Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, vị cha già kính yêu của Tổ quốc. Bác là người có vốn tri thức sâu rộng, là tấm gương sáng về tinh thần tự học, tự vươn lê. Trên con đường tìm đường ra đi cứu nước, Bác đã gặp rất nhiều khó khăn, cực nhọc nhưng người quan niệm: muốn tìm đường cứu nước thì phải hiểu được đất nước mình đến. Vì thế người quyết tâm ngoại ngữ. Người luôn giữ cốt cách văn hóa của dân tộc song đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoa của nhân loại. Tài hoa là vậy nhưng điều kì lạ là cái gốc văn hóa dân tộc ko có gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. Bác là tấm gương để mọi thế hệ người dân Việt Nam đời đời nhớ ơn và noi theo học tập
Câu 2 Qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” em học tập được rất nhiều điều về lối sống của Bác. Bác đi nhiều, học nhiều, biết nhiều nhưng Bác vẫn giữ cốt cách dân tộc. Nhà ở bình thường, đồ đạc mộc mạc đơn sơ; trang phục giản dị; ăn uống đạm bạc. Một lối sống giản dị và thanh đạm, một cách di dưỡng tinh thần.
Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
Bức tranh Hồ Chí Minh và ba em bé Bắc Trung Nam của Diệp Minh Châu nổi tiếng với đặc điểm là một bức huyết hoạ ( bức tranh vẽ bằng máu ) thể hiện tình yêu, sự kính trọng với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Kim Lân là nhà văn rất am hiểu cuộc sống của người nông dân ở nông thôn miền Bắc. Tất cả các truyện của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Truyện "Làng" được Kim Lân sáng tác trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Nhân vật chính là ông Hai người làng chợ Dầu. Tác giả đã miêu tả khá thành công diễn biến tâm trạng của ông khi nghe tin đồn làng ông theo giặc. Qua đó, tác giả muốn ca ngợi tinh thần yêu nước của ông nói riêng và của người dân Việt Nam nói chung.
Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian ! Lúc đầu ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại "giọng ông như lạc hẳn": "Liệu có thật không hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở làng ông "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi"..., thì ông Hai không thể nghe thêm được nữa. Ông đánh trống lảng rồi đi thẳng. Văng vẳng bên tai ông tiếng người đàn bà cho con bú: "Cha mẹ tiên sư chúng nó ! Đói khổ ăn cắp, ăn trộm bắt được người ta còn thương. Còn giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát !". Những lời nói ấy như những nhát dao chém vào ông, tim ông se thắt lại. Bao nhiêu câu hỏi giằng xé trong ông. Tức quá, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thể này !"... Rồi ông nghĩ lại "chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được, ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả. Trong ông đang diễn ra sự giằng xé. Nửa tin, nửa ngờ.
Đêm đó, ông Hai không sao ngủ được, "ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài". Khi mụ chủ nhà nói xa nói gần không chứa chấp người làng làm Việt gian, ông lão ngồi lặng đi. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn nối tiếp bời bời trong đầu ông, ông định quay về làng. Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ống phản đối ngay: "Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó Theo Tây cá rồi, về làng tức từ bỏ kháng chiến". Nghĩ vậy nước mắt ông giàn dụa. Nhớ lại thuở xưa - thuở cuộc đời đen tối, lầm than, ông "rợn cả người"... Chỉ chừng ấy chi tiết. Kim Lân đã cho người đọc hiểu tình cảm của ông Hai đối với Cách mạng, đối với đất nước như thế nào. Nếu không yêu nước, không tin tưởng vào Cách mạng làm sao ông uất nghẹn, đau khổ đến như thế. Và cũng chính điều đó mà ông đã mừng rơn lên khi biết đích xác những lời kia chỉ là sự đồn đại láo toét. Ông đi tìm bác Thứ để thanh minh: "Chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo ! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả " Ông cứ lặp đi lặp lại câu "láo hết, toàn là sai sự mục đích cả", ông Hai còn múa tay lên mà khoe tin ấy với mọi nguời... Và tối hôm ấy, ông lại sang bên nhà bác Thứ, lại ngồi trồn chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuvẹn về cái làng của ông... Kim Lân đã chọn được một tình huống khá độc đáo. Cách thể hiện lòng yêu nước của nhà văn cũng có nét riêng không giống với bất cứ nhà văn nào cùng thời.
Có thể nói "Làng" là một truyện ngắn khá hay. Thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật là khả năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Đoạn ông Hai nghe tin đồn làng ông làm Việt gian đã thể hiện tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền dộc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.