K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2017

bạn tham khảo:

Bệnh viện luôn đầy ắp người chen nhau chờ đến lượt khám các bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, cảm cúm…

Dù cơ thể đang ngủ hay thức, tâm trạng đang khổ đau hay hạnh phúc, dù hoàn cảnh sang hay hèn, bất cứ ai cũng cần phải thở. Thở, hoạt động đầu tiên để bắt đầu sự sống và ngưng thở là sẽ kết thúc sự sống

Hít thở là hoạt động cơ bản nhất của hệ hô hấp. (Hệ này gồm các cơ quan mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản và hai buồng phổi). Khi ta hít thở, các mầm bệnh sống trong không khí cũng theo đấy mà xâm nhập vào cơ thể.

Một chu kỳ thở bao gồm: thì hít vào, trao đổi khí và thì thở ra. Mỗi khi hít vào, không khí có chứa ô-xy theo mũi (và miệng) đi vào trong buồng phổi theo các khí quản và làm phồng các túi khí bên trong phổi.

Thông thường, trước khi đến phổi, các màng nhầy ở mũi, họng đã làm cho không khí ấm hơn và ẩm hơn để hạn chế tình trạng nhiễm lạnh cho phổi. Tuy nhiên, khi thời tiết trở lạnh, hoạt động của hệ hô hấp bị ảnh hưởng lớn, khí hít vào không được lọc và sưởi ẩm như thường lệ nên các mầm bệnh có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và phát triển thành bệnh Viêm đường hô hấp đa phần là những bệnh có mức độ trung bình, nhưng có thể nặng thêm lên ở những đối tượng dễ mẫn cảm, gây nhiều biến thể nghiêm trọng .

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường hô hấp

– Rượu, bia, thuốc lá là một trong nhưng yếu tố hàng đầu làm tổn hại chức năng gan, thận, hệ hô hấp. trong khói thuốc lá có chứa hơn 4000 loại hóa chất, trong đó có nicotine không chỉ gây hại cho phổi mà còn tác động xấu đến lào người.

– Nếu cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do làm việc quá nhiều thì có thể là hệ miễn dịch đang suy giảm. trong khi đó, chỉ cần ăn một chút kem, hoặc không giữ ấm cơ thể là bạn có thể bị ho và viêm họng ngay.

– Tinh thần suy nhược, stress có ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể như não, tim, phổi v.v… vì khi cơ thể bị stress sẽ kích thích tuyến thượng thận giải phóng các hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao sẽ xuất hiện những hiện tượng khó thở, thở gấp, thở nông. điều này giải thích vì sao các nhà tâm lí học khuyên mọi người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng bằng cách hít thở sâu và đều đặn. Người bị stress nếu đã mắc bệnh hen suyễn hay các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.

– Ô Nhiễm môi trường sống bao gồm ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn, trong đó tình trạng ô nhiễm khói bụi ở các đô thị lớn đáng lo ngại nhất. Khí thải từ ô tô, xe máy, các nhà máy và khu công nghiệp chứa nhiều hợp chất độc hại là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính cho đến ung thư phổi. trong đó trẻ em và người già là hai đối tượng dễ mắc phải những căn bệnh này.

– Thường xuyên tiếp xúc với những chất kích thích như sơn dầu, lông vũ, càri hoặc những chất hóa học độc hại như clo, brom, amoniac dễ làm suy giảm chức năng hô hấp. Các chất hóa học độc hại khi không được bảo quản cẩn thận, phát tán trong không khí, xâm nhập vào cơ thể qua da, khứu giác, thực phẩm v.v… gây tổn hại đến phế nang, phổi.

– Những người lười vận động, vô hình đã làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước sự thay đổi nóng lạnh đột ngột của thời tiết, nhất là trong giai đoạn giao mùa.

– Người lao động trí óc thường xuyên phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn so với những người lao động chân tay.

Biểu hiện và biến chứng :

Viêm đường hô hấp không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp bệnh do bị cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản….với triệu chứng dể nhận biết như: Sốt cao, hắt hơi sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, nhức mỏi .v.v…

Đặc điểm quan trọng của viêm đường hô hấp trên là thời gian ủ bệnh ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và các biểu hiện mang tính ồ ạt. Chính vì thế mà sốt trong các bệnh của viêm đường hô hấp trên thường là sốt cao và thành cơn. Thân nhiệt thường là 39oC trở lên. Đi kèm với sốt là hắt hơi, sổ mũi, người bệnh hắt hơi nhiều hơn mức bình thường, có khi đến 4-5 cái/một lần và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Có khi hắt hơi đến rát cả mũi họng. Sau đó người bệnh sẽ bị chảy dịch mũi với đặc điểm dịch nhiều, trong, loãng, không có mủ và không có mùi hôi.

Khi virus gây bệnh ở thanh quản thì bệnh nhân sẽ bị khàn tiếng đến tắt tiếng vì dây thanh âm bị phù nề, viêm nhiễm.

Viêm đường hô hấp trên đa phần là những bệnh tự khỏi, chỉ sau 5-6 ngày là bệnh đã bắt đầu lui dần tiến tới khỏi sau 2 tuần. Mặc dù các bệnh này có mức độ lâm sàng trung bình nhưng lại là những căn bệnh phổ biến nhất khiến chúng ta phải ngừng lao động, học sinh sinh viên thì không thể đến trường và có thể nặng lên ở những đối tượng mẫn cảm như trẻ em dưới 1 tuổi, người già, người bị suy giảm miễn dịch và gây nhiều biến thể nghiêm trọng.

Cách phòng tránh bệnh viêm nhiễm đường hô hấp

Bệnh viêm đường hô hấp tuy có nhiều phương án điều trị, nhưng chủ yếu là do virus gây bệnh nên tất cả phương án đó là những phương án điều trị triệu chứng mà chưa có điều trị căn nguyên .

Các thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tại chỗ .

Trong chứng bệnh này, biện pháp dự phòng được đặt lên hàng đầu để ứng phó. Vì đây là một bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp nên phải:

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân .

- Giữ đôi bàn tay luôn sạch sẽ (rửa tay bằng xà phòng) khi ăn uống sẽ loại trừ virus khỏi bàn tay. Do đó virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp .

- Đeo khầu trang cách ly với mầm bệnh.

chúc bạn học tốt

8 tháng 2 2017

1.Vai trò của không khí đối với hô hấp:

-Thực nghiệm cho thấy nếu 5 tuần không ăn con người sẽ chết, 5 ngày không uống nước con người sẽ chết, nhưng nếu chỉ 5 phút không có không khí thì sự sống không thể duy trì.

Động vật, cây xanh và các tác nhân từ con người tạo nên một hệ cân bằng sinh thái. Khi hệ ở trạng thái cân bằng, bầu khí quyển trong suốt, động vật hô hấp bình thường và khỏe mạnh, cây xanh quang hợp và tái tạo khí O2 từ CO2 thải ra từ các tác nhân bởi con người, đây là chu trình khép kín của một hệ sinh thái động thực vật. Do đó, nếu không khí bị ô nhiễm, hàm lượng O2 không bảo đảm mà hàm lượng CO2, SO2 và các khí độc tăng làm mất tính cân bằng của hệ sinh thái

8 tháng 2 2017

2.Những tác hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp:

- Gây ra các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm phổi mãn tính, viêm phế quản, ho, .... ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.

25 tháng 4 2018

Vai trò của không khí sạch đối với hô hấp

- Không khí sạch có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sức khỏe của con người, nếu một lượng không khí bẩn đi vào cơ thể nhiều ngày và tích tụ lại thì có thể gây ra bệnh cho cơ thể.

Những tác hại của việc thiếu vệ sinh hô hấp

- Gây bệnh về hô hấp như viêm phổi mãn tính, phổi tắc nghẽn (COPD), viêm phế quản, ho,..

Các biện pháp bảo vệ cơ quan hô hấp

-Trồng nhiều cây xanh
-Dọn dẹp vệ sinh thường xuyên
-Vệ sinh cá nhân đúng cách
-Không hút hoặc ngửi thuốc lá
-Đeo khẩu trang khi ra ngoài

Những nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp ảnh hưởng đến cơ thể

- Bụi, các khí độc hại như NOx, SOx, CO, nicôtin,...

- Các vi sinh vật gây bệnh.

Vai trò của các biện pháp vệ sinh hô hấp

- Có vai trò rất quan trọng, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tránh được các bệnh về đường hô hấp.

25 tháng 4 2018

ANH YÊU EM yeu

25 tháng 9 2018

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố nguy hại từ môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cơ thể con người, đặc biệt là rác thải. Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, rác thải y tế - Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán... - Ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi - Kim loại nặng: Chì, thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học - Dioxin từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp.

Bệnh về da, Bệnh phổi, phế quản Ung thư Sốt xuất huyết Sida, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác Các bệnh trên có thể gây ra các tác động tức thời hoặc lâu dài Bệnh về da - Nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom rác thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da. - Ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da. Bệnh phổi, phế quản Chất hữu cơ dẽ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn nhất; chảy nước mắt,mũi; viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mữa. Về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác Ngoài ra khi tiếp xúc trưc tiếp với rác thải còn gây ra bênh xung huyết niêm mạc miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa

Bệnh ung thư Một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng gây ung thư như: benzen, styrene butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực tiếp nhiều với THC có khả năng gây ung thư da, ung thư tinh hoàn. Bệnh sốt xuất huyết Rác thải là môi trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này gây nguy hiểm đen tính mạng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong Bệnh sida, cảm cúm, dịch bênh và các bệnh nguy hại khác Rác thải chứa nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải Trầm trọng hơn trong những năm gần đây xuất hiện các “Làng ung thư” do ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà Tây, Thạch Sơn, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp súc và sử dụng nguồn nước và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài. Qua số liệu điều tra các hộ gia đình tại một số quận huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh …, Các gia đình đều sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào nhưng phần lớn không có hệ thống xử lý nước, nước bơm lên là dùng ăn uống trực tiếp, đây chính là nguyên nhân dể mắc phải các chứng bệnh nêu trên.

7 tháng 10 2017

Hiện nay, có rất nhiều yếu tố nguy hại từ môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cơ thể con người, đặc biệt là rác thải. Rác thải chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh do chứa mầm bệnh từ phân người, súc vật, rác thải y tế - Các vi khuẩn gây bệnh như: E.Coli, Coliform, giun, sán... - Ruồi, muỗi đậu vào rác rồi mang theo các mầm bệnh đi khắp nơi - Kim loại nặng: Chì, thủy ngân, crôm có trong rác không bị phân hủy sinh học, mà tích tụ trong sinh vật, tham gia chuyển hóa sinh học - Dioxin từ quá trình đốt rác thải ở các điều kiện không thích hợp.

Bệnh về da, Bệnh phổi, phế quản Ung thư Sốt xuất huyết Sida, cảm cúm, dịch bệnh và các bệnh nguy hại khác Các bệnh trên có thể gây ra các tác động tức thời hoặc lâu dài Bệnh về da - Nếu không sử dụng thiết bị bảo hộ khi thu gom rác thì vi khuẩn sẽ xâm nhập vào da và gây viêm da. - Ngoài ra chất hữu cơ dễ bay hơi cũng có thể gây viêm loét da. Bệnh phổi, phế quản Chất hữu cơ dẽ bay hơi gây nguy cơ bị hen suyễn nhất; chảy nước mắt,mũi; viêm họng. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây nhức đầu, nôn mữa. Về lâu dài có thể gây tổn thương gan và các cơ quan khác Ngoài ra khi tiếp xúc trưc tiếp với rác thải còn gây ra bênh xung huyết niêm mạc miệng, viêm họng, lợi, rối loạn tiêu hóa

Bệnh ung thư Một số thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi trong rác có khả năng gây ung thư như: benzen, styrene butadience gây ung thư máu; tiếp xúc trực tiếp nhiều với THC có khả năng gây ung thư da, ung thư tinh hoàn. Bệnh sốt xuất huyết Rác thải là môi trường cho muỗi phát triển. Muỗi chích sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết và lan truyền mầm bệnh đi khắp nơi. Bệnh này gây nguy hiểm đen tính mạng, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong Bệnh sida, cảm cúm, dịch bênh và các bệnh nguy hại khác Rác thải chứa nhiều ruồi, muỗi và vi trùng gây bệnh nên dễ bị dịch bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với rác thải Trầm trọng hơn trong những năm gần đây xuất hiện các “Làng ung thư” do ô nhiễm môi trường đặc biệt là sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như ở Hà Tây, Thạch Sơn, Nghệ An, Quảng Trị… do tiếp súc và sử dụng nguồn nước và môi trường ô nhiễm trầm trọng trong thời gian dài. Qua số liệu điều tra các hộ gia đình tại một số quận huyện ngoại thành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh …, Các gia đình đều sử dụng nước giếng khoan hoặc giếng đào nhưng phần lớn không có hệ thống xử lý nước, nước bơm lên là dùng ăn uống trực tiếp, đây chính là nguyên nhân dể mắc phải các chứng bệnh nêu trên.

16 tháng 9 2018

Những nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể:

-Bẻ tay, vặn cổ, lưng quá mức.

- Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu.

- Mang, vác đồ nặng.

- Đi khom người hay đứng xiêu vẹo.

-Đi giày cao gót.

-....

16 tháng 9 2018

Link đây bn : https://hoc24.vn/hoi-dap/question/446305.html

Chúc bn hok tốt !!! ^_^

26 tháng 2 2018

Vai trò kk sạch : tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi khí ; giảm các tác nhân gây các bệnh đường hô hấp .

- Tác hại thiếu VSHH : gây nhiều bệnh về hô hấp; các cơ quan HH lâu dần hoạt động sẽ kém hiệu quả

-Biện pháp : Trồng cây xanh; đeo khẩu trang ; hạn chế hút thuốc , nói KO với thuốc lá ; hạn chế tiếp xúc với khí độc ; dọn VS nơi ở ; vvvv

-Nguy cơ : dễ mắc bệnh đường hô hấp ; ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh dưỡng của cơ thể.

- vai trò của các Bp VSHH : Làm sạch không khí ; ngăn các bệnh đg HH ; làm giảm ô nhiễm kk và khí độc ,vvvv

Không khí là một thứ vật chất tồn tại xung quanh chúng ta và tồn tại ở thể khí. Không khí là một thành phần trong môi trường hệ sinh thái. Môi trường sinh thái đang là vấn đề mà cả toàn nhân loại quan tâm bởi vì: môi trường bao gồm toàn bộ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh con người , có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe, đời sống con người. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định một trong bốn vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất đối với thế giới là môi trường và hệ sinh thái. Nhưng có một hiện trạng hiện nay đang diễn ra đó là môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm và suy thoái trầm trọng. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu, Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít. Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến những vấn đề trên mà còn tác động xấu tới sức khỏe con người (đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp). Có một sự thật hiển nhiên rằng kinh tế phát triển càng mạnh thì mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng,công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiêm môi trường không khí ngày càng nhiều, chất lượng không khí ngày càng giảm, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí ngày càng quan trọng. Nước ta trong những năm gần đây mặc dù vấn đề môi trường đã được quan tâm chú trọng nhưng môi trường không khí là một vấn đề khó quản lý nhất trong lĩnh vực môi trường. Vậy làm gì để quản lý môi trường không khí và quản lý nó như thế nào? Đó là câu hỏi đặt ra khiến các cấp các nghành và toàn thể cộng đồng quan tâm. Vậy ô nhiểm không khí là gì? "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". II. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. * Nguồn tự nhiên: + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v . Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí. * Nguồn nhân tạo: Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra: Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí. Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió. Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: Nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người (như đun nấu, đốt lò gạch, nung đá vôi ). III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ: * Hiện trạng môi trường không khí đô thị: Với công nghệ sản xuất cũ kĩ lạc hậu lại không có thiết bị xử lý nước thải rác thải và khí thải, cơ sở hạ tầng đô thị, hệ thống cấp nước thoát nước giao thông vận tải rất kém đồng thời đô thị lại phát triển quá nhanh gây ra hiện tượng quá tải. Nhiều nhà máy xí nghiệp ở ngay cạnh khu dân cư hoặc quy hoạch không dựa vào tình hình thực tế như là sai lầm về quy hoạch thành phố Việt Trì, ô nhiễm công nghiệp do nằm cuối hướng gió của khu công nghiệp, bố trí nhà máy nhiệt điện Ninh Bình ống khói nằm ở “bóng khí động” của núi cánh diều Cần phải từng bước yêu cầu các xí nghiệp lắp dặt các thiết bị, cộng nghệ xử lý khí thải trước khi thải vào môi trường Tỷ lệ người mắc bệnh về đường hô hấp ở vùng bị ô nhiễm môi trường không khí cao hơn 3 đến 6 lần so với vùng không bị ô nhiễm. Rác thải ở các khu đô thị ngày càng lớn mà phần lớn rác thải lại được chôn ủ lẩn lộn các bải đổ rác không đúng quy định, quy cách kỷ thuật nên thường gây ô nhiễm môi trường đất, nước và môi trường không khí xung quanh. Mặt khác việc thu gom rác thải ở các khu đô thị chưa kết quả cao lượng rác thải tồn đọng là một vấn đề lớn. Vấn đề ô nhiễm do các phương tiên giao thông, sinh hoạt ở các khu đô thị cũng là vấn đề được các cấp các ngành quan tâm đặc biệt là các điểm nút giao thông. * Hiện trạng môi trường không khí các khu công nghiệp nước ta: Đến năm 2010 nước ta có tổng cộng 68 khu công nghiệp và khu chế xuất mới , các khu công nghiệp và khu chế xuất mới đã và đang được hình thanh ở phía bắc. Theo số liệu thống kê năm 1994 – 1995 ở Hà Nội có khoảng 300 cơ sở SXCN. Trong đó có khoảng 61% nằm ở nội thành. TP. Hồ Chí Minh có 680 cơ sở SXCN trong đó có 71% nằm ơ nội thành. Trước đây các cơ sở SXCN nước ta chủ yếu là công nghệ cũ lạc hậu đều là công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết lọc bụi nhưng hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại và đây cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính hiện nay. Các ngành công nghiệp mới đây là các ngành công nghiệp có quy mô lớn và chủ yếu tập trung vào 68 khu công nghiệp. Tuy được trang bị xử lí chất thải nhưng với các nguồn thải lớn và tập trung thì việc quản lí môi trường không tốt sẽ gây tác động xấu đến môi trường và các khu chung cư xung quanh. Các ngành công nghiệp như luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng, gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là các chất SO2, SO3, NOx, Cl2, hơi kim loại và các chất khí độc khác. Trong không khí ở quanh nhiều nhà máy và khu công nghiệp thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-2,5 lần riêng đối với các nhà máy hóa chất nồng độ Cl2 thường vựơt từ 10-40 lần. Ô nhiễm không khí ở vùng chế biến và khai thác khoáng sản là rất nghiêm trọng và đã tới mức báo động đặc biệt là ô nhiễm bụi. Chẳng hạn nồng độ bụi ở khu khai thác than và vật liệu xây dựng thường từ 20-200 mg/m3 . Ô nhiễm môi trường không khí các khu công nghiệp còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe lao động của công nhân. Ngươi lao động ở các khu công nghiệp bị ô nhiễm thường mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch *Hiện trạng môi trường không khí ở các làng nghề truyền thống: Ô nhiễm không khí ở các làng nghề đã đến mức báo động một số bài báo đã đánh giá một cách đáng lo ngại là “ sống giàu nhưng chết mòn ”. Đối với làng nghề tái chế nilông Minh Khai (Như Quỳnh - Hưng Yên) tái chế chì (Văn Lâm – Hưng Yên) Gốm Bát tràng (Gia Lâm - Hà Nội) ở rất nhiều làng nghề đặc biệt là các làng nghề ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đang kêu cứu về ô nhiễm môi trường không khí. * Hiện trạng môi trường nông thôn: Khu vực nông thôn xưa nay vẫn được xem là “hương đồng gió nội” nhưng thực tế ở nông thôn trong những năm gần đây tình trạng môi trường đang dần bị ô nhiễm . Việc đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch ở mức độ cao thải một lượng khói lớn vào khí quyển, sự lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, bên cạnh đó các chất thải chăn nuôi không được xử lý IV. HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ: * Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người: Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đặc biệt đối với đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm, sức khoẻ con người bị suy giảm, quá trình lão hóa trong cơ thể diễn ra nhanh; các chức năng của cơ quan hô hấp suy giảm, gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, tim mạch . và làm giảm tuổi thọ của con người. Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao động thường xuyên phải làm việc ngoài trời . Mức độ ảnh hưởng của từng người tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, nồng độ, loại chất và thời gian tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, trên toàn quốc, tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp là cao nhất. Thực tế cho thấy, nhiều bệnh đường hô hấp có nguyên nhân trực tiếp bởi môi trường không khí bị ô nhiễm do bụi, SO2, NOx, CO, chì . Các tác nhân này gây ra các bệnh: Viêm nhiễm đường hô hấp, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mạn tính, ung thư. Mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể về tác hại do ô nhiễm không khí, môi trường đến sức khỏe con người, tuy nhiên các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ em là thực trạng rất đáng lo ngại. Số lượng trẻ đến khám, điều trị các bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) đã cho thấy điều đó: Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp từ gần 2.800 trường hợp năm 1996 tăng lên gần 3.800 trường hợp vào năm 2005; bệnh suyễn từ hơn 3.000 trường hợp năm 1996 tăng lên trên 11.000 trường hợp vào năm 2005. Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP Hồ Chí Minh), lượng bệnh nhi mắc các bệnh lý đường hô hấp (như: viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản .) đến khám cũng ngày càng gia tăng - chiếm 40% - 50% số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú tại đây. Các bác sĩ cho rằng, tình trạng ô nhiễm không khí, môi trường không chỉ tác hại đến hệ hô hấp, mà còn gây ảnh hưởng lên sự phát triển của bào thai, làm chậm phát triển hệ thần kinh, trí não, tâm thần và vận động ở trẻ . *Ảnh hưởng đối với thực vật: Gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông, nghề làm vườn biểu hiện chính là làm cho cây trồng chậm phát triển. Ví dụ: Sương khói quang hóa gây tác hại lớn đến các loại cây rau diếp, đậu Hà Lan, lúa, ngô Một số thành phần ô nhiễm trong môi trường không khí làm chậm quá trình sinh trưởng của thực vật khi chúng ở nồng độ thấp, ở nồng độ cao hơn làm vàng lá, hoa quả bị lép, bị thối, ở nồng độ cao hơn nữa có thể gây chết cho cây * Gây thiệt hại kinh tế: Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí: Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra, thống kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng” do Cục Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết quả ước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trên đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối với người dân Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tương tự như người dân ở Phú Thọ và Nam Định thì Hà Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,3 tỷ đồng và TP Hồ Chí Minh với 7 triệu dân, mỗi ngày thiệt hại 5,7 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn so với các tỉnh Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế còn cao hơn con số nêu trên. * Ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu: Ô nhiễm không khí cũng đang ảnh hưởng tới điều kiện sinh sống của con người, đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. Ảnh hưởng tổng hợp nhất là đối với sự biến đổi khí hậu. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn ra và trái đất đang nóng lên là do các hoạt động của con người chứ không phải thuần tuý do biến đổi khí hậu tự nhiên. Do các hoạt động của con người, đặc biệt là việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, gas) trong công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp . lượng phát thải các loại khí nhà kính, đặc biệt là CO2 không ngừng tăng nhanh và tích lũy trong thời gian dài, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu toàn cầu. V. CÁC BIỆN PHÁP VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ: Một số thực trạng môi trường nêu trên mặc dù chưa đến mức trầm trọng so với một số quốc gia khác nhưng đã thành nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mặc dù chính phủ đã có nhiều giải pháp nhưng chưa mang tính toàn diện, chưa tác động sâu sắc đến nhận thức và hành động của người dân, của các doanh nghiệp mà chủ yếu là giải pháp chữa là chính phòng là phụ đứng trước tình hình đó để giúp mọi người có cách nhìn toàn diện, cụ thể bằng chủ trương đúng trong bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Trong phần tiếp theo là một số giải pháp được chúng em đề xuất. *Các biện pháp chính về bảo vệ môi trường và quản lý môi trường không khí: -Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường(BVMT), quán triệt tốt luật BVMT và các chủ trương của Đảng và chính phủ tới từng đối tượng. + Đối với người dân: Thông qua hoạt động của các ban nghành Đoàn thể như: Hội nông dân, Hội phủ nữ, Đoàn thanh niên và đặc biệt là các trung tâm học tập cộng đồng ở xã phường thị trấn, thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt, tọa đàm về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức BVMT cho người dân. +Đối với các doanh nghiệp, khu công nghiệp: cần tuyên truyền một cách sâu rộng ý thức pháp luật, đào tạo đội ngủ cán bộ có chiều sâu chuyên môn, có ý thức trách nhiệm trong công tác BVMT. + Đối với cơ quan nhà nước, pháp luật: Cần tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật tới toàn cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (như báo, đài, internet, các tuyên truyền viên, cộng tác viên ). Bên cạnh việc tuyên truyền phổ biến cũng cần áp dụng các chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, hoàn thiện các văn bản luật cho phù hợp với tình hình của từng địa phương. Tham gia hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường Ví dụ: Cấm sử dụng xăng pha chì để tăng chỉ số octan, đình chỉ hoạt động hoặc xử phạt với các công ty xí nghiệp xả thải quá mức, quy định chiều cao tối thiểu của các ống khói đối với các cơ sở công nghiệp, thu mức phí thải và cấp giấy phép xã thải cho mỗi nguồn, định kì kiểm tra lượng thải, nếu phát hiện chủ nguồn thải không thực hiện đúng giấy phép thì xử phạt hoặc thu hồi giấy phép. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và áp dụng các tiêu chí của quản lý môi trường không khí. Với phương châm “ ai gây ô nhiễm người ấy phải trả tiền”, các cán bộ môi trường ở từng địa phương cần thường xuyên nắm bắt tình hình cơ sở, tình hình thực tế ở từng địa phương, kịp thời tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp, có các biên pháp xử lý nghiêm khắc đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. + Di dời các cơ sở sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường không khí trầm trọng ra khỏi khu trung tâm thanh phố lớn, định hướng phát triển các thành phố vệ tinh xung quanh. + Trồng cây xanh dọc các tuyến đường quy định. + Xây dựng hệ thống các lò đốt chất thải y tế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các cơ sở xử lý chất thải bệnh viện, chất thải nguy hại. Ví dụ: Quy hoạch lại các bải rác không theo quy định, xây dựng các làng nghề truyền thống đúng quy hoạch, quản lý tốt các phương tiên giao thông gây ra nhiều khói bụi, định mức cota cụ thể cho từng công ty xí nghiệp, xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm, cần kiên quyết xử lý các hành vi cố ý gây hại đến môi trường. - Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường: +Đối với nhà nước và cấp tỉnh: Cần phân cấp quản lý và xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp các tổ chức, cá nhân và cộng đồng, tạo cơ sở pháp lý và cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân tổ chức tham gia bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó từng bước hình thành loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, chứng nhận về bảo vệ môi trường. + Đối với cấp huyện: Cần thực hiện tốt chỉ đạo của cấp trên về bảo vệ môi trường trên cơ sở nghiên cứu thực tế. Nên đề cao và thực hiện thống nhất việc giao ước thi đua bảo vệ môi trường giữa các tổ chức chính trị xã hội và phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông trong bảo vệ môi trường. + Đối với cấp xã: Bên cạnh các tiêu chí bảo vệ môi trường và các hương ước thôn, làng cần khuyến khích động viên và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức cá nhân thanh lập đội thu gom vân chuyển rác thải, tổ chức sơ kết, tổng kết nội dung bảo vệ môi trường rút ra những kinh nghiệm và những điển hình tiên tiến, những mô hình hay, nhân cách làm thiết thực để nâng cao diện rộng. * Đẩy mạnh áp dụng các biên pháp khoa học kỹ thuật – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường. - Có kế hoạch phối hợp với sở tài nguyên môi trường và các nhà khoa học chuyển giao kỹ thuật công nghệ xử lý nươc thải, rác thải và khí thải. Cần tập trung môt sô biên pháp sau: + Đối với vùng nông thôn: Dùng rơn rạ để làm nấm, làm phân hữu cơ (hạn chế việc đốt rơm rạ thải một lượng lớn khói vào không khí), đối với phân gia súc trong chăn nuôi ngoài ủ làm phân bón ruộng nên xây các bể khí bioga,cấm đốt gạch thủ công ở nông thôn. + Với thành thị: Tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với quy hoạch phát triển đô thị, hạn chế sử dụng than trong đun nấu sinh hoạt, khơi thông cống rảnh tránh bốc mùi. + Đối với các khu công nghiệp: Quy hoạch xa khu dân cư hợp lý với hướng gió và điều kiện phát triển, áp dụng các công nghệ lọc, xử lý bụi, khí thải đối với tất cả các cơ sở sản xuất, xây các ống khói đủ tiêu chuẩn cho phép ra khỏi ngưỡng “bóng khí”, tích cực trồng nhiều cây xanh để giảm bớt lượng khí thải công nghiệp, đô thị. + Đối với các phương tiện giao thông: Hạn chế sử dụng các loại xăng pha chì, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường bàng cách đạp xe, đi bộ, hạn chế sử dụng các phương tiên giao thông cá nhân không cần thiết vào giờ cao điểm, tổ chức tôt hệ thống giao thông công cộng, có các biện pháp chống ùn tác giao thông. - Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trương và thu hút đầu tư vê bảo vệ môi trường: + Đồng thời với việc xử lý nghiêm khắc các hành vi gây ô nhiễm môi trường cần chủ động kêu gọi các nguồn vốn đầu tư để xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh và sự liên kết toàn thể xã hội để bảo vệ môi trường. Xây dựng các lò đốt rác, các cơ sở tái chế rác thải, quản lý chất thải, khí thải cho từng khu vực. + Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, phương tiện kĩ thuật xử lý rác thải, khí thải và nước thải với các tổ chức ,cá nhân tự hình thành đội thu gom các công ty, tổ chức thực hiện đúng và nghiêm túc công tác bảo vệ môi trường đồng thời xử phạt nghiêm minh đối với những trương hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường VI. KẾT LUẬN: Qua những kiến thức tiếp nhận từ thầy cô giáo nhà trường, trên internet, báo chí, thực tế cuộc sống, chúng em thấy ngày nay công tác quản lý môi trường của nước ta đã và đang được hoàn chỉnh. Bảo vệ môi trường không khí không chỉ riêng lẽ trong một quốc gia mà còn của toàn nhân loại. Bởi vì không có không khí, con người không thể sống và hoạt động. Việc quản lý môi trường không khí đòi hỏi từng quốc gia, từng địa phương phải có chính sách sát thực với thực tế. Đặc biệt là ý thức của mỗi người dân, mỗi cộng đồng . Tất cả các điều trên, đều tiến một mục tiêu “ vì môi trường phát triển bền vững”. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Giáo trình quản lý môi trường Tài liệu: Môi trường Việt Nam, Thực Trạng và giải pháp.

-Đề xuất: Tất cả chúng ta cần phải tuân theo các bp làm sạch kk ; tích cực dọn vệ sinh môi trg đường làng ngõ xóm

-Đề xuất chống đuối nước : vận động người dân cho trẻ em học bơi or đến các lướp , trung tâm dạy bơi, rào chắn các nơi hồ ao sâu , tuyên truyền nhau ko nên đến nơi có ao hồ sông biển .

- Đề xuất 3 : Tuyên truyền qua Internet, đài phát thanh , báo chí , truyền tai về các tác nhân , ảnh hg các bệnh hô hấp ; huwongs dẫn các biện pháp phòng tránh , chữa các bệnh hô hấp.

Có j ko hiểu bạn cứ hỏi mik nhé <3

17 tháng 2 2017

1. Không khí có vai trò rất quan trọng, là một một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Không khí là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên trái đất khỏi bị các tia bức xạ nguy hiểm và các thiên thạch từ vũ trụ. Không khí với các thành phần như khí O2, CO2, NO2 , cần cho hô hấp của con người và động vật cũng như quá trình quang hợp của thực vật, là nguồn gốc của sự sống.duy trì sự cháy và có vai trò quan trọng trong sản xuất ,y tế và trong công nghiệp.

17 tháng 2 2017

2. Gây bệnh về hô hấp như viêm phổi mãn tính, phổi tắc nghẽn (COPD), viêm phế quản, ho,..

21 tháng 9 2017

Những nguy cơ ảnh hưởng đến cơ thể do hoạt động thể lực không đúng cách:

-Bẻ tay, vặn cổ, lưng quá mức.

- Ngồi không đúng tư thế, ngồi lâu.

- Mang, vác đồ nặng.

- Đi khom người hay đứng xiêu vẹo.

-Đi giày cao gót.

-....

2 tháng 11 2021

B Hệ thần kinh