K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

'' Năm nay hoa đào nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?''

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ Mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Hai câu thơ đầu, nhà thơ diễn tả lại không gian tết tràn ngập khắp con phố, đường phố nhưng ông đồ đã không còn xuất hiện. Cách chuyển từ ''ông đồ'' thành ''ông đồ xưa'' cho thấy sự tinh tế của nhà thơ với sự biến mất của ông đồ. Sự biến mất đó khiến cho người đọc cảm thấy xót xa và gợi lên sự tiếc thương của tác giả với một tài năng. Trong hai câu thơ cuối cùng của bài thơ ''Ông đồ'', nhà thơ đã chốt lại một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Hai câu thơ như lời tự vấn, hỏi trời hỏi đất hỏi mây. Những ''người muôn năm cũ'' bây giờ đã thưa vắng, rời xa ông đồ, tất cả chỉ còn sự xót xa, ngậm ngùi. Câu hỏi nghi vấn càng xoáy sâu vào nỗi lòng xót xa cho thời hoàng kim đã xa dần. Phải chăng một nét đẹp truyền thống xưa đã ngày càng phai nhạt? Chữ Quốc ngữ ra đời đã khiến cho chữ Nho bị thay thế và khiến những ông đồ bị lãng quên. Hai câu thơ cuối như một lời cảm thông của nhà thơ với ông đồ, một thời hoàng kim đã xa.

_mingnguyet.hoc24_

3 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

 

Bài thơ Ông đồ đã thể hiện được nỗi niềm và sự thương cảm của nhà thơ đối với một thế hệ những người bị lãng quên trong sự chuyển giao của xã hội và thời thế. Ông đồ chính là đại diện của vẻ đẹp của Nho giáo, của thú vui chơi chữ một thời nay bị lãng quên trong thời kỳ chuyển giao sang xã hội nửa phong kiến, nửa thực dân. Tình cảm mà nhà thơ truyền tải đã chứ đựng và truyền tải trong từng dòng thơ. Trong đó, hai khổ thơ đầu của bài thơ Ông đồ đã thể hiện được thời kỳ mà ông đồ hay Nho học vẫn còn được ưa chuộng. Câu thơ "Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già" cho thấy một sự thường niên theo năm cứ vào mùa xuân tết đến xuân về là các ông đồ lại xuất hiện bên đường. Ông xuất hiện với "mực tàu, giấy đỏ" là những biểu tượng không thể thiếu một thời của nền Nho học, của thú vui chơi chữ của người dân lúc bấy giờ. Vào thời kỳ đó, thú vui chơi chữ chính là nét đẹp văn hóa dân tộc của nhân dân VN. Họ sùng bài chữ Nho như một môn nghệ thuật và mua những nét chữ Nho đó về để treo trong nhà như một sự tinh hoa. Những dòng thơ tiếp theo đã thể hiện được sự ưa chuộng bậc nhất và sự tài hoa của ông đồ. Hình ảnh "Bao nhiêu người thuê viết....bay" đã thể hiện được sư tài hoa vô cùng của những nét chữ ông đồ. Dường như, người đọc hoàn toàn cảm nhận được sự thịnh hành và ưa chuộng của thú chơi chữ ông đồ lúc bấy giờ. Ngày nay, chúng ta hãy vẫn trân trọng và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống xưa ấy, để cho hồn cốt bản sắc của dân tộc VN không bao giờ bị mất đi!

Câu chứa câu cầu khiến: In đậm nghiêng

 

27 tháng 12 2021

Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu"...
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:
"Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung".'
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay...
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.
Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?

27 tháng 12 2021

Đây được tính là đoạn văn không ạ

9 tháng 3 2022

giúp mình với mình đang cần gấp ạ

 

9 tháng 3 2022

câu c bạn tham khảo:

HÌnh ảnh ông đồ hiện lên trong khổ thơ gắn với những buồn bã khôn nguôi.Vẫn trong bức tranh ngày tết, trong không khí xuân rộn ràng nhưng ông đồ xưa đã chẳng còn vui thú thuở nào.Với từ “vẫn” nhà thơ muốn khẳng định sự tồn tại c̠ủa̠ ông đồ.Nhưng sẽ chẳng còn ở đó Ɩà sự náo nức, sự vui tươi.Nỗi buồn dường như bao trùm toàn bộ khổ thơ.Lời thơ c̠ủa̠ Vũ ĐÌnh LIên “qua đường không ai hay” như một sự chua xót cho tình cảnh ông đồ, cho nét đẹp văn hóa c̠ủa̠ một thời.Phải chăng cuộc sống hiện đại nên những kỉ vật xưa cũ kĩ ấy đang không còn chút giá trị?  Trên trang giấy ấy chỉ có lá ѵàng.Sắc ѵàng ảm đạm Ɩàm ta thấy thê lương ѵà buồn thương muôn phần.Tủi nhục, đau xót Ɩà nỗi niềm c̠ủa̠ ông đồ, Ɩà nỗi đau trong thi nhân.Mưa bụi, lá ѵàng..tất cả Ɩàm bức tranh thực tại ảm đạm, sầu tủi.Nỗi niềm tiếc thương với ông đồ, với nét đẹp cho chữ ấy vẫn cứ đau đáu trong vần thơ VŨ Đình Liên ѵà trong mỗi chúng ta.

14 tháng 3 2021

Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn

2 tháng 2 2023

Đưa khổ thơ luôn khi đăng câu hỏi nhé.

10 tháng 2 2022

refer

Thế Lữ được coi Ɩà cây bút tiêu biểu nhất c̠ủa̠ phong trào thơ mới.Ông đã để lại cho nền văn học hiện đại Việt Nam vô số tác phẩm ý nghĩa nổi bật nhất chính Ɩà bài thơ ”Nhớ Rừng ” đây Ɩà một trong những bài thơ tiêu biểu góp phần mở đường cho sự thắng lợi c̠ủa̠ thơ mới .Bằng việc sử dụng các từ ngữ độc đáo Thế Lứ đã phác họa thành công bức tranh đầy tâm tư c̠ủa̠ con hổ khi bị giam cầm trong chiếc lồng sắt .Mở đầu bài thơ con hổ đã bộc lộ rõ nét tâm trạng uất hận căm ghét khi bị nhốt trong cũi sắt trở thành thứ đồ chơi tầm thường.Có thể thấy được tâm trạng uất hận căm thù tạo thành khối c̠ủa̠ chúa sơn lầm bộc lộ rõ nét nhất ở đoạn đầu tiên .Tác giả đã sử dụng đại từ ta” ta nằm dài” đầy kiêu hãnh c̠ủa̠ vị chúa tể .Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi mà đành buông xuôi bất lực.Ôi ! Thấy nhớ cảnh sơn lầm núi rừng ấy biết bao.

24 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Bài thơ Ông đồ là một bài thơ chứa đầy hàm súc, là sự tiếc nuối của tác giả về một nền văn học đã từng rất rực rỡ. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã tái hiện lại không khí ngày tết xưa khi ông đồ còn được trọng dụng, Khi tết đến xuân về, hoa đào đua nhau khoe sắc thắm, phố phường đông vui, tấp nập và ông đồ xuất hiện bên hè phố bán đôi câu đối để mọi người trưng trong nhà như một văn hóa không thể thiếu ngày đầu năm mới. Những nét chữ thanh thoát như phượng múa rồng bay, gửi gắm cả tâm hồn và tấm lòng người viết. Thế nhưng, theo thời gian, phong tục treo câu đối ngày tết không còn được ưa chuộng. Từ “nhưng” như nốt trầm trong khúc ca ngày xuân, cho thấy sự thay đổi trong bước đi chầm chậm của thời gian. Người tri âm xưa nay đã là khách qua đường. Niềm vui nhỏ nhoi của ông đồ là được mang nét chữ của mình đem lại chút vui cho mọi người trong dịp tết đến xuân về nay đã không còn. Nỗi buồn của lòng người khiến những vật vô tri vô giác như giấy đỏ, bút nghiên cũng thấm thía nỗi xót xa. Hình ảnh ông đồ xưa vốn gắn với nét đẹp truyền thống về nền văn hóa nho học, nay dần bị lãng quên “Lá vàng bay trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay”. Ông vẫn ngồi đấy nhưng chẳng mấy ai còn để ý, lá vàng rơi giữa ngày xuân trên trang giấy nhạt phai như dấu chấm hết cho sự sinh sôi. Hạt mưa bụi nhạt nhòa bay trong cái se lạnh như khóc thương, tiễn biệt cho một thời đại đang dần trôi vào dĩ vãng. Ta như cảm nhận được qua tứ thơ là tâm trạng của thi nhân, phảng phất một nỗi xót thương, nỗi niềm hoài cổ nhớ tiếc của nhà thơ cho một thời đã qua. Và câu hỏi cuối bài thơ như lời tự vấn cũng là hỏi người, hỏi vọng về quá khứ với bao ngậm ngùi “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”. Ông đồ vắng bóng không chỉ khép lại một thời đại của quá khứ, đó còn là sự mai một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Bài thơ đã chạm đến những rung cảm của lòng người, để lại những suy ngẫm sâu sắc với mỗi người.