Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Văn chứng minh-tư tưởng đạo lý
*Mở bài: Nêu vấn đề cần cm
*Thân bài:
+Giải thích: -nghĩa đen
- nghĩa bóng
-khái quát
+Chứng minh: -xét về lý
- xét về thực tế (dẫn chứng)
+Đánh giá, mở rộng
-Đánh giá (đúng/sai)
-Mở rộng: một số biểu hiện trái ngược
+Bài hok
*Kết bài:
-Khẳng định lại gt vấn đề
-Liên hệ vs bản thân
* Văn chứng minh-hiện tượng đời sống
*Mở bài: Nêu vấn đề-hiện tượng
*Thân bài:
+Giải thích (khái niệm)
+Chứng minh: -Thực trạng
-Nguyên nhân
- Hậu quả
-Biện pháp
+Bài học
*Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề
-Liên hệ
* Văn giải thích
-Là gì? (giải thích):
+nghĩa đen
+nghĩa bóng
+khái quát
-Vì sao?
+Lí lẽ
+Dẫn chứng
-Như thế nào?
-Đáng giá mở rộng
+Khẳng định giá trị (đánh giá)
+Mở rộng (Câu tn phên phán điều j?)
*Kết bài:
-Khẳng định lại vấn đề
-Liên hệ
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Dàn Ý Cho Bài Văn Nghị Luận Chứng Minh
A. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề cần nghị luận hoặc chứng minh
B.Thân Bài:
a, Nghị luận (chứng minh) bằng cách nêu định nghĩa:
_trả lời câu hỏi "là j"
b,Nghị luận (chứng minh) bằng cách nên lý do
_"Vấn đề đưa ra là đúng hay sai?""vì sao đúng?vì sao sai"
c,Nghị luận (chứng minh) bằng cách nêu dẫn chứng:
_đưa ra các dẫn chứng cụ thể về vấn đề
c,Nghị luận (chứng minh) bằng cách liên hệ bản thân:
_"chúng ta phải là, j?"
C.Kết Bài: Nêu ý kiến, nhận xét của bản thân về vấn đề
Em có thể tham khảo dàn ý nhé:
MỞ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ LỐI SỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN- Xác định vấn đề nghị luận: Lối sống uống nước nhớ nguồn
- Dẫn dắt vấn đề: Lối sống uống nước nhớ nguồn cần phải được phát huy, làm nên nhân cách con người.
THÂN BÀI NGHỊ LUẬN VỀ LỐI SỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒNLuận điểm 1. Giải thích về lối sống uống nước nhớ nguồn
- "Uống nước nhớ nguồn": câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những hi sinh của thế hệ cha ông đời trước. Được hưởng dòng nước mát lành, ngọt ngào phải nhớ đến cội nguồn của nó.
- Ân nghĩa, thủy chung: phẩm chất đáng quý, là cách sống mọi người cần học tập và noi theo.
- Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là bài học về cách sống ân nghĩa, thủy chung của con người Việt Nam. Lối sống này cần được phát huy, làm nên nhân cách con người.
Luận điểm 2: Ý nghĩa, vai trò của lối sống uống nước nhớ nguồn
- Cuộc sống là một chuỗi tuần hoàn, nối tiếp, những gì ta có hôm nay không tự nhiên mà có, đó là thành quả sau bao nỗ lực, cố gắng của các thế hệ trước. Vì vậy, khi được hưởng thụ những thành quả ấy, cần phải ghi nhớ công lao của những người đã hi sinh trước đó.
- Lòng biết ơn là một lối sống, một phẩm chất đẹp của con người có nhân cách.
- Ân nghĩa, thủy chung sẽ giúp ta tạo được sợi dây gắn kết với quá khứ, cha anh, giúp ta giữ gìn và phát huy những giá trị từ truyền thống để những vẻ đẹp ấy càng phát triển hơn.
- Tác dụng của đạo lí sống Uống nước nhớ nguồn
+ Xây dựng nhân cách cao đẹp.
+ Xã hội phát triển tốt đẹp, văn minh.
+ Con người biết bảo toàn và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc.
Luận điểm 3: Biểu hiện của lối sống uống nước nhớ nguồn
- Nhớ ơn, tri ân những anh hùng đã ngã xuống, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân.
- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Biết ơn không chỉ thể hiện trong hành động mà còn trong suy nghĩ, không cần thể hiện bằng những việc làm lớn lao mà chỉ cần những điều bé nhỏ nhưng ý nghĩa.
- Có thái độ trân trọng, ngợi ca những người biết sống ân nghĩa, thủy chung, có nghĩa, có tình.
- Phê phán, lên án những kẻ vong ân, phụ nghĩa, những người sống không có trước có sau.c.
Luận điểm 4: Lối sống uống nước nhớ nguồn trong thực tế hiện nay
- Ngày 27/7 (ngày thương binh liệt sĩ) hàng năm, toàn dân lại dành những giây phút thiêng liêng tưởng nhớ những vị anh hùng dân tộc, những con người đã xả thân vì độc lập tự do của tổ quốc.
- Hàng năm chúng ta có những dịp lễ tết truyền thống, giỗ chạp để tưởng nhớ về cội nguồn cha ông mình.
...
- Bên cạnh những hành động thể hiện truyền thống vô cùng quý báu đó cũng có không ít những cá nhân những con người đang ngày một đi ngược lại với tư tưởng đạo lí.
- Có những con người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn, tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng, chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại.
Luận điểm 5: Bài học nhận thức và hành động
- Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
- Cần cố gắng học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thật tốt để góp phần đẩy mạnh đất nước, đưa đất nước ngày càng vững mạnh
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người
KẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ LỐI SỐNG UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN- Khẳng định lại tính đúng đắn và giá trị của lối sống uống nước nhớ nguồn
- Nêu bài học đối với bản thân và con người ngày nay.
2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận
4) A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...
B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người
TK:
I. DÀN Ý KHÁI QUÁT
1. Mở bài:
- Có thể đặt vấn đề theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp...
- Nếu theo cách gián tiếp thì có thể dùng thao tác diễn dịch hoặc quy nạp, so sánh...
- Nêu dùng thao tác diễn dịch thì có thể dẫn dắt vào đề bằng một trong cái cách sau:
+ Nêu hoàn cảnh lịch sử của vấn đề cần chứng minh.
+ Giới thiệu hoàn cảnh lịch sử, xã hội có liên quan đến vấn đề cần chứng minh
+ Nêu tầm quan trọng (vai trò, ý nghĩa xã hội) của vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài:
a) Giải thích ngắn gọn luận đề.
b) Chứng minh luận đề: lần lượt chứng minh từng luận điểm theo mô hình sau
(I). Luận điểm 1.
(1) . Luận cứ 1.
• Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng:
+ Dẫn chứng 1:
+ Dẫn chứng I:
- Phân tích dẫn chứng.
- Tóm tắt và chuyển ý.
(2) . Luận cứ 2.
Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng:
+ Dẫn chứng 1:
+ Dẫn chứng 1:
- Phân tích dẫn chứng.
- Tóm tắt và chuyển ý.
(II). Luận điểm 2.
(1) Luận cứ 1.
Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng:
- Dẫn chứng 1:
- Dẫn chứng 2:
+ Phân tích dẫn chứng.
+ Tóm tắt và chuyển ý:
(2) . Luận cứ 2.
Lập luận, dẫn dắt đưa ra các dẫn chứng:
+ Dẫn chứng 1:
+ Dẫn chứng 1:
- Phân tích dẫn chứng.
- Tóm tắt và chuyên ý.
Tổng hợp những vấn đề đã chứng minh, nhân mạnh tính chặt chẽ, rõ ràng, không thể bác bỏ được.
3. Kết bài:
Có thể kết thúc vấn đề theo một trong các dạng sau:
- Tổng hợp, tóm lược các ý chính đã nêu ở phần thân bài.
- Nêu phương hướng áp dụng vào cuộc sống.
- Phát triển mở rộng vấn đề.
- Mượn ý kiến của danh nhân, của sách... đó thay lời kết của mình.
Sau đây là hai ví dụ về lập dàn trong bài văn chứng minh.
Chứng minh câu tục ngữ
A. Mở bài
1. Dẫn dắt : Đề tài, thể loại
2.Trích câu tục ngữ hoặc ca dao
3. Nêu nội dung chứng minh.
B.Thân Bài
I.Giai thích:Nghĩa đen
:Nghĩa bóng
2.Chứng minh
a)Lí lẽ, tác dụng hoặc ý nghĩa
b)Dẫn chứng
-Dẫn chứng thực tế
-Dẫn chứng trong văn chương
3.Phê phán thái đọ đi ngược với câu tục ngữ
4.Thái đọ cần có:Ta phải làm gì?
C.Kết bài Đánh giá lại nội dung chứng minh
Chứng minh 1 nhận định
A. Mở bài
1.Dẫn dắt:Đề tài
2.Giới hạn dẫn chứng:tác giả-tác phẩm
3.Giới hiệu:Trích nhận định
B.Thân bài
I Giới thiệu khái quát:(Giaỉ thích nhận định)
-Tác giả
-Hoàn cảnh sáng tác
2. Chứng inh
a)Luận điểm 1
b)Luận điểm 2
3) Đánh giá
-Nhận định thế nào?
-Có tác dụng gì?
C.Kết bài
-Đánh giá nội dung nhận định