhà thơ Nga Êxênin đã từng viết về mẹ như thế:Chỉ mẹ là niềm vui ánh sáng diệu kìChỉ mình mẹ giúp đời con vững bướcVì thế mỗi chúng ta phải biết thương yêu, quý trọng cha mẹ, dù còn nhỏ hay đã trưởng thành đều phải biết nghe lời cha mẹ, phải sống cho trọn đạo hiếu. Cha ông đã từng nói:Cá không ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ, trăm đường con hưBài ca dao đã nhắc nhở bổn phận làm con của mỗi người. Mỗi chúng ta đều cảm nhận được tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho mình, chúng ta tự biết mình phải sống, phải lao động và học tập như thế nào để không phụ công nuôi dưỡng, thương yêu của mẹ cha. Làm một người tốt, đó là sự trả ơn, là đạo hiếu lớn nhất mà mỗi người con có thể đền đáp cho những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ
tham khảo
Trong kho tàng văn học Việt Nam có câu ca dao: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Thật vậy, tình cảm anh em là tình cảm thiêng liêng. Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài cũng đã ca ngợi tình cảm anh em của Thành và Thủy. Thành và Thủy là anh em ruột thịt. Họ rất yêu thương nhau, luôn nhường nhịn, quan tâm và lo lắng cho nhau. Điều đó khiến người đọc vô cùng cảm động. Nếu như gia đình họ không tan vỡ, hai anh em được sống với nhau thì hạnh phúc biết bao. Thật là đáng thương hai anh em họ đành phải xa lìa nhau. Họ không được ở cùng nhau nhưng tình cảm anh em không gì chia cắt được. Qua đó mỗi người càng biết trân trọng tình cảm thiêng liêng và trong sáng ấy.
Tham khảo:
Ca dao là thể loại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Để nói về công ơn của cha mẹ (tg) thù không thể không kể đến câu ca dao trên. Để thể hiện rõ nét được công lao lớn lao của cha mẹ tác giả (tg) đã sử dụng biênh pháp tu từ so sánh. Tác giả so sánh công cha như núi Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha. Còn (tlk) ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giọt nước đó luôn luôn chảy quanh năm, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn. Vậy (tlk) chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ. Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lý đạo đức xã hội. Con đường ấy là "thờ Mẹ, kính Cha". Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa làm tốt những bổn phận người con. Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó.
Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa. Nhắc tới ông, người đọc thường nhớ đến những vần thơ trữ tình bay bổng có vẻ đẹp lạ kì. Có thể nói, thơ Lí Bạch tràn ngập ánh trăng. Thuở nhỏ Lí Bạch thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng cho rõ. Vì thế hình ảnh Trăng nửa vành thu trên đỉnh Nga Mi đã in sâu vào tâm khảm nhà thơ, trở thành một trong những biểu tượng của quê hương Tứ Xuyên mà nhà thơ thương nhớ suốt cuộc đời.
Từ tuổi 25, Lí Bạch đã xa quê và xa mãi, nhưng hình bóng quê hương luôn in đậm trong tâm khảm của ông. Vì thế mà trên bước đường lữ thứ tha phương, mỗi lần ngắm trăng sáng là ông lại chạnh lòng nhớ quê và chỉ biết gửi gắm tâm sự vào những vần thơ. Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Lí Bạch sáng tác trong một hoàn cảnh như vậy.
Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt,đất phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương
Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
(Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương)
Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng.
Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đến trò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm
thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:
Nghi thị địa thượng sương
Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu.
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)
Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức.
Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương.
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao
Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn.
Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.
Bài làm
Tuổi học trò gắn với mái trường yêu dấu,nơi tất cả các kỉ niệm từ nhỏ bé đến lớn lao,chứa những điều cả tuổi thanh xuân ta từng kí thác đến hoài vọng.Và bao giờ,bước qua cánh cổng trường,như Lý Lan từng bộc bạch,đó là nơi thế giới kì diệu sẽ mở ra,nó sẽ đón ta và chỉ bảo ta lớn khôn từng ngày.Để đến khi thế giới diệu kì ấy dần khép lại,những ngày ấu thơ cũng xa mất,phượng chiều nay tuy vẫn đỏ nhưng không ướt vai người,chúng ta mỗi người một nẻo đường rồi mới biết nhớ nhung là ra sao.Cơ mà đó là những kí ức sống mãi trong tuổi thơ của các thế hệ trước,còn với chúng tôi năm nay,cô giáo không bước ra từ tà áo dài đằm thắm,con chữ trăng trắng không hiện lên từ tấm bảng đen,bạn bè cũng đâu ai tay bắt mặt mừng.Tất cả sự vật thân thương ấy đã xuất hiện,chỉ qua một chiếc màn hình nhỏ,tưởng như gần mà hẵng còn xa lắm!Qua đôi mắt tròn xoe,tôi đã thấy cả thế giới chỉ bé lại trong một khung cảnh,điều ấy quả thực cũng đáng buồn,đáng tiếc nhưng mọi sự chẳng thể vẹn toàn được,dẫu sao từ những mảnh ghép méo mó,con người ta mới biết trân quý và nâng niu hơn,và đó lại thêm một dấu mốc đáng nhớ mà có lẽ đi hết cả thanh xuân rồi,ta cũng chẳng có dịp tái ngộ.Năm nay,một năm khó khăn không chỉ đối với các em học sinh,những người "lính" dù kì cựu hay còn mới tò te thì việc phải tiếp thu kiến thức và giao lưu với mọi người qua mạng cũng là một thử thách gian lao.Nhưng vì dịch bệnh,có lẽ ai cũng ý thức được trách nhiệm cộng đồng quan trọng như thế nào thế nên mọi người cùng chung sức,đồng tâm hiệp lực quyết đẩy lùi dịch bệnh.Và ngành giáo dục cũng đã nhanh chóng thích ứng với khó khăn,triển khai hình thức giảng dạy trực tuyến,điều ấy cũng gây ra không ít bất cập và khó khăn.Có nhiều khi các bạn gặp trục trặc về kết nối,không thể tham gia lớp được,nhìn những như thế,tôi thấy cô qua màn ảnh có vẻ rầu rĩ dữ lắm,tôi biết bản thân người giáo viên cũng chẳng dễ dàng gì.Các cô giáo phải vừa học vừa làm,học cách dùng những thiết bị công nghệ,rồi dạy làm sao cho hiệu quả nhất.Nhưng trong cái rủi lại có cái may,các bạn học sinh cũng rất tích cực giúp đỡ cô với những khó khăn về công nghệ.Có một lần,cô văn tôi gặp rắc rối với phần mềm trình chiếu,mấy bạn con trai nhanh nhảu hướng dẫn cô từng bước một,và khi đã êm xuôi,cô không giấu được phấn khởi mà nói:"Làm sao các con biết được những cái này hay vậy?Công nhận trẻ con bây giờ nhanh nhẹn thật đấy!"Qua những tìnhh huống ấy,cô trò lại thêm hiểu nhau,càng gắn kết với nhau hơn,xa mặt mà không cách lòng!Đặc biệt,tuy học online,có thể là khó khăn một chút,nhưng lớp tôi vẫn nghĩ ra những cách tri ân thầy cô rất độc đáo.Nhân dịp 20/11,cả lũ bầu ra một đứa nói thật to,hào sảng,rồi cùng nhau soạn từng câu chúc,chúng la liệt trên khung chat,đến nỗi đọc cũng không kịp và kế hoạch này là bí mật,nhằm tạo bất ngờ cho các thầy cô.Thế rồi chúng nó còn bàn nhau vẽ thiếp,trang trí để gửi các cô.Mỗi lần có tiết là nhao nhao lên,xin các cô mỗi người dăm phút,rồi trong lúc đứa kia đọc lời chút,cả lớp "bắn tim" kịch liệt.Trong cái khó ló cái khôn,lớp tôi cũng thông minh và tinh ranh quá ấy chứ!Thực sự,điều ấy đã chứng minh rằng tuy không được gặp trực tiếp tất cả,cả tập thể vẫn một lòng hướng về,và điều ấy không chỉ giúp lớp tôi thêm đoàn kết,nó còn là động lực rất lớn cho tất cả các giáo viên đang giảng dạy,đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn này.Thêm nữa,lớp tôi phần lớn cô gọi ai cũng trả lời,tương tác đầy đủ,nếu còn ngại ngùng thì các cô gợi mở,dần rồi phòng học lúc nào cũng râm ran,như hòa tấu của những chú ve sầu!Lớp tôi đã từng bước từng bước khắc phục vấn đề như vậy đấy,và về chuyện giao tiếp,mỗi tuần cả lớp sẽ mở phòng rồi vào tán gẫu hoặc học nhóm nên thú thật,tôi thấy dù mình đang ở nhà nhưng cảm tưởng rằng nhà là ngôi trường thứ hai,tiếng cười vẫn đầy ắp đây thôi.Rồi sau bao vất vả,nỗ lực của ngành giáo dục đã được đền đáp xứng đáng khi cuối cùng,học sinh đã được quay trở lại trường học sau hơn 11 tháng học online.Và cảm xúc ấy thực sự khôn tả lắm,đó là kết tinh của niềm vui ngây ngô,thờ dại,vui sướng đến tê dại và những nỗi lắng lo,băn khoăn về trường mới,bạn mới,tất cả đã hòa quyện và thấm nhuần trong một dòng chữ "đi học lại".Thường những điều trên cả đặc biệt,con người không sao kể xiết được,bởi có cách nào diễn tả được yêu thương,tình cảm sâu nặng chỉ qua những con chữ nhỏ bé?Vả lại,đây là lần đầu tiên tôi được đến trường,đã rất lâu tôi chẳng còn ngắm nhìn nó nữa,và giờ đây,khi đã chuyển sang một phòng học khác,mọi thứ đều mới mẻ,xinh xắn và rực rỡ.Những con chữ bây giờ chẳng khô cứng nữa mà trên chiếc bảng ấy,có nét chữ xiên xiên,mảnh mảnh,lại có nét chữ to tròn,bầu bĩnh rồi sự nắn nót,tỉ mẩn của hàng chữ đã rèn dũa qua bao trường lớp của cô văn,sự đa dạng và phong phú đã khỏa lấp phần nhiều khoảng trống sâu bên trong tim tôi.Thế rồi,các bạn cũng khác,thật lạ lẫm làm sao!Có đứa cao thật cao,nhiều đứa thì "nấm lùn".Thực lòng mà nói,chỉ coi qua lớp khẩu trang thì vẫn xa xăm ấy chứ, nhưng chỉ một cái bắt tay hay được nghe giọng nói ngoài đời của chúng nó thôi,lòng tôi đã rung lên những hân hoan vô kể!Và bao giờ,cái gì được trở về nơi nó thuộc về vẫn hay ho hơn,trường tôi xinh đẹp và rộng rãi vô cùng.Tòa nhà nào cũng được trang hoàng tinh tươm để chào đón những "đứa con" của mình.Đúc kết lại,năm nay thực sự là một năm học in đậm dấu ấn,thử thách phải trải qua lẽ chừng không đếm xuể nhưng nhờ cái cảnh ngộ đó,tập thể chúng tôi mới hiểu rõ được tầm quan trọng của tri thức cũng như trường lớp để hướng tới một năm học tới thành công và tốt đẹp!
":) mình biết là đã xấp xỉ 1 tháng từ hồi cái bài post này đc đăng lên nhưng mà dù sao đọc để tham khảo cho vốn văn phong phú hơn và cho các bạn khác cũng ổn đúng không cậu:)?Chúc cậu học tốt nka!"
Tham khảo ở đây:
https://thptsoctrang.edu.vn/cam-nghi-ve-bai-ca-dao-anh-em-nhu-the-tay-chan/
“Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”
Bài ca dao là lời nhắc nhở con người về tình cảm anh em trong gia đình. “Anh em” chỉ mối quan hệ ruột thịt, họ hàng. Điệp từ “cùng” nhấn mạnh nguồn gốc vô cùng gần gũi, thân thiết giữa anh em. Bởi vậy mà giữ anh em luôn cần phải có sự yêu mến, tôn trọng lẫn nhau. Cách so sánh “như thể tay chân” thật độc đáo, khi tay và chân đều là những bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Tay có thuận chân mới bước, cơ thể mới khỏe mạnh. Cũng như anh em có sống hòa thuận thì gia đình mới có thể vui vẻ, hạnh phúc. Đó chính là mong ước của người làm cha mẹ, cũng là bổn phận của con cháu. Câu ca dao tuy đơn giản, nhưng lại chứa đựng một bài học quý giá trong cuộc sống.