Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:
a.1 Viết các kiểu bài tóm tắt văn bản:
- Phản ánh đúng nội dung của văn bản gốc
- Trình bày được những ý chính, những điểm quan trọng của văn bản gốc
- Sử dụng các từ ngữ quan trọng của văn bản gốc
- Đáp ứng được những yêu cầu khác nhau về độ dài của văn bản tóm tắt
a.2. Tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
- Xác định đề tài và cảm xúc.
- Tìm hình ảnh để biểu đạt cảm xúc.
- Tập gieo vần.
a.3. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ bốn chữ, năm chữ:
- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
a.4. Phân tích đặc điểm nhân vật:
- Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
- Thân bài: phân tích đặc điểm của nhân vật
+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?
+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.
+ Ngôn ngữ của nhân vật
+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?
+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác
- Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh gái về nhân vật
a.5. Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc:
- Giới thiệu được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu được ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
- Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng
sâu đậm trong em.
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến.
- Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc.
a.6. Viết văn bản tường trình:
b. Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
Một bài thơ bốn chữ mà em rất yêu thích và thuộc lòng chính là bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và chuyển đổi cảm giác. Nhờ vậy, mà người đọc có thể mường tượng và cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo, long lanh, tràn ngập yêu thương, trìu mến của giọng hót chim chiền chiện. Giọng hót ấy là sự ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân, của độc lập tự do trên đất nước Việt Nam ta. Vẻ đẹp ấy khiến chú chim say sưa, mê đắm, lâng lâng trong niềm vui. Đó cũng chính là những nỗi niềm mà nhà thơ Huy cận muốn gửi gắm đến người đọc. Tiếng chim hót cũng là tiếng thơ của lòng ông, tiếng thơ của tất cả người dân Việt Nam khi đất nước đón mùa xuân hòa bình mới. Đọc bài thơ, em như được sống trong thời khắc ấy của dân tộc, ngây ngất trong niềm vui và hạnh phúc.
Một bài thơ bốn chữ mà em rất yêu thích và thuộc lòng chính là bài thơ Con chim chiền chiện của Huy Cận trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, ẩn dụ và chuyển đổi cảm giác. Nhờ vậy, mà người đọc có thể mường tượng và cảm nhận được vẻ đẹp trong trẻo, long lanh, tràn ngập yêu thương, trìu mến của giọng hót chim chiền chiện. Giọng hót ấy là sự ngợi ca vẻ đẹp của mùa xuân, của độc lập tự do trên đất nước Việt Nam ta. Vẻ đẹp ấy khiến chú chim say sưa, mê đắm, lâng lâng trong niềm vui. Đó cũng chính là những nỗi niềm mà nhà thơ Huy cận muốn gửi gắm đến người đọc. Tiếng chim hót cũng là tiếng thơ của lòng ông, tiếng thơ của tất cả người dân Việt Nam khi đất nước đón mùa xuân hòa bình mới. Đọc bài thơ, em như được sống trong thời khắc ấy của dân tộc, ngây ngất trong niềm vui và hạnh phúc.
Bài thơ "Con chim chiền chiện" được nhà thơ Huy Cận viết vào năm 1967, in trong tập "Hai bàn tay em". Khung cảnh thiên thiên bao la, tươi đẹp là tấm nền để cánh chim bay cao vút trong không gian, cất cao tiếng hót ngọt ngào. Chiền chiện là cánh chim của bầu trời cao xanh, là chim của đồng quê mang tình thương mến, chim càng bay cao tiếng hót càng trong veo. Cánh chim chiền chiện tung bay là cánh chim tự do trên bầu trời quê hương đất nước. Hình ảnh con chim chiền chiện tự do bay lượn giữa không gian cao rộng được vẽ lên qua những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng: "Bay vút, vút cao", "Cánh đập trời xanh - Cao hoài, cao vợi", "Chim bay, chim sà", "Bay cao, cao vút - Chim biến mất rồi"... Tiếng hót của chim chiền chiện đã mở ra một khung cảnh bình yên, tươi đẹp cho đất nước, làm say mê lòng người đọc. Bài thơ không chỉ là miêu tả khung cảnh quê hương, đất nước tươi đẹp dưới tiếng hót, dưới cánh chim chiền chiện mà qua đó còn bộc lộ tình yêu đất nước, yêu thiên của tác giả, là khao khát về một cuộc sống tự do, hòa bình.
a. Viết đoạn văn nêu cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ thực chất là trả lời câu hỏi “Bài thơ gợi cho em những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao?”.
b. Khi viết các em cần chú ý:
- Đọc kĩ để hiểu nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Xác định các yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ gây ấn tượng và gợi cảm xúc cho em.
- Viết đoạn văn nêu rõ: Em có cảm xúc về vấn đề gì? Cảm xúc của em như thế nào? Điều gì đã mang lại cho em cảm xúc đó? Vì sao?
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..
b. Tìm ý
Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:
- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.
- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.
- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.
c. Lập dàn ý
Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.
2. Viết bài
Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:
- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.
3. Chỉnh sửa
Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.
Yêu cầu | Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. | Nếu còn thiếu, hãy bổ sung. |
Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. | Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh. |
Khái quát được cảm xúc về bài thơ. | Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu. |
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt. | Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi. |
Một bài thơ mà tôi đã được đọc và để lại trong tôi những cảm xúc sâu sắc là "Đi cày" của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ này đã khắc sâu trong tâm trí tôi với những hình ảnh và thông điệp sâu sắc về cuộc sống và lao động.
Bài thơ "Đi cày" mang đến cho tôi một cảm giác mạnh mẽ về sự khắc nghiệt và đầy gian khổ của cuộc sống nông dân. Từng câu thơ đan xen những hình ảnh về những người nông dân đang làm việc vất vả trên cánh đồng, với đất đai cứng nhắc và ánh nắng gay gắt. Tôi có thể cảm nhận được sự mệt mỏi và đau đớn trong từng đường nét của bài thơ.
Đồng thời, "Đi cày" cũng truyền tải một thông điệp sâu sắc về tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Những người nông dân trong bài thơ không chỉ là những người lao động vất vả, mà họ còn là những người cha, người mẹ, người con, đang hy sinh và cống hiến hết mình cho gia đình và xã hội. Bài thơ như một lời nhắc nhở về tình yêu thương và lòng hiếu thảo, khơi gợi sự tôn trọng và biết ơn đối với công lao của những người lao động.
Từng câu thơ trong "Đi cày" đã khiến tôi cảm nhận được sự đau đớn và vẻ đẹp của cuộc sống nông dân. Bài thơ này đã gợi lên trong tôi những cảm xúc sâu sắc về sự lao động và tình yêu thương.