Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc sống xã hội nói chung thật phong phú, phức tạp, trong đó, cuộc đời của mỗi con ngưòi chẳng bao giờ đơn giản. Có nhiều yếu tố tạo nên cuộc đời của mỗi chúng ta, trong đó, yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu là những sự lựa chọn mà ta đã thực hiện ở các chặng đời khác nhau. “Đời ta có thể đã khác”, “Đời ta có thể đã không như bây giờ”… là những lời than vãn quen thuộc. Qua những lời than vãn đó, ta hiểu rằng đã từng có nhiều khả năng xuất hiện trước ta, dành cho ta lựa chọn khi ta bước trên đường đời. Ngoại trừ việc chọn bố mẹ, chọn nơi sinh là những điều không thể, phần lớn những sự lựa chọn khác, đặc biệt là những lựa chọn ở tuổi trưởng thành thì ta phải chịu trách nhiệm. Ngay khi ta dễ dãi uỷ thác quyền lựa chọn của mình cho ai đó, ta cũng không thể thoái thác được trách nhiệm này. Chẳng hạn việc ta để bố mẹ chọn hộ trường học, ngành nghề. Nếu đời ta bế tắc vĩ điều đó thì cũng nên hiểu rằng ta chỉ có thể tự trách mình mà thôi. Có nhiều hỗ trợ từ các phía khác nhau cho sự lựa chọn của ta, nhưng ta phải là người đưa ra quyết định cuối cùng. Lựa chọn, trong văn cảnh này, gần như đồng nghĩa với quyết định. Mỗi lựa chọn, quyết định khác nhau sẽ bẻ lái cuộc đời đi theo những hướng khác nhau. Có lựa chọn, quyết định đúng; có lựa chọn, quyết định thiếu chuẩn xác; có lựa chọn, quyết định hoàn toàn sai. Đúng, sai ở đây chỉ là chuyện tương đối, nhưng hệ quả, hậu quả thì rành rành, trở thành một sự kiện thực tế khiến ta phải trực tiếp đối đầu. Tuy nhiên, cuộc đời luôn dành cho ta những cơ hội lựa chọn mới, để ta điều chỉnh, khắc phục hậu quả lựa chọn ban đầu, nhằm hướng tới một kết cục tốt đẹp hơn. vấn đề quan trọng là ta có biết tận dụng những cơ hội mới ấy không, hay tiếp tục bỏ lỡ chúng. Đã hình dung cuộc đời như một chuỗi bất tận những lựa chọn, ta phải tự tạo được cho mình một tâm thế sống chủ động. Nói đời ta, tương lai ta “nằm trong tay của chính mình” là vì thế. Biết tiếp nhận một cách kịp thời, sáng suốt những gợi ý, hỗ trợ từ bên ngoài cho lựa chọn của mình cũng là một lựa chọn thông minh. Chỉ khi sống cuộc đời của mình với tinh thần hành động không ngừng, ta mới thật sự vững vàng trong những lựa chọn. Một thái độ sống thụ động tưởng giúp tránh khỏi bao lựa chọn phiền toái hoá ra lại đẩy ta mắc kẹt vào trong đó. Trong cuộc sống, bên cạnh những lựa chọn của cá nhân là lựa chọn của xã hội. Xã hội thực ra cũng chỉ là thực thể được tạo thành nhờ sự tương tác giữa những cá nhân. Ta lựa chọn hướng đi cho mình cũng là góp phần vào việc định hướng vận hành cho cả một xã hội. Luôn nghĩ đến xã hội trong khi thực hành những lựa chọn riêng, đó cũng là một điều hệ trọng mà mỗi chúng ta phải ý thức được.
DÀN BÀI ĐỀ 1:
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về danh nhân Nguyễn Trãi và cảm nhận của cá nhân.
2. Thân bài
- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:
+ Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.
⇒ Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.
+ Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện ông nhà văn chính luận xuất sắc. “Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.
+ Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.
+ Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.
- Cảm nhận của cá nhân: kính phục, tự hào, …
3. Kết bài
Tổng kết cảm nhận của cá nhân về danh nhân Nguyễn Trãi.
đề 2:
Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.
- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như:
+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau
+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân
+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận
+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác
+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất.
- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống.
Em tham khảo nhé !!
Mỗi người trong chúng ta đều có những ước mong từ thuở bé là được làm nghề này, công việc kia. Nhưng đối với tôi, tôi muốn chọn nghề bác sĩ trong tương lai. Nghề y và nghề giáo là những nghề có mặt sớm nhất và được mọi người biết đến đông đảo nhất. Từ xưa đã xuất hiện rất nhiều những danh y nối tiếng khắp vùng như Tuệ Tĩnh, Hải thượng Lãn Ông,.... Người ta thường gọi bác sĩ là lương y, vì sao lại được gọi như vậy? Công việc của một bác sĩ thường ngaỳ là chữa bệnh cứu người, những người bệnh từ nặng đến nhẹ. Công việc tuy không nặng nhọc nhưng rất ý nghĩa. Người xưa thường nói " Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", vậy nên bác sĩ là một nghề cao quý. Thấy được tầm quan trọng của nghề y mà nhà nước ta đã chọn ngày 27/2 hàng năm là " ngày thầy thuốc Việt Nam" nhằm tôn vinh những đóng góp, những công sức của đội ngũ y bác sĩ đang ngày đêm chữa bệnh cứu người.
- Phương pháp nêu ví dụ, phân tích
Có lẽ trên thế gian này ai cũng cô một ước mơ riêng,một ngành nghề riêng mà chúng ta vẫn đang cố gắng,nỗ lực để theo đuổi.Tôi cũng vậy,và nghề tôi vẫn đang theo đuổi là nghề y,theo như tôi thấy nghề này rất cao cả,vĩ đại.Tôi nghĩ rằng nghề y có thể chữa bệnh cho mọi người xung quanh,tôi rất bấy làm ngưỡng mộ các bác sĩ như bác sĩ Nguyễn Văn Thạch,Nguyễn Tiến Quyết, Nguyễn Viết Tiến,.....Tôi thấy họ rất dũng cảm,cao cả và rất vĩ đại hết lòng giúp đỡ người bệnh vậy nên khi trưởng thành tôi cũng muốn chở thành một bác sĩ giỏi để giúp đỡ nhân dân.
Bài viết mẫu
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với sự lựa chọn, lựa chọn những ngã rẽ trong cuộc sống. Những lựa chọn ấy có thể là quyết định từ sâu trong suy nghĩ của mình hoặc là quyết định không mong muốn, đôi khi bản thân cảm thấy mình như người vô hình trong quá trình đưa ra lựa chọn ấy. Mỗi người luôn phải đưa ra những sự lựa chọn dẫn lối tương lai, đôi khi sự lựa chọn ấy chưa chắc đã là tương lai của bạn, số phận có thể sẽ đưa bạn đến với lối đi khác trong cuộc đời. Tôi cũng đã trải qua nhiều quá trình lựa chọn có sự phân vân, có sự băn khoăn và lựa chọn có ý nghĩa nhất của tôi chính là lựa chọn học chuyên môn tiếng Anh.
Ai cũng có một sở thích của riêng mình, có một môn học mà bạn thích nhất hoặc giỏi nhất, tôi cảm thấy hứng thú với ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng Anh – English. Khi còn học cấp hai tôi đã cảm thấy môn ngoại ngữ khá thú vị, nó mở ra những cánh cửa đến với vùng đất mới, không chỉ giúp ta có thêm một ngôn ngữ mới mà còn giúp ta biết thêm về văn hóa nước ngoài. Thời niên thiếu, mọi người chắc hẳn cũng hay xem phim nước ngoài trên truyền hình hay nghe nhạc US-UK, tôi thích những bản nhạc US-UK, những bản nhạc Âu Mỹ và nó dẫn lối cho tôi đến với môn ngoại ngữ, học tiếng Anh. Có thể sẽ có nhiều bạn cảm thấy học tiếng Anh rất khó, nhiều phụ huynh chưa thấy được ý nghĩa của ngoại ngữ nên không ủng hộ con mình học ngoại ngữ nhưng bố mẹ tôi rất ủng hộ tôi theo học ngoại ngữ. Bố mẹ tôi cũng như bao gia đình khác, có chăng chỉ là bố tôi từng tiếp xúc với tiếng Nga nên ông khá hiểu tầm quan trọng của tiếng nước ngoài và khuyến khích tôi học ngoại ngữ nhiều hơn. Thật ra hồi đầu tôi khá phân vân giữa việc đăng kí học ngoại ngữ hay học chuyên văn khi vào trường cấp ba vì tôi cảm thấy môn văn của tôi ổn hơn. Trong cuộc họp gia đình về việc đăng kí tham gia thi thử vào trường chuyên của tôi, mọi người có hỏi nguyện vọng muốn học chuyên môn gì của tôi và muốn thi vào trường nào. Cả bố và mẹ đều ủng hộ tôi nên tham gia thi thử và hướng tôi theo chuyên ngoại ngữ, tư tưởng của bố mẹ rất thoải mái và họ cũng đưa ra một số định hướng chọn trường đại học cũng như công việc tương lai của tôi.
Việc thi thử vào trường chuyên của tỉnh có lẽ không phải là mong muốn của tôi nhưng lại là sự an bài của số phận, tôi cảm thấy nó là một quyết định đúng vì thi thử giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để chuẩn bị cho kì thi chính thức của trường huyện. Lựa chọn học chuyên ngoại ngữ của tôi cũng chỉ mới đấy thôi, ngay trước kì thi tuyển sinh vào lớp 10, tôi mới chính thức đưa ra sự lựa chọn của mình về môn học. Mỗi khi đứng trước sự lựa chọn thì chúng ta đều có sự phân vân, băn khoăn giữa các lựa chọn với nhau và để có thể tự tin đưa ra quyết định, tôi đã phải suy nghĩ rất lâu. Tôi đã nghe rất nhiều bản nhạc US-UK, đọc một số mẩu truyện ngắn viết bằng tiếng Anh và hứng thú của tôi với ngoại ngữ ngày một tăng. Vậy nên tôi đã đưa ra quyết định học chuyên ngoại ngữ, đầu tiên sẽ là môn tiếng Anh và hi vọng sau này tôi có thể học thêm một vài ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật,… Tôi đã quyết định lựa chọn học chuyên ngoại ngữ một phần vì sở thích và một phần vì học ngoại ngữ cũng giúp ích rất nhiều cho tôi trong tương lai.
Có lẽ lần lựa chọn môn học là lựa chọn mà tôi phải mất rất lâu mới có thể đưa ra quyết định, lựa chọn này cũng là một con đường dẫn lối cho tương lai của tôi. Không chỉ mở đường tương lai mà lựa chọn này cũng là lựa chọn đánh dấu mốc thời gian trưởng thành, phải tự quyết định hành vi và việc làm của mình. Đây cũng chính là lựa chọn có ý nghĩa nhất trong cuộc sống của tôi, học thêm ngôn ngữ mới, tương lai có thể sẽ tươi sáng hơn. Quyết định của bạn dù có khó khăn hay gian khổ thì nó cũng là con đường mà bạn lựa chọn, là điều bạn mong muốn, là lối đi trong tương lai của bạn.
Đề 1: Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.
Bài làm tham khảo
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như vậy, giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh là một tác phẩm với những chiêm nghiệm sâu sắc về con người, cuộc đời.
Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.
Trước hết, tác phẩm “Người ở bến sông Châu” là một bài ca về tình yêu quê hương, đất nước. Chiến tranh đã lấy đi của con người quá nhiều thứ mà ngay cả khi nó đã qua đi vẫn để lại những hậu quả ám ảnh. Dì Mây chính là hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Là một cô gái trẻ đẹp với mối tình đang nở rộ, dì sẵn sàng từ bỏ để đi vào chiến trường, đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến, dì nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ bởi chiến tranh đã lấy đi của dì quá nhiều thứ. Một mối tình dang dở, một thanh xuân rực rỡ hay một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về, dì cảm thấy lạc lõng ngay chính quê hương của mình khi mọi thứ đã có nhiều thay đổi. Người mà dì yêu thương, mong muốn được gắn bó cả cuộc đời tưởng dì Mây đã hi sinh trong chiến trận mà kết hôn với người con gái khác. Mái tóc dì trước khia đen óng mượt bao nhiêu thì bây giờ rụng nhiều, xơ và thưa bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã mất đi đôi chân của mình. Dì phải dùng chân giả, chống nạng gỗ, khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến dồn dập nhưng dì vẫn luôn nghị lực, kiên cường, vẫn sống đầy lạc quan. Qua cuộc đời bất hạnh của dì Mây, tác giả Sương Nguyệt Minh đã ngầm lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã gây ra biết bao đau thương cho số phận những con người vô tội.
“Người ở bến sông Châu” còn là một bài ca bất tử về tình người. Dù chiến tranh đã lấy đi của dì Mây quá nhiều nhưng nó không thể huỷ hoại bản tính lương thiện của con người. Trở về sau bao năm tháng kháng chiến, dì Mây vẫn là một người phụ nữ nhân hậu, thuỷ chung, vị tha. Ở chiến trường, không ngày nào dì không viết tên người mình ra trong nhật kí. Người con gái Trường Sơn nơi đạn nổ bom rơi luôn ôm theo nỗi nhớ thương và yêu vô hạn cho người bạn ở nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ có một cái kết viên mãn sau khi trở về từ chiến tranh nhưng không... dì trở về trong sự lãng quên của người mà dì yêu thương nhất – chú San. Chàng trai dì từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu” nay đã có một cuộc sống mời bên tình yêu mới. Dì chẳng thể trách được ai, có chăng là do thời gian đã xoá nhoà đi tất cả những kí ức đẹp giữa hai người. Thế nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” và “làm lại” của chú San, dì khẳng khái đáp lại “Không!”. Mặc dù buồn, dù đau, dù còn thương, còn yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc của mình cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Một con người với trái tim thật cao thượng!
Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy! Như vậy, ngay cả trong hoàn cảnh trớ trêu nhất, tình người vẫn toả sáng thật cao đẹp! Đó chính là giá trị nhân văn của thiên truyện.
Về nghệ thuật, tác giả đã rất thành công khi xây dựng một cốt truyện độc đáo với những tình huống éo le. Dì Mây – người phụ nữ trở về từ chiến trường nhưng lại phải chứng kiến người mình yêu thương kết hôn với một người phụ nữ khác. Hơn thế, dì còn chính là người đỡ đẻ cho vợ chú San – người mình từng yêu thương. Có lẽ sẽ chẳng ai cao thượng và vị tha được như dì. Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống đầy thử thách để thông qua đó, nhân vật tự bộc lộ mình.
Câu chuyện đã để lại trong bạn đọc niềm xúc động, trăn trở khôn nguôi về con người và cuộc đời. Chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ, tình yêu,... Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể vùi dập tâm hồn con người – một tấm lòng vị tha và cao thượng.
Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.
Bài làm tham khảo
Truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Minh Nguyệt đã gợi nhớ tôi đến câu nói của Nhà văn Victor Hugo: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.
Quả thật “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu nói ấy. “Hoà bình”: là trạng thái xã hội không có xung đột, con người sống bình đẳng, hoà hợp, yêu thương, giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau để cùng phát triển. “Chiến tranh” là trạng thái xã hội bạo động, con người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh, bất công, đe doạ và loại trừ lẫn nhau để tồn tại. Như vậy, câu nói của nhà văn Victor Hugo đã khẳng định hoà bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người và chúng ta cần phải đẩy lùi chiến tranh.
Bạn có biết tại sao “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại”? Trước hết, hoà bình giúp con người có đủ điều kiện để phát triển toàn diện bản thân, được tự do theo đuổi lí tưởng sống. Nó gắn kết con người với con người, dân tộc với dân tộc, châu lục với các châu lục khác. Nhờ một xã hội hoà bình, chúng ta có một tập bền vững, đoàn kết, có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Để từ đó tạo ra một xã hội lý tưởng, văn minh, lan toả tình yêu thương, sẻ chia trong cuộc sống. Hoà bình góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế giữa các nước, nâng cao đời sống người dân. Cựu tổng thống Mỹ Obama đã từng đạt được giải Nobel hoà bình với nỗ lực phi thường để tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc. Năm 2014, cô gái Malala Yousafzai khi đó 17 tuổi đã đạt giải Nobel hoà bình cho cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp trẻ em, thanh thiếu niên và quyền được học hành cho tất cả trẻ em.
Vậy tại sao “Chiến tranh là tội ác”? Chiến tranh gây chia rẽ hạnh phúc gia đình, khiến cuộc sống mỗi cá nhân vô cùng khó khăn, chịu nhiều đau thương, mất mát. Không những thế, nó còn gây ra những thương vong không đáng có đối với người vô tội. Cuộc chiến dịch đặc biệt giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hơn 6500 người dân chịu thương vong, nhiều gia đình phải ly tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc. Chiến tranh khiến con người tự huỷ hoại cuộc sống của chính mình và nhân loại.
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nền hoà bình của nhân loại? Hãy yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa người với người, yêu tổ quốc, yêu đồng bào,.... thân thiện với bạn bè quốc tế,.... có chính kiến trước những luồng tư tưởng chính trị sai lệch,.... không cổ vũ những hành động chiến tranh phi nghĩa. Ca ngợi những cá nhân, tổ chức luôn nỗ lực đấu tranh bảo vệ hoà bình và lên án, tố cáo những hành vi khủng bố, bạo động, gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc.
Với tôi, hoà bình là món quà quý giá mà những người đi trước đã hi sinh để đem lại cho dân tộc ta. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, sống hết mình và biết đấu tranh vì một thế giới không đau thương.
Bài viết tham khảo
Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Mộ” năm 1942, trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó là khi nhà thơ bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trong suốt thời gian bị đày ải bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch người lính khổ sai Nguyễn Tất Thành thường xuyên bị áp giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó người bình thường chắc chỉ thấy tiếng kêu rên ai oán số phận, còn với Bác người lính cách mạng có tinh thần thép thì đó chỉ là cái cớ để tâm hồn thi sĩ vút cao lên thành những áng văn thơ trữ tình dạt dào cảm xúc. Chẳng thế mà toàn bài thơ chúng ta không thấy bất kỳ hình ảnh đau khổ của người tù mà chỉ thấy khung cảnh thiên nhiên, con người nơi miền sơn cước vô cùng bình dị, quen thuộc với cuộc sống lao động thường nhật.
Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên đặc trưng của buổi chiều tối
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Ánh mặt trời dần tắt hẳn, màn đêm chuẩn bị bao trùm lấy cảnh vật, đây là thời khắc con người, vạn vật sinh linh trên trái đất đều mệt mỏi và muốn tìm về với chốn bình yên để nghỉ ngơi. Đầu tiên là hình ảnh của chú chim đang mỏi cánh trên bầu trời, cánh chim ấy đã vất vả sau một ngày dài kiếm ăn khắp chốn, giờ là lúc nó tìm về với bóng cây, chốn yên bình để ngủ. Câu thơ thứ hai vẫn là nét chấm phá cảnh vật của thiên nhiên với hình ảnh của “cô vân”. Cô vân là chòm mây cô đơn, kết hợp với từ láy “mạn mạn” tức là trôi nhẹ, lơ lửng, vô định trên bầu trời. Chòm mây cô đơn lạc trôi trên bầu trời khá tương đồng với hoàn cảnh của người tù khổ sai, cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người. Trong lòng vẫn luôn đau đáu một ngày được trở về với đồng bào, quê hương.
Hai câu thơ sử dụng thủ pháp đối khá quen thuộc trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, đối giữa “cô vân” và “quyện điểu” để tạo nên một bức tranh thiên nhiên cân xứng, hài hòa. Một vài nét chấm phá đơn giản nhưng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật hữu tình, nên thơ.
Hai câu thơ sau là hình ảnh của con người, con người của cuộc sống lao động hiện ra thông qua những nét vẽ thật khỏe khoắn, rắn rỏi
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm tối xuất hiện trong bài thơ là một nét vẽ bất ngờ nhưng rất hợp lý. Nó được cảm nhận thông qua cái nhìn của người tù khổ sai, nó mang một sức sống thật mạnh mẽ, tiềm tàng. Động tác xay ngô của cô gái nhịp nhàng, khỏe khoắn, từng vòng quay của chiếc cối đều, dứt khoát, “ma bao túc” rồi lại” bao túc ma hoàn”; phép lặp từ trong hai câu thơ nhấn mạnh sự cần mẫn, chăm chỉ của người lao động trong cuộc sống thường nhật, qua đó thể hiện cái nhìn trân trọng của thi sĩ dành cho con người nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh “lô dĩ hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ, đó là một nhãn tự có sức nặng cân cả bài thơ. Chữ hồng xuất hiện đã xua tan không khí lạnh giá nơi xóm núi hoang sơ, nó như tiếp thêm sức sống và sức mạnh cho người tù khổ sai trên con đường đi tìm lối thoát cho dân tộc. Chữ “hồng” cũng thể hiện chất thép vốn rất đặc trưng trong tập “Nhật ký trong tù”. Nó cũng khẳng định vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong thơ của Hồ Chủ Tịch
Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Thông qua bài thơ “Mộ” chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của nghị lực phi thường, tinh thần mạnh mẽ không lên gân, không khoa trương mà giản dị, khiêm nhường trong thơ của Hồ Chí Minh.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
Bài văn tham khảo:
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đứng trước những sự lựa chọn với niềm băn khoăn, trăn trở và cả sự hối tiếc. Chúng ta không biết rằng đâu là con đường lựa chọn đúng đắn cũng không biết rằng con đường đó sẽ đưa chúng ta đến nơi nào. Nhưng dù lựa chọn bất kỳ điều gì chúng ta hãy cứ tin vào bản thân mình. Với tôi, là một người khá thiếu chính kiến, tôi luôn băn khoăn giữa rất nhiều lựa chọn của bản thân. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ về ngày lựa chọn điền nguyện vọng thi đại học của bản thân.
Có lẽ không chỉ tôi, mỗi học sinh trong đời đều trải qua cảm giác căng thẳng như vậy. Khi cầm trên tay tờ giấy điền nguyện vọng, chắc hẳn các bạn cũng rất hồi hộp, băn khoăn, lo lắng. Bởi từng dòng chữ chúng ta viết ra đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời sau này. Khi lựa chọn nguyện vọng trường đại học, chúng ta sẽ băn khoăn về những vấn đề: năng lực của bản thân, nhu cầu của bản thân, mong muốn của gia đình và nhu cầu của xã hội. Không phải ai cũng có thể kết hợp hài hòa tất cả những yếu tố đó vào trong một nguyện vọng duy nhất. Vì vậy, khi lựa chọn nguyện vọng nào là nguyện vọng đầu tiên là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Vậy khi đó bạn sẽ ưu tiên điều gì? Với tôi, trong các môn học, tôi nhận thấy mình có khả năng ở môn Toán, Văn và Anh, trong đó môn văn vượt trội nhất. Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn các nhóm ngành nghề như: giáo viên, biên tập viên, nhà báo, phóng viên, chuyên viên nghiên cứu,.... Trong công việc đó, tôi thực sự vẫn chưa có một định hướng rõ ràng về những việc mà mình sẽ làm trong tương lai. Tôi muốn trở thành một giáo viên nhưng sợ rằng sẽ không đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tôi muốn là một nhà báo nhưng sợ rằng mình không phù hợp, tôi cũng muốn trở thành một chuyên viên nghiên cứu nhưng lại sợ bản thân lại không đủ khả năng. Trước những sự lựa chọn khó khăn đó, tôi đã hỏi thăm ý kiến từ rất nhiều người bao gồm cả thầy cô, gia đình và bạn bè. Họ đã cho tôi rất nhiều lời khuyên. Thầy cô khuyên tôi nên đi theo hướng sư phạm trở thành một giáo viên. Bố mẹ khuyên tôi có thể làm những công việc liên quan đến kinh tế hoặc giáo viên để ổn định lâu dài. Bạn bè khuyên tôi hãy thử dấn thân làm biên tập viên, phóng viên để có nhiều trải nghiệm cuộc sống. Mỗi người đều có những lý lẽ riêng nhưng quyết định là ở tôi. Bố mẹ rất tôn trọng sự lựa chọn của tôi bởi họ cho rằng tôi chỉ có thể hạnh phúc khi được làm những điều mình muốn.
Sau khi tham khảo ý kiến từ mọi người, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Tôi suy nghĩ rằng bản thân đang cần gì, bản thân muốn làm gì, và bản thân có thể làm công việc đó hay không. Tôi nhận ra với khả năng của mình, vào học sư phạm là môi trường phù hợp nhất. Tuy nhiên để trở thành một giáo viên dạy văn tôi cần phải trao dồi thêm rất nhiều yếu tố. Hơn nữa, điểm chuẩn vào trường đại học Sư phạm Hà Nội rất cao nhưng tỉ lệ ra trường có công việc ổn định lại rất thấp. Điều đó khiến tôi lo lắng, liệu rằng mình có hối hận khi đưa ra quyết định này?
Cho đến một ngày khi tôi đang lang thang, bơ vơ giữa vô vàn những lựa chọn chưa thể quyết định, tôi vô tình xem được một đoạn video của chương trình Việc tử tế với tiêu đề: Việc tử tế “Ngày mai cho em”: Sống để gieo mầm yêu thương. Tôi muốn chia sẻ đến các bạn thông điệp ý nghĩa này.
https://vtv.vn/truyen-hinh/viec-tu-te-ngay-mai-cho-em-song-de-gieo-mam-yeu-thuong-20211204225438251.htm
Đoạn video ngắn ngủi đã giúp tôi nhận ra nghề giáo là một nghề cao quý không chỉ giúp tôi châu rồi năng lực học tập của bản thân mà còn có thể đem kiến thức truyền dạy cho những người khác. Người giáo viên không chỉ gieo mầm trí thức mà còn gieo mầm yêu thương. Tôi muốn trở thành một người giáo viên thực thụ như vậy!
Cuối cùng, tôi đã lựa chọn điền nguyện vọng đầu tiên là trường đại học Sư phạm, chuyên ngành Ngữ văn với mong muốn trở thành một giáo viên truyền cảm hứng và lẽ sống tới biết bao thế hệ. Thật hạnh phúc làm sao khi đang viết những dòng này, ước muốn của tôi đã trở thành hiện thực. Tôi mong rằng những học sinh tương lai của tôi cũng có thể chọn được hướng đi đúng đắn của bản thân. Và tôi cũng muốn gửi lời nhắn nhủ tới các bạn: khi đứng trước những sự lựa chọn, hãy suy nghĩ thật kĩ và đặt mức ưu tiên cho thứ tự những câu hỏi sau: Bạn muốn làm gì? Bạn có khả năng làm việc đó không? Công việc đó có thực sự có ý nghĩa với bạn, gia đình và xã hội hay không? Dù lựa chọn bất kì con đường nào, hãy nhớ rằng, thành công luôn đồng hành trên mỗi bước chân chúng ta đi.