K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

Tham khảo:

Ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Truyện đã kết thúc nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp trong tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả vô cùng cuốn hút của nhà văn.

 

Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm. Trong đêm giao thừa, vì quá đói rét nên em đã chết. Hình ảnh hiện ra “với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Sáng hôm sau tuyết phủ kín mặt đất, khi mặt trời bắt đầu lên, bầu trời xanh nhạt, mọi người ra khỏi nhà vui vẻ. Trước sự vui sướng, háo hức của mọi người, em đã chết ở một xó tường, nằm giữa những que diêm đã quẹt làm xoáy sâu vào tâm can người đọc. Đây là một kết thúc vô cùng độc đáo và khác hoàn toàn với kết thúc của truyện cổ tích. Nếu như truyện cổ tích là một kết thúc có hậu và nhân vật sẽ tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống thực tại thì truyện "Cô bé bán diêm" lại là một kết thúc đầy bi kịch, đau xót cho số phận nghèo khổ, bất hạnh của em bé bán diêm. Nhưng cái tài của An-đéc-xen là miêu tả bi kịch mà không gợi ra bi thảm và nỗi buồn của cuộc đời nhân vật. Bởi vì em bé ra đi trong hạnh phúc vô bờ và sự mãn nguyện khi em được bà hết mực yêu thương, che chở. Từ đó, em mãi mãi được sống bên bà. Qua chi tiết em chết má vẫn hồng, môi vẫn nở nụ cười tác giả muốn khẳng định một điều em bé chưa chết vì em đã từ dã hiện thực cay đắng, đen tối, phũ phàng để bước sang một thế giới khác tươi đẹp hơn. Và chỉ có cái chết mới giải thoát nỗi khổ của cuộc đời và hạnh phúc chỉ đến khi em chết đi "môi mỉm cười". Điều kì diệu hơn thế nữa mà không ai biết được chính là niềm vui sướng hạnh phúc với em khi ở bên bà đầy yêu thương bay lên về với Thượng đế chí nhân. Chỉ có nhà văn An-đéc-xen mới thấu hiểu và trân trọng bởi tấm lòng ông đã thuộc về những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc đời. Kết thúc ấy vẫn là bi kịch day dứt ám ảnh trái tim người đọc, tỏa sáng giá trị nhân văn sâu sắc. Đối lập với sự bất hạnh tột cùng của em bé là sự thờ ơ của người đời.

Chúng ta càng trân trọng ước mơ của cô bé biết bao nhiêu thì lại càng đau đớn trước cái chết thương tâm của em bấy nhiêu. Và chúng ta phải cảm ơn nhà văn An-đéc-xen đã miêu tả cái chết của cô bé với một tấm lòng cảm thông sâu sắc. Ánh sáng của những giấc mơ hiện về mỗi khi một que diêm vụt lên đã trở thành vầng hào quang tỏa sáng bên cô bé tội nghiệp trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, xua đi mọi giá băng, lạnh lẽo, giúp em quên hết mọi đau buồn, tủi cực của cuộc sống trần gian. Khi nhìn thấy những que diêm cháy dở những con người kia trở nên lạnh lùng, vô cảm, thiếu tình thương: “Chắc nó muốn sưởi ấm”.

 

Đến với truyện “Cô bé bán diêm”, người đọc không thể không cảm nhận ý nghĩa của hình tượng những ngọn lửa diêm. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về một mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình yêu thương của mọi người. Đây chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Và hình ảnh em bảo bà cầu xin Thượng đế chí nhân cho em đi theo bà càng nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương trẻ thơ và để trẻ có một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong tình cảm nâng niu, trân trọng của tất cả mọi người.

 

Em bé thật bán diêm quả thật đáng thương. Trong xã hội thiếu tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với em bé bán diêm nói chung và tầng lớp những người nghèo khổ nói riêng để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp. Mặc dù tác giả đã miêu tả em bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nhưng vẫn khiến người đọc cảm động rơi nước mắt. Dù khép trang sách lại những hình ảnh cô bé bán diêm vẫn mãi mãi đọng lại và hiện hữu trong em và tất cả những ai đã từng đọc truyện. Bức thông điệp mà ông gửi gắm vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đến tận bây giờ.

Hình minh hoạ

 
3 tháng 12 2021

Hay.Nhưng mà này là viết đoạn Văn 

1 tháng 12 2021

Đoạn kết truyện " Cô bé bán diêm " thật xúc động : đó là cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười. - Đoạn kết truyện " Chiếc lá cuối cùng " là cảnh Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng không rụng mặc dù đêm qua trời mưa rét rất to. Chính điều này đã cho cô động lực để tiếp tục sống và vượt qua bệnh tật. Nhưng mãi sau này cô mới biết chiếc lá ấy là kiệt tác được đánh đổi bằng mạng sống của cụ Bơ- men - Các tác giả gửi đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương. Tình yêu thương chính là sức mạnh lớn lao soi sáng và cứu rỗi tâm hồn của con người. TÌnh yêu thương có sức mạnh cảm hóa và cứu sống con người. Chính vì thế, chúng ta hãy yêu thương nhau nhiều hơn, hãy bước qua sự vô cảm, tàn nhẫn và lạnh lùng của bản thân để hướng tới giá trị đích thực của cuộc sống nằm ở chính tình người cao đẹp. Bài văn: Tình yêu thương chính là một trong những điều không thể nào thiếu được trong cuộc sống. Thực sự thì tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, và cũng có được sự vui vẻ. Thật không sai chút nào khi người ta nói rằng một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Đầu tiên chúng ta phải hiểu được tình yêu thương là gì? Tình yêu thương được hiểu đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. Tình yêu thương định nghĩa dễ nhất đó cũng chính là sự đồng cảm và như cũng chất chứa được tinh thần nhân loại mà con người dành cho con người. Thực sự trong cuộc sống này thì chính tình yêu thương có vô vàn hình trạng, nó như một viên đá ngũ sắc lung linh và đẹp đến mê mẩn. Những điều này dường như tuy nó vô hình nhưng lại hữu hình, đồng thời tình thương cũng như lại luôn luôn xuất hiện vào cuộc sống hằng ngày. Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Thế rồi ta như cũng nhận thấy được cũng chính từnhững người mang chung dòng máu với ta. Và mỗi khi chúng ta như lại chập chững vào lớp học, chúng ta biết đến tình yêu thương mới đó chính là tình bạn. Không chỉ tình thân mà chính tình thân những người bạn là người xa lạ, được gắn kết với chúng ta bởi chính những sự chia sẻ. Ta như cũng nhận thấy được cũng chính bởi niềm vui và nỗi buồn, bởi các cuộc trò chuyện, bởi sự giúp đỡ. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêuthương. Và đáng nói nhất đó chính là tình yêu, tình yêu được định nghĩa đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn, một chủ đề mà các nhà thơ như Xuân Diệu, Huy Cận, Xuân Quỳnh, Puskin,…. Tất cả họ dường như cũng đã lại viết lên những câu thơ, trong đó cũng chính là những bài tình ca ngọt ngào để ca ngợi tình yêu, mang đến một sự thăng hoa bất tận. Thế rồi khi tình thương như lớn hơn thì đó trở thành tình yêu đất nước, dân tộc. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau. Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trìu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không độnglòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả. Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương. Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương. 

Nhớ like cho mình nha

 

tham khảo:

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng xót thương thay! Em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

27 tháng 2 2022

tý em nhìn nhầm là cô bé nhọ nhem :>

1 tháng 3 2021

Nhà văn An-đéc-xen khiến thế giới biết đến với vô vàn tác phẩm để đời và “Cô bé bán diêm” chính là một trong số đó. Tác phẩm này không có một cái kết đẹp như bao truyện khác của ông thế nhưng nó để lại trong lòng bạn đọc những bài học về cách sống thông qua hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa lạnh giá. Em mồ côi mẹ từ khi bà mới mất, phải sống cùng người cha trên cái gác xép nhỏ tối tăm, lạnh lẽo hay đánh đập, hành hạ em. Đêm giao thừa cuối năm, khi người người nhà nhà đều nhanh chóng trở về nhà để quây quần bên gia đình thì cô bé tội nghiệp ấy phải đi bán những que diêm nhỏ trong tình trạng đầu trần, chân đất giữa cái rét giá buốt ấy. Suốt cả một ngày, cô bé không bán được bao diêm nào, em lo sợ không dám trở về vì sợ người cha lại đánh đập, chửi mắng. Em cố nép cơ thể vào góc tường ven đường, lo ngại rồi từ từ thắp những que diêm của mình lên để sưởi ấm, cũng từ đó, những ước ao bé nhỏ hiện lên trong em thật tươi đẹp. Lần lượt đốt những que diêm là lần lượt những ước mơ chân thực biết bao, đó là các lò sưởi ấm áp, đó là một mâm cỗ đầy thịnh soạn, hay một ước ao mãnh liệt nhất chính là hình ảnh người bà hiện ra, đang đưa tay ôm lấy em, ôm lấy thân thể nhỏ bé đang co ro giữa trời đông lạnh giá này và cùng bà bay lên trời cao mãi mãi, rời xa cái thực tại rét buốt, cực khổ nơi đây. Những ước mộng của cô bé thật giản đơn mà chân thực biết bao, đó là những thứ em cần nhất lúc này, là hơi ấm xóa đi cái giá rét của thân thể, hơi ấm của niềm vui gia đình, hơi ấm của tình yêu thương vô bờ bến. Không một ai để ý đến em, người ta đi qua đi lại nhưng chẳng ai hỏi han em được một câu, để rồi đến khi cô bé đã rời xa cõi đời này vĩnh viễn, cái nhìn lạnh lùng của kẻ đi người lại vẫn cứ hiện hữu trước thân xác của em. Thế nhưng, nó cũng là một sự giải thoát khỏi cho em, rời khỏi tất cả những tăm tối của cuộc đời này, em đến một thế giới có bà, có mẹ, có tình yêu thương, nơi em không phải chịu những đau đớn, cực khổ nữa. Cái chết của cô bé cũng chính là một hồi chuông cảnh tỉnh mà nhà văn về thực trạng xã hội lúc bấy giờ, một xã hội lạnh lùng, vô cảm , không quan tâm đến người xung quanh, để rồi đưa ra bài học về tình yêu thương, sự sẻ chia trong cuộc sống này. Dưới ngòi bút đầy tài hoa của An-đéc-xen, câu chuyện “Cô bé bán diêm” không mang một sắc thái quá bi thương mà vẫn có những màu sắc trầm bổng về những giấc mơ thần tiên, về tình yêu thương ấm áp và sự ra đi của cô bé bán diêm ở cuối truyện cũng diễn ra một cách hết sức nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không cảm thấy quá nặng nề mà qua đó trăn trở, nhức nhối trong lòng một bức thông điệp về cách sống của nhà văn.

1 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen là một cô bé thật đáng thương. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng xót thương thay! Em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tác giả muốn khẳng định và tố cáo xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.

   
30 tháng 9 2021

Tham khảo

Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.

30 tháng 9 2021

Mình cảm ơn ạ