Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Là khu vực đông dân (536 triệu người, 2002).
- Gia tăng dân số khá nhanh. Cơ cấu dân số trẻ.
- Nhiều chủng tộc cùng chung sống, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.
-> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.
Câu 1: - Là khu vực đông dân (536 triệu người, 2002).
- Gia tăng dân số khá nhanh. Cơ cấu dân số trẻ.
- Nhiều chủng tộc cùng chung sống, ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.
-> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.
- Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.
Câu 2: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984, ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Đa-rút-xa-lam. Ngày28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1999 ASEAN kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.
sự hợp tác để phát triển:
- Nước Phát triển giúp đỡ các nước chậm phát triển.
- Tăng cường trao đổi hàng hóa.
Xây dựng các tuyến đường.
Phối hợp, khai thác và bảo vệ Sông Mê Công.
Việt Nam trong ASEAN:
Thuận lợi: - Quan Hệ mậu dịch: 26,8%/ năm
Buôn bán vs ASEAN chiếm: 32,4%
Nhập Khẩu chính yếu: Lúa gạo.
Dự án Đông Tây gồm: VN, Lào, TL và Mi-An-Ma.
nhằm xóa bỏ đói, giẩm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển.
Khó Khăn: Chênh lệch về trình độ phát triển và kinh tế xã hội.
Khác biệt về thể chính trị, bất đồng về ngôn ngữ.
Nhiều mặt hàng giống nhau, dễ xảy ra cạch tranh trong xuất khẩu.
- Đông Á là khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như: châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hóa gần gũi với nhau.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ, đời sống nhân dân rất cực khổ. Ngày nay, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có đặc điểm:
+ Phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
+ Quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu. Biểu hiện điển hình là sự phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Câu 1
Sự phần bố dân cư của Nam Á không đều:
– Dân cư tập trung đông ở các ở các vùng đồng bằng và các khu vực có lượng mưa lớn như: đồng bằng sông Hằng, dải đồng bằng ven biển chân dãy Gát Tây và Gát Đông, khu vực sườn nam Hi-ma-lay-a.
– Dân cư thưa thớt ở: trên dãy Hi-ma-lay-a, hoang mạc Tha, sơn nguyên Pa-ki-xtan, sơn nguyên Đê-can.
Sự phân bố dân cư không đều ở khu vực Nam Á là do:
– Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, địa hình, đất đai, nguồn nước…). Đồng bằng Ấn – Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng bẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Trên cùng núi Hi-ma-lay-a địa hình hiểm trở, không thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư thưa thớt…
– Điều kiện kinh tế – xã hội: dân cư tập trung đông đúc trong các đô thị, các trung tâm công nghiệp, ở những nơi có điều kiện thuận lợi về giao thông…
– Hoặc ở các vùng trồng lúa đòi hỏi nhiều lao động nên dân cư tập trung đông (đồng bằng Ấn – Hằng).
– Lịch sử khai thác lãnh thổ: đồng bằng Ấn- Hằng có lịch sử khai thác lâu đời nên dân cư tập trung động đúc.
Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Nam Á
- Trước đây khu vực Nam Á bị đế quốc Anh xâm lược, năm 1947 các nước Nam Á giành được độc lập và có nền kinh tế tự chủ.
- Tuy nhiên nền kinh tế- xã hội trong khu vực thiếu ổn định.
- Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực:
+ Nền công nghiệp hiện đại đứng thứ 10 trên thế giới.
+ Cơ cấu ngành đa dạng: công nghiệp năng lượng, kim loại, chế tạo, hóa chất, vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp nhẹ,...còn phát triển đòi hỏi các ngành công nghệ cao, vi tính, điện tử, máy tính,...
+ Nông nghiệp: phát triển với cuộc "cách mạng Xanh" và cuộc "cách mạng Trắng".
- Tây Nam Á có dân số khoảng 286 triệu người, phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu, sinh sống tập trung tại các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, các nơi có thể đào được giếng lấy nước.
- Trước đây, đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp: trồng lúa gạo, lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục và dệt thảm.
- Ngày nay, công nghiệp và thương nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ. Hằng năm các nước khai thác hơn 1 tỉ tấn dầu, chiếm khoảng 1/3 sản lượng dầu thế giới. Dân thành phố ngày càng đông, tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 80 - 90% dân số, nhất là ở I-xra-en, Cô-oét, Li-băng.
- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa 3 châu lục, giữa các vùng biển, đại dương, nên từ thời xa xưa đến nay, đây vẫn là nơi đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt giữa các bộ tộc, các dân tộc trong và ngoài khu vực.
- Sự không ổn định về chính trị đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và đời sống của các nước trong khu vực.
- Dân số đông, mật độ dân số cao, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn cao còn hạn chế, gây khó khăn trong việc phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật cao.
- Phân bố dân cư không đều, dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ của các sống lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, gây sức ép lên tài nguyên đất, khó khăn trong việc giải quyết việc làm, trong khi ở miền núi giàu tài nguyên nhưng lại thiếu lao động để khai thác.
- Các quốc gia Đông Nam Á có nhiều dân tộc. Một số dân tộc phân bố không theo biên giới quốc gia, điều này gây không ít khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.