K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2019

“Hôm nay trời nắng như nung

Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày

Ước gì em hóa thành mây

Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm”

Nghe cô giáo đọc những vần thơ này, lòng em rưng rưng nhớ đến người mẹ thân yêu của em cũng có những trưa tháng sáu cấy lúa trên đồng.

Đó là một buổi trưa hè, trên cánh đồng Chùa. Mẹ em vẫn cặm cụi thoăn thoát ra mạ để cấy hết thửa ruộng cho kịp vào vụ. Chao ôi, Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt ruộng nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bộ áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi.

Ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Bóng mẹ in tròn trên thửa ruộng. Nó có lúc vỡ vụn ra, rồi thu lại, di chuyển từ đầu bờ này đến đầu bờ kia. Mẹ một tay cầm nắm mạ, taykia thao thóa đưa những rảnh mạ cắm xuống bùn thoan thoắt. Dáng mẹ gầy gầy xương xương nhưng có gì đó rất rắn chắc và khắc khổ. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Em thấy, trên đồng không mông quạnh, không có một bóng cây, bóng dâm nào cả. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn như đang cháy xém đi vì nắng. Mẹ vẫn cần cù , miệt mài để cấy những hàng mạ thẳng đều và trong mẹ mơ ước một mùa vàng bội thu, hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.

Em rót bát nước chè xanh cho mẹ. Em lấy khăn cho mẹ lau mồ hôi. Khuôn mặt mẹ rạng ngời có vẻ như cháy xạm vì nắng. Mẹ vẫn nở nụ cười mãn nguyện. Nụ cười của mẹ xua đi hết cái mệt mỏi của cái nắng hè.

Mẹ em là vậy. Em biết mai này có được hạt gạo trong ngần thì trong đó có vị mặn chát của mồ hôi mẹ những trưa tháng sáu trên đồng làng. Ôi! Mẹ mới vất vả làm sao! Em thương mẹ nhất trần đời.

_Hok tốt_

14 tháng 4 2019

Trong gia đình, người em yêu quý nhất là mẹ. Mẹ em làm thợ hồ, năm nay đã ngoài 30 tuổi. Mẹ em là người phụ nữ rất yêu gia đình, yêu chồng thương con.

Tuy làm thợ hồ nhưng mẹ em đc sở hữu thân hình khá nhỏ nhắn. Nắng và gió ko lm mất ik vẻ đẹp mỡ màng trên nước da của mẹ.

Với công việc, mẹ luôn luôn làm việc hết mk. Mẹ lao động tư sáng đến tối có lúc còn lm việc tới khuya để có tiền nuôi gia đình. Trong tổ thợ ai có việc j cần nhờ mẹ giúp đỡ, mẹ em đều giúp đỡ tận tình, cho nên ai cx yêu quý mẹ em.

Với gia đình, mẹ luôn tận tụy hết lòng. Hằng ngày mẹ dậy từ rất sớm để lo bữa sáng cho bố con em. Bữa sáng tuy  đơn sơ khi là bát mì nghi ngút khói, khi là đĩa cơm rang trứng nhưng thẫm đẫm tình yêu thương của mẹ.

Mỗi khi trở về nhà sau mội ngày lm việc vất vả, việc đầu tiên là mẹ dành thời gian nấu ăn cho gia đình. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của mẹ mà những mns ăn bình thường cx trở nên hấp dẫn và ngon miệng. Mẹ thường bảo : " Ăn ngon mới có sức khỏe tốt để học tập và lao động đc" . Mẹ e đúng là linh hồn của cả nhà.

Với e mẹ luôn dành cho e những tình cảm tốt đẹp nhất. Bận đến mấy e cx dành thời gian dạy e học bài. Mỗi khi e ốm, mẹ chăm chút e rất chu đáo. Mẹ đỡ e dậy cho e uống thuốc, dỗ dành e từng thừa cháo. Mẹ có thể thức thâu đêm để canh trừng cơn sốt cho e ngủ. Nhìn ánh mắt uy tư, hiểu tấm lòng của mẹ e xúc động vô cùng.

Với mọi người xung quanh, mẹ đều rất quan tâm chia sẻ nên ai cx yêu quý mẹ.

Mẹ e đúng là ng phụ nữ tuyệt vời. Em vô cùng yêu quý mẹ.

Chúc bn học tốt!

15 tháng 4 2019

Ở nước ta, ai cũng biết rất nhiều những anh hùng đã hy sinh để bảo vệ và giành lại độc lập cho đất nước. Nhưng trong số các anh hùng đó, người mà em và bao các bạn thiếu nhi như em rất thán phục và cần noi gương chính là nhân vật Lượm trong văn bản "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.

Lượm là một cậu bé thanh mảnh, nhỏ nhắn. Cậu có đôi chân thật nhanh nhẹn. Đặc biệt, Lượm luôn đội chiếc mũ ca lô trên đầu, lệch về một phía trông thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú liên lạc này luôn đeo một cái xắc xinh xinh trên vai trông rất ra dáng “cán bộ”. Đó cũng là một cậu bé rất yêu đời. Mồm cậu luôn huýt sáo như những con Chim Chích đang hót vang lưng trời. Tuy công việc của người chiến sĩ nhỏ rất nguy hiểm nhưng cậu rất yêu thích công việc mà mình đã lựa chọn. Lượm rất lạc quan trong khi làm nhiệm vụ. Cậu nhảy nhót trên đường, vừa đi, vừa nhảy, cười tít cả hai mắt. Ngày qua ngày, Lượm như một con chim đang hướng tới Mặt Trời rực rỡ.

Lượm không sợ nguy hiểm. Cậu đã vượt qua bom đạn để đưa những bức thư khẩn cực kỳ quan trọng cho các đơn vị khác. Rồi cho đến một ngày, Lượm đi liên lạc trên một con đường làng quê vắng vẻ. Những bông lúa chín vàng đã làm Lượm ngây ngất trong mùi thơm ngọt ngào. Cái mũ ca nô của chú bé nhấp nhô trên đồng. Lượm bị phát hiện, thế là những tiếng súng vang lên. Đạn bay vun vút như đan chéo vào nhau đuổi theo chú bé. Lượm chạy như bay nhưng vẫn không tránh được những viên đạn của địch. Chú bé ngã xuống, tay vẫn nắm chặt bông lúa thơm ngái.

Lượm thật xứng đáng là một tấm gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi đồng trong hiện tại và trong tương lai noi theo.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/em-hay-tuong-tuong-va-ta-lai-chan-dung-cua-luom-c33a2022.html#ixzz5l88KDhUU nha!

Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.

Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.

Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .

Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.

Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.  Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo. 
12 tháng 4 2019

Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hãnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.
Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. 
Bao giờ cũng vậy, mẹ luôn dành tình yêu đong đầy cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. Tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. 
Nghe ngoại kể ngày trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm. Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chú nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài, đen, óng mượt mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. 
Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thông thả, khoan thai. 
Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên. Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. 
Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho anh em tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.
Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui. Cô giáo nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười. Mẹ à! Con yêu mẹ.

12 tháng 4 2019

Hình như là bài văn tả người thân đang làm việc hoặc tả người thân em yêu quý nhất.

Chúc bạn học tốt

18 tháng 4 2019

1,

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ viết về Bác Hồ kính
yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã
gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại trong em niềm kính
yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho
việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ
huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ…
trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong
khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh.
Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con
thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi
dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương
từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người”
trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ.
Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình
thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của
Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng
lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy
Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho
mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”,
“im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta
có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ
đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo
toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải
ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức
suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu.
Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên
tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài
trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ
đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân
công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha
mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được
tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo
toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và chiến sĩ đã đạt tới đỉnh cao.
Tình cảm ấy cũng được đáp lại, tình yêu được đền đáp bằng tình yêu.
Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là một
bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người
chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng
chừng như chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng
thực, một sự kiện có thực trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm rung
động trái tim muôn triệu con người. Tấm gương đạo đức của Bác soi sáng
cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

2,

Vào một buổi sáng ấm áp, trong trẻo, ven rừng vẳng lên tiếng chim hót thánh thót khi gần khi xa, người dân Pháp bàng hoàng trước lệnh từ Béc-lin truyền xuống: các trường học vùng An-dát và Lo-ren của Pháp buộc phải chuyển sang học tiếng Đức (do nước Pháp bị thất thủ trong trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ). Thầy Ha-men - một giáo viên dạy Pháp văn, gần như cả đời gắn bó với miền quê An-dát đã dạy buổi học cuối cùng cho học sinh thân yêu trước lúc rời khỏi xứ sở này mãi mãi.

Có rất nhiều người làng đến dự buổi học ấy, trong đó có cả những cụ già cao tuổi như cụ Hô-de. Bằng sự thành kính, họ muốn tạ ơn người thầy đã bốn mươi năm tận tụy đem ánh sáng tri thức đến cho con em mình.

Hôm ấy, thầy vận chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, viền lá sen gấp nếp mịn và cái mũ lụa đen thêu. (Thầy chỉ mặc bộ lễ phục này vào những dịp long trọng như khi đón quan thanh tra hay phát phần thưởng cho học sinh). Mặc nó vào giờ phút ấy, thầy đã bộc lộ sự tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp một cách cảm động.

Thái độ của thầy với học sinh cũng khác với mọi ngày. Bình thường, thầy nổi tiếng nghiêm khắc. Không bao giờ thầy nhân nhượng với những học trò biếng lười, thích trốn học câu cá, bắn chim. Do đó, với cậu học sinh cá biệt như Phrăng, cây thước sắt khủng khiếp mà thầy kẹp dưới nách đã thành nỗi ám ảnh. Đi học muộn, Phrăng đã sợ hãi nghĩ đến lúc bị thầy quở mắng, bị kiểm tra bài cũ và bị vụt bằng thước kẻ. Nhưng, hôm nay, thay vì giận dữ, thầy lại dịu dàng giục cậu vào lớp. Nhìn mọi người bằng đôi mắt xanh buồn sâu thẳm, thầy xúc động nói:

- Đây là lần cuối cùng thầy dạy các con... Kẻ thù xâm lược buộc chúng ta phải học bằng thứ tiếng của chúng. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý.

Phrăng choáng váng khi nghe thầy nói vậy. Cậu giận mình đã ham chơi hơn ham học để đến nỗi mới biết viết tập toạng. Đáng trách hơn nữa là trong buổi học này, cậu còn không đọc được trót lọt các quy tắc về phân từ. Thầy Ha-men đã không quở mắng cậu như mọi lần. Thầy chỉ ra những lầm lỗi của tất cả mọi người trong việc lần nữa, không tích cực học tiếng Pháp nên bây giờ vẫn không nắm vững ngôn ngữ của chính dân tộc mình. Thầy đau đớn thốt lên:

Ôi! Tai hoạ lớn của xứ An-dát chúng ta là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. Giờ đây, kẻ thù của dân tộc có quyền bảo chúng ta rằng: “Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người!”...

Trước lúc ra đi, thầy đã truyền tất cả tâm hồn và trí tuệ của mình vào bài học cuối cùng, kiên nhẫn giảng giải cho mọi người hiểu được điều kì diệu của ngôn ngữ dân tộc. Thầy khẳng định: Tiếng Pháp là thứ tiếng hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. Mọi người phải bảo vệ nó, đừng bao giờ được phép quên lãng. Bởi, khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù!

Hôm ấy, Phrăng bỗng thấy bài giảng của thầy sao mà giản dị và dễ hiểu đến thế. Với tất cả nhiệt tình sôi sục, thầy Ha-men muốn truyền thụ ngay một lúc, toàn bộ tri thức của mình vào đầu óc non nớt của học trò, bởi đây là cơ hội cuôì cùng thầy dạy cho chúng những tri thức ngôn ngữ thiêng liêng của dân tộc.

Trong giờ viết tập, thầy đã chuẩn bị sẵn những tờ mẫu mới tinh trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới, trên có viết các từ Pháp, An-dát bằng chữ trông thật đẹp. Qua đó, thầy muốn khắc ghi trong tâm tưởng mọi người một chân lí: An-dát vẫn mãi mãi thuộc về nước Pháp, như máu chảy về tim, bất chấp ý muốn ngạo ngược của kẻ thù! Cả lớp im phăng phắc, chăm chú tập viết. Chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt, tiếng bồ câu gù thật khẽ trên mái nhà. Ai nấy đều nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.

Khi học trò tập viết, thầy Ha-men thầy đăm đăm nhìn ngắm những đồ vật thân thuộc đã gắn bó với thầy suốt bốn mươi năm dạy học. Qua ánh mắt đau đáu ấy, thầy muốn mang theo hình ảnh thân thương của ngôi trường, của các học trò trong suốt phần đời còn lại. Trái tim thầy tan nát khi phải rời xa mái trường thân yêu, xa đám học trò nhiều phen khiến thầy phải phiền lòng nhưng chúng đã là tất cả cuộc đời thầy. Đau lòng nhưng thầy vẫn đủ can đảm để dạy cho đến phút cuối cùng. Khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng lặng trên bục giảng, người tái nhợt, tấm lưng của thầy bỗng còng hẳn xuống bởi một gánh nặng vô hình nào đó. Thầy nghẹn ngào nói không hết câu chào từ biệt. Bất ngờ, thầy quay về phía bảng, lấy hết sức bình sinh, viết thật to dòng khẩu hiệu: “Nước Pháp muôn năm!”.

Thực sự nước Pháp, cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã thành bất tử trong tâm hồn của bao thế hệ học trò nhờ sự truyền giảng nhiệt thành về tình yêu Tổ quốc, yêu ngôn ngữ dân tộc của những người thầy đáng kính, giàu tâm huyết như thầy giáo Ha-men trong tác phẩm của nhà văn A. Đô-đê.

>> Tham khảo: Em hãy tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong Buổi học cuối cùng

Bài nói tham khảo 2: Tả hình ảnh thầy giáo Ha-men

Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng việc học tập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc thầy nói đến những điều đó, giọng thầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

3,

Mỗi người có một sở thích riêng, bạn thích ngắm cảnh sông nước hiền hòa chảy, bạn thích ngắm cánh đồng lúa xanh... Còn riêng em lại thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc trên biển. Hình ảnh mặt trời mọc trên biển vào buổi sáng đẹp trời trong văn bản Cô Tô của nhà văn Nguyền Tuân đã để lại trong em một sự háo hức kì lạ . 

Khi bầu trời còn ướt đẫm sương đêm, màn sương mỏng manh, mờ mờ, ảo ảo như bao ttrùm cả mặt biển, không nom thấy đảo xa chỉ thấy một màu trắng đục. Sóng biển vẫn rì rào đều đều xô bờ cát trắng hệt như một bản tình ca không lời bất tận. 

Phía đông, ánh hồng dần dần bừng sáng, nước biển sóng sánh dần đổi màu. Chân trời ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người dân chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Chao ôi! Mặt trời mọc trên Cô Tô mới lộng lẫy, rực rỡ và tráng lệ làm sao. 

Mặt trời đã lên cao vài con sào, muôn vàn ánh hồng phơn phớt lan tỏa trên mặt biển. Nước biển lại sóng sánh đỏi màu, Một màu thật tuyệt. Giờ đây bầu trời Cô Tô càng trở nên trong trẻo, sáng sủa. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đặm đà. Quanh cái giếng nước ngọt ở ria hòn đảo Cô Tô này mọi người đang tắm giặt, lấy nước ngọt gánh xuống thuyền, cảnh tượng đó còn vui vẻ hơn mọi cái chợ trong đất liền. Anh hùng Châu Hòa Mãn cũng đang gánh nước cho thuyền của mình, dáng vẻ đầy phấn khởi. Anh đang chuẩn bị cho chuyến ra khơi dài ngày. 

Mặt trời đã lên hẳn, rực rỡ giữa màu mây trắng thì biển lại diệu kì hơn bao giờ hết. Màu xanh của da trời, hòa quyện cùng màu xanh của nước biển tạo thành một màu rất tuyệt vời của vùng biển đảo Cô Tô. Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng lan tỏa trên bãi cát mịn màng. Từ bãi đậu, những con thuyền lại rẽ sóng ra khơi đánh cá. Xa xa, những cánh buồm nâu trên bãi biển được nắng sớm chiếu vào hồng rực như đàn bướm múa lượn giữa biển xanh. Một con hải âu bay ngang là là nhịp cánh. Nhìn theo cánh hải âu bay lòng người đi biển lại trào dâng bao niềm hi vọng vào một ngày đẹp trời. Sóng vẫn rì rào khúc tình ca muôn thuở, thỉnh thoảng lại xô bờ cát bọt tung trắng xóa. 
Cảnh bình minh trên biển thật là đẹp, hệt như nột bức tranh sơn mài tuyệt mĩ. Dù có đi đâu em cũng sẽ luôn hướng lòng mình về vùng hải đảo giàu đẹp của tổ quốc. Em còn mơ ước sẽ được đến nơi đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kì diệu mà thiên nhiên ban tặng cho xứ sở Cô Tô.

4,

Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.

Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.

Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.

Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.

Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…

Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.

Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.

​Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.

Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.

k cho minh nha

18 tháng 4 2019

i live in Hải Dương.

3 tháng 2 2020

Sau một tuần học tập căng thẳng, tối thứ bảy vừa qua, mẹ đưa em đi một vòng quanh khu trung tâm thành phố. Được ngắm cảnh thành phố lúc lên đèn, em mới thấy hết vẻ đẹp nguy nga và thơ mộng của thành phố mang tên Bác Hồ.

Không khí buổi tối thật êm ả, dễ chịu và mát mẻ. Thong thả đi bộ với mẹ trên đường phố em mới có dịp quan sát mọi hoạt động của thành phố vào ban đêm. Dọc hai bên đường, những ngọn đèn cao áp tỏa sáng lung linh. Những ngôi nhà cao tầng đồ sộ nguy nga được trang trí bởi hàng trăm chiếc đèn với đủ màu sắc đang thi nhau nhấp nháy như muôn vàn các vì sao trên trời. Trên các vòm cây xanh, đèn được kết hàng dãy dài thi nhau rủ xuống mặt đường chẳng khác nào như mái tóc người thiếu nữ duyên dáng thướt tha. Người đi bộ đổ ra trung tâm thành phố mỗi lúc một đông, họ đi thong thả, ung dung với những bộ quần áo đủ kiểu, đủ màu sắc.

Trước cửa ủy ban nhân dân thành phố là một công viên rộng lớn với muôn vàn những đóa hoa đang lung linh đua sắc, ở đây tụ tập rất nhiều người, họ tươi cười hớn hở nói chuyện bên nhau, tất cả dường như quên hết nỗi vất vả mệt nhọc sau một tuần làm việc. Bên kia đường là rạp chiếu bóng Rex, ở đó có rất đông các anh chị thanh niên, họ đang chờ để vào rạp xem phim trông họ thật thanh thản và đáng yêu.

Đi một vòng công viên, em và mẹ dọc theo đường Nguyễn Huệ ra bến sông Bạch Đằng. Gió sông thổi lồng lộng mát rượi. Không khí ở đây thật là dễ chịu. Trên sông, những chiếc phà đang trôi lặng lẽ. Mặt nước được ánh đèn chiếu vào sóng sánh như được dát vàng. Dọc hai bờ sông là những quán cà phê mở nhạc xập xinh, khách đến đây uống cà phê cũng rất đông, vừa uống vừa nói chuyện vui vẻ. Em và mẹ cũng vào một quán kem ở bờ sông để vừa ăn vừa ngắm cảnh đẹp của đêm Sài Gòn. Thành phố của em lúc nào cũng tươi vui, rộn rã đầy sức sống. Em rất yêu thành phố của em, dù mai này có đi đâu xa nhưng em mãi mãi không quên thành phố yêu dấu này.

#Châu's ngốc

Nếu hỏi ai rằng: “Bạn thích thời điểm nào nhất trong ngày?” thì khó ai đoán được câu trả lời sẽ ra sao. Buổi sáng, buổi trưa hay buổi tối? Nhưng nếu hỏi tôi đây, câu trả lời sẽ là: buổi tối.

Giữa những ngày hè oi ả thế này, còn gì tuyệt hơn là một buổi tối gió lộng. Không cần phải chờ lâu, chỉ cần nhìn thấy ánh mặt trời đỏ ối buổi hoàng hôn sắp tắt, những cơn gió đã lộng hành khắp phố phường, tràn vào những căn nhà mở cửa. Mặt trời đã thiếp đi ở nơi đâu xa lắm, vậy mà một mảng trời phía tây vẫn còn vương vất những sợi tơ đỏ của ánh chiều tà. Những ánh đèn điện sáng rực dần thay thế cho mặt trời. Những đại lộ rộng thênh thang như dát vàng ánh sáng đèn điện, đông nghịt người xe. Giờ tan tầm ai cũng vội vã, hối hả trở về nhà. Tiếng còi xe, tiếng nói, tiếng cười tạo nên một bản hòa tấu của đô thị phồn hoa. Bên cái ồn ã thường nhật ấy, tôi lại yêu hơn cả khung cảnh quanh hồ gần nhà tôi. Màn đêm u tối đắp chiếc chăn dạ đen cho mặt hồ phẳng lặng. Những chị liễu vẫn nghiêng mình bên hồ nước trong xanh, chải chuốt mái tóc dài của mình như một cô thiếu nữ. Hàng bằng lăng tím biếc cũng thiếp đi, mặc cho có tiếng nói, tiếng cười của người qua lại. Gió khẽ len qua những vòm cây, cất cao tiếng hát vi vu vi vu như lời ru nồng nàn tha thiết của người mẹ đưa đàn chim bé nhỏ vào giấc mơ hồng. Những chú chim non thu đầu vào lông vào cánh, cố che đi ánh đèn điện đang tràn lan khắp muôn nơi. Giọt sương nào vừa mới kết tinh lại trên chiếc lá xanh, vô tình rớt trúng chú chim non làm tiếng hót líu ríu giật mình vang lên, rồi lại mệt mỏi thiếp đi sau một ngày múa ca bay nhảy. Khung cảnh thanh bình đứng bên vẻ sôi động của đô thị mới đẹp đẽ làm sao!

Nói đến đêm là nói đến trăng sao, vậy mà buổi tối trên Thủ đô thân yêu lại ít ai nhớ rằng có một con thuyền nhỏ đang trôi giữa dòng Ngân Hà vắt ngang bầu trời. Trong ánh điện lung linh dát vàng dát bạc cho con đường, hiếm ai nhận ra dòng trăng đang hòa vào ánh sáng rực rỡ ấy. Trăng chỉ dành cho các bà, các ông, cho đám trẻ thơ đang múa hát đón chị Hằng mà không sao quen được với sự tất bật của người thành thị. Trăng e ấp sao những mái nhà cao, in bóng trên mặt hồ như để ai dành tình cảm cho trăng đều có thể trông thấy. Trăng không làm lung linh thêm cho cảnh vật ở phố phường như trăng làm cho tôi và cho đám trẻ trong khu như thấy được sự êm ả, hiền dịu giữa chốn phồn hoa.

Không quá ồn ã mà cũng chẳng quá tĩnh mịch, vừa sôi động lại thật êm ả, thanh bình, đó chính là buổi tối trên thủ đô Hà Nội thân yêu.

2 tháng 2 2020

Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.

Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn...nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa.

Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết.

Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa layơn...và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến.

Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: Hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa...Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.

Gọi là chợ hoa nhưng chợ còn bán cả cây cảnh nữa điển hình là cây quất. Những cây quất sai trĩu trịt với những quả quất căng mọng vỏ màu vàng cam xen lẫn những quả màu xanh len lỏi trong lá trông thật thích mắt, không chỉ có thế còn có cây bồng bồng, cây tài lộc là những cây không thể thiếu trên bàn thờ.

Chợ hoa không chỉ bán hoa và còn bán cả lọ hoa, bình hoa với muôn dáng muôn hình, bình to, bình nhỏ.

Năm nay thay vì mẹ đi chợ mua hoa thì em với bố đi. Em thì đi chọn hoa tươi còn bố thì đi xem đào và quất. Em mua và chọn những bông hoa cúc vàng to nhất, đẹp nhất để mẹ để lên bàn thờ và chọn một bó các loại hoa tươi như hoa hồng, lưu ly, cúc loại nhỏ...để cắm thành một lọ để ở bàn uống nước và tiếp khách. Mua hoa xong em đi tìm bố thì cũng thấy bố đã chọn xong một cây đào và một cây quất nhỏ vì nhà em cũng không được rộng lắm. Bố và em còn mua một bình hoa lụa rất đẹp về để tủ và hai cái lọ hoa nữa. Vì quá nhiều nên em phải đợi bố để cho bố chở hai cây đào và quất về trước rồi mới quay lại đón em. Về nhà mà em vẫn còn tiếc nuối vì không được ngắm các loài hoa thêm chút nữa và phải đợi đến tận Tết năm sau mới có.

Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.

2 tháng 2 2020

Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Ở quê em như thường lệ, cứ mỗi khi Tết đến xuân về là lại có chợ hoa với biết bao loài hoa tập trung về đây để cùng nhau khoe sắc, làm rộn ràng thêm không khí ngày xuân.

Sau một mùa đông giá lạnh, muôn loài như bừng tỉnh khi mùa xuân đến. Mùa xuân cũng là thời điểm bắt đầu một năm mới, ai cũng tưng bừng chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết sắp tới. Nào dọn dẹp nhà cửa, nào mua sắm bánh kẹo, đồ ăn…nhưng dù bận rộn đến đâu, mọi người ở quê em vẫn dành dù chỉ là một chút thời gian ghé qua chợ hoa để có dịp chiêm ngưỡng sự lộng lẫy, sự rực rỡ của muôn loài các loài hoa. Bước vào trong chợ, người ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở thần tiên chỉ dành cho cái đẹp. Muôn loài hoa cùng tụ họp về đây và làm nên một chợ hoa tuyệt đẹp chỉ có trong những ngày Tết.

Có ai mà đếm được xem có biết bao nhiêu loài hoa. Nào là hoa hồng, nhưng hoa hồng còn có hoa hồng đỏ, hồng vàng, hồng trắng; hoa cúc cũng có hoa cúc vàng và cúc trắng, cúc loại to, cúc loại nhỏ, rồi hoa lưu li tím, hoa cẩm chướng, hoa huệ, hoa lay-ơn…và tất nhiên không thể thiếu một loài hoa đặc trưng của ngày Tết ở miền Bắc, đó chính là hoa đào, có hẳn một chỗ rộng để dành cho các hàng hoa đào, chỗ dành cho loài hoa này cũng đa dạng lắm, có một chậu cây đào to, cũng chỉ có những chậu nhỏ tùy thuộc vào ý thích của mọi người mà sẽ chọn xem mua loại nào. Cành nào, cây nào cũng lắm hoa nhiều nụ rất đẹp. Vì là miền bắc nên chợ không có hoa mai – loài hoa đặc trưng của ngày Tết mà chỉ miền Nam mới phổ biến. Không chỉ có hoa thật mà đây cũng là thế giới của các loại hoa giả: hoa nhựa, hoa giấy, hoa lụa…Những cành tầm xuân được làm bằng lụa trông giống y như hoa thật vậy, rồi đến những bát hoa nhựa mà người ta hay mua về để trong tủ kính, và cả những bình hoa bằng giấy lụa màu được làm từ những người thợ khéo tay cũng về đây tề tựu đông đủ.

Gọi là chợ hoa nhưng chợ còn bán cả cây cảnh nữa điển hình là cây quất. Những cây quất sai trĩu trịt với những quả quất căng mọng vỏ màu vàng cam xen lẫn những quả màu xanh len lỏi trong lá trông thật thích mắt, không chỉ có thế còn có cây bồng bồng, cây tài lộc là những cây không thể thiếu trên bàn thờ. Chợ hoa không chỉ bán hoa và còn bán cả lọ hoa, bình hoa với muôn dáng muôn hình, bình to, bình nhỏ. Năm nay thay vì mẹ đi chợ mua hoa thì em với bố đi. Em thì đi chọn hoa tươi còn bố thì đi xem đào và quất. Em mua và chọn những bông hoa cúc vàng to nhất, đẹp nhất để mẹ để lên bàn thờ và chọn một bó các loại hoa tươi như hoa hồng, lưu ly, cúc loại nhỏ…để cắm thành một lọ để ở bàn uống nước và tiếp khách.Mua hoa xong em đi tìm bố thì cũng thấy bố đã chọn xong một cây đào và một cây quất nhỏ vì nhà em cũng không được rộng lắm. Bố và em còn mua một bình hoa lụa rất đẹp về để tủ và hai cái lọ hoa nữa. Vì quá nhiều nên em phải đợi bố để cho bố chở hai cây đào và quất về trước rồi mới quay lại đón em. Về nhà mà em vẫn còn tiếc nuối vì không được ngắm các loài hoa thêm chút nữa và phải đợi đến tận Tết năm sau mới có.

Chợ hoa thật đẹp, nó như lưu lại trong lòng người một cái gì đó gọi là dáng vẻ của ngày xuân, tràn ngập ấm áp và yêu thương.

Kết quả hình ảnh cho Viết 1 bài văn miêu tả cảnh 1 phiên chợ hoa vào ngày Tết

29 tháng 4 2019

Mình ngu văn nhưng mik cho bạn một số ví dụ để tả 1 di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở Tỉnh Hải Dương. 1 là bài văn tả dòng sông, 2 là gợi ý tả Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

1.Sông Thái Bình

Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc

Nước sông trong in bóng nhũng hàng tre

Nghe bài thơ “ Nhớ dòng sông quê hương” là tôi lại nhớ về hình ảnh con sông quen thuộc ở làng Bình Hàn. Quê hương tôi là vùng đất Hải Dương, nơi có con sông Thái Bình uốn lượn mang tuổi thơ của bao nhiêu người. Khi nghĩ về dòng sông quê hương, lòng tôi lại có những kí ức tưởng đã phai tràn về , khắc lên trong tôi sự yêu thương tha thiết tới  nơi tôi sinh ra.

Hình ảnh của dòng sông trong tâm trí tôi thơ tôi chưa từng phai mờ. Xa xa nhìn lại, dòng sông như một dải lụa đào tuyệt đẹp, duyên dáng, yêu kiều chảy ngang qua xóm làng. Hai bên bờ, những rặng tre, rặng liễu in bóng mình xuống mặt sông, nước sông trở thành mặt gương để cho tre, liễu soi mình. Trên ngọn tre, những chú cò đang đứng rỉa lông, rỉa cánh, vài chú chim bói cá vừa đạp nước bay lên đã thu ngay được chiến lợi phẩm là một con cá béo. Dòng sông như một người mẹ hiền từ, tốt bụng khi ban tặng cho làng tôi biết bao món quà vô giá.

Những đồng ruộng nhờ có phù sa của dòng sông mà càng thêm tươi tốt. Nước sông là nguồn tưới tiêu chủ yếu cho cây cối và hoa màu hai bên bờ. Không chỉ thế, sâu dưới lòng sông là nguồn cá tôm vô tận, hàng chiều, tôi vẫn nghe thấy tiếng đuổi cá của bác thuyền chài làm náo động cả một góc sông. Có trò nghịch ngợm nào của tuổi thơ mà không diễn ra bên cạnh dòng sông. Làm sao quên được những lần cùng bạn bè ra sông mò cua, bắt cá. Hay sau một ngày làm việc chăm chỉ lại dắt trâu ra sông nghỉ ngơi, gặm cỏ, uống nước, rồi cả người và trâu cùng ngụp lặn trong dòng nước mát, nước sông cuốn bay mọi mệt mỏi của ngày dài. Vào mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Buổi sáng, khi mặt trời lên, chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên xuống mặt nước, dòng sông trông như nàng thiếu nữ e ấp trong nắng sớm, sương giăng trên mặt sông tạo nên khung cảnh mơ hồ, huyền ảo. Buổi trưa, khi nắng chói chang và gay gắt hơn, cả dòng sông như ánh lên một màu vàng rực rỡ. Còn khi màn đêm đen buông xuống, dòng sông khoác lên mình chiếc áo nhung đen huyền bí được tô điểm bởi ánh sáng lấp lánh của các vì sao. Trăng trên trời in bóng xuống lòng sông, mỗi lần những gợn sóng nhấp nhô là trăng như vỡ ra làm ngàn mảnh.

Dòng sông quê sống mãi trong tâm trí tôi như một bóng hình của quê hương yêu dấu. Sông đã ôm ấp tuổi thơ của tôi, nuôi lớn những ước mơ nhỏ bé ngọt ngào

2.Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc 

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc

Ngày 18/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 920/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trong dịp Lễ hội mùa thu năm 2012, Khu Di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Côn Sơn

Chính điện chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành. Chùa kiến trúc theo kiểu chữ công, gồm Tiền đường, Thiêu lương, Thượng điện là nơi thờ Phật, trong đó có những tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét. Tiếp đến nhà Tổ là nơi thờ các vị tổ có công tu nghiệp đối với chùa: Điều ngư Trúc Lâm Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Đường vào Tam quan lát gạch, chạy dài dưới hàng thông trăm năm phong trần xen lẫn những tán vải thiều xum xuê xanh thẫm. Tam quan được tôn tạo năm 1995, kiểu cổ, có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu của nền nghệ thuật kiến trúc thời Lê. Sân chùa có 4 nhà bia.

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền nơi đây là nơi hun gỗ làm than và đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ X. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa "Thiên Tư Phúc Tự" trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Thiền sư Huyền Quang vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm - một thiền phái mang màu sắc dân tộc Việt Nam đã về tu ở chùa Côn Sơn. Tại Côn Sơn Huyền Quang cho lập đài Cửu phẩm liên hoa, biên tập kinh sách, làm giảng chủ thuyết pháp phát triển đạo phái không ngừng. Ngày 22 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334) Thiền sư Huyền Quang viên tịch tại Côn Sơn. Vua Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây tháp tổ sau chùa, đặc phong Tự Tháp "Huyền Quang tôn giả".

Chùa Côn Sơn có từ thời Đinh, năm Khai Hựu nguyên niên (1329), thời nhà Trần được Pháp Loa tôn tạo với quy mô lớn. Dấu vết của lần trùng tu này còn hiện diện đến nay. Nguyễn Trãi từng làm Đề cử chùa Côn Sơn. Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

Đền Kiếp Bạc

 Làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Trần Hưng Ðạo, người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Ðền thờ Trần Hưng Đạo được dựng vào đầu thế kỷ 14, trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Ðạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Ðẩu và 4 bài vị thờ bốn con trai. Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch).

Đền thờ Nguyễn Trãi

Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn - Hải Dương

Đền thờ Nguyễn Trãi khởi công xây dựng ngày 14-12-2000, trên khuôn viên đất rộng gần 10.000 mét vuông, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền.

Đền thờ chính, hai nhà Tả vu, Hữu vu, Nghi môn nội, Nghi môn Ngoại, Nhà Bia, Am hoá vàng, cầu vào cổng chính, cầu qua suối Côn Sơn theo kiểu thượng gia hạ kiều để lên Thạch Bàn, nhà từ đền, hệ thống sân vườn, đường cấp thoát nước...

Ngôi đền chính tưa lưng vào Tổ Sơn, hai bên tì vào hai dãy núi Ngũ Nhạc và Kỳ Lân là tả Thanh long và hữu Bạch hổ. Phía trước có hồ nước rộng, tiếp theo là núi Trúc Thôn đối diện với núi Phượng Hoàng. Xa xa là dãy núi An Lạc.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, kiến trúc theo truyền thống và rất độc đáo; với một nguồn lớn kinh phí cùng với những người có tâm đức, các Nghệ nhân và những người thợ khéo tay, cần mẫn lao động hơn 2.500 ngày để có được công trình hôm nay, thoả mãn cao nhất nhu cầu du lịch gắn với lịch sử và tâm linh của các thế hệ mai sau. Tại gian tiền tế của đền Kiếp Bạc hiện còn trưng bày 2 đoạn xương ống chân voi. tương truyền đây là con voi chiến của Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn trong khi ra trận bị sa lầy tại cánh đồng gần tỉnh Thái Bình, mặc dù quân sĩ dốc sức làm mọi cách để cứu voi khỏi bị sa lầy nhưng vẫn không cứu nổi, Trần Hưng Đạo đành phải bỏ voi lại để tiếp tục tiến quân ra chiến trường và có chỉ gươm xuống đất thề sẽ quay lại cứu voi khi thắng trận. Thắng trận trở về đến cánh đồng nơi voi bị sa lầy nhưng con voi đã chết vì bị chìm lún xuống bùn. Tương truyền 2 ống xương chân voi hiện đang đặt tại gian tiền tế đền Kiếp Bạc là xương của con voi trung thành của Đức Thánh Hưng Đạo Đại Vương.

Đền thờ Trần Nguyên Hãn

Đền thờ Trần Nguyên Hãn nằm trên đền thờ Nguyễn Trãi, cũng ở ven suối. Trần Nguyên Hãn là đại công thần nhà Lê và là em con cậu ruột của Nguyễn Trãi.

Đền thờ Trần Nguyên Đán[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán là ông Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.

Năm 1385, Trần Nguyên Đán cùng vợ đưa cháu ngoại Nguyễn Trãi về sống tại Côn Sơn. Ông nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành. Tại Côn Sơn ông cùng vợ trồng rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên, trong đó có các nơi "Nghỉ ngơi, chơi ngắm" là thẳng cảnh tiêu biểu mà từ lâu đã trở thành địa danh, di tích nổi tiếng, đi vào thi ca sử sách ở nhiều thời đại.

Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân dân lập đền, tạc tượng thờ Người tướng quốc tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn.

Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Ông giữa rừng tùng bách tại Côn Sơn. Đền Thanh Hư kiến trúc theo chữ Đinh, toà Tiên bái chồng diêm cổ các hai tầng tám mái uy nghi. Đền tựa núi Ngũ Nhạc, Minh Đường hướng đông nam, hồ Côn Sơn nơi tụ phong, tụ thuỷ; núi An Lạc làm Tiền Án, dãy An Sinh thế long chầu. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ.

Bài 1:

Trong văn tả cảnh, chúng ta thường gặp 2 kiểu ,đó là cảnh thiên nhiên và cảnh lao động sinh hoạt con người.

Khi miêu tả, cần chú ý đến những kĩ năng :

+xác định đối tươngj miêu tả 

+quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

+trình bày những điều quan sát đc theo 1 thứ tự

Bài 2:

Bố cục của văn tả cảnh gồm 3 phần:Mở bài,Thân bài,Kết bài

Nội dung chính của từng phần:

Mở bài :Gioi  thiệu đối tượng miêu tả

Thân bài:Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian hoặc không gian
Kết bài:Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết

I. Mở bài: Giới thiệu giờ ra chơi của trường em đang học

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, ai cũng đều trải qua thời cắp sách đến trường mười hai năm học, một quãng thời gian vô cùng dài của một đời người. Quãng thời gian đó, mang lại cho chúng ta vui buồn, bao cảm xúc khác nhau. Nhưng dù bạn học bất kì trường nào bạn đã từng trải qua những giây phút thư thái và thoải mái của giờ ra chơi. Đó thời gian gian chúng ta có thể làm rất nhiều điều với bạn bè, thầy cô và mái trường thân yêu của chúng ta.

II. Thân bài: tả trường em giờ ra chơi

1. Tả bao quát giờ ra chơi

- Sân trường tấp nập người

- Tiếng ồn vang khắp nơi

- Ai cũng vui vẻ chơi cùng các bạn

2. Tả chi tiết giờ ra chơi

a. Tả người giờ ra chơi

- Mọi người chơi các trò chơi khác nhau

- Người thì chơi đá cầu, người thì bịt mắt bắt dê, người thì nhảy dây,…

- Những ai không thích chơi thì ngồi ghế đá tám với bạn bè hoặc đọc sách,….

- Trường lúc này âm thanh hỗn độn, ồn ào, không phân biệt được giọng của ai

- Cả sân trường nhộn nhịp vui vẻ

b. Tả cảnh giờ ra chơi

- Cây cối đong đưa theo gió, thôi những cơn gió mát lành khiến giò ra chơi thêm phấn khởi

- Chim kêu rả rích

c. Cảnh sân trường sau giờ ra chơi

- Sân trường yên ắng hẳn

- Không một bóng người

- Chỉ nghe những tiếng giảng bài của thầy cô giáo

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về trường về giờ ra chơi

- Em rất thích giờ ra chơi

- Giờ ra chơi giúp em bớt căng thẳng, mệt mỏi sau giờ học

Bạn tham khảo nhé:

Lớp em học có tất cả ba mươi bạn, mười tám bạn nữ và mười hai bạn nam, mỗi bạn một vẻ một tính cách, bạn nào cũng rất tốt bụng và hòa đồng, dễ mến. Nhưng trong tất cả các bạn, em ấn tượng và rất quý bạn Tiến Đạt, bạn ngồi cùng bàn với em.

Bạn có dáng người cao, hơi mập đặc biệt bạn có làn da trắng hồng rất dễ thương. Tiến Đạt có khuôn mặt tròn, chiếc mũi cao, đôi mắt đen lay láy cong vút như lá liễu, đôi lông mày thanh tú nhiều lúc nhíu lại khi cảm thấy không bằng lòng truyện gì. Chiếc miệng xinh xắn với hàm răng trắng bóng đều như hạt bắp và đôi môi hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ mỗi khi có truyện vui.

Nổi bật nhất trên khuôn mặt là đôi má lúm đồng tiền, mỗi khi bạn cười má lúm đồng tiền xuất hiện trông bạn thật duyên dáng. Tiến Đạt có mái tóc đen mượt. Tiến Đạt rất giản dị và hòa đồng nên rất được nhiều bạn quý mến, các bạn trong lớp đặt cho Tiến Đạt cái tên nghe thật dễ thương đó là “Tiến Đạt béo”, cái tên này xuất hiện chỉ đơn giản là vì bạn mập nhất trong các bạn nam lớp em. Ngồi gần bạn nên em biết bạn rất chăm chỉ học tập, các thầy cô giáo có giao bài tập về nhà bạn làm rất đầy đủ, khi lên lớp thì tích cực phát biểu xây dựng bài.

Không chỉ có các bạn cùng lớp quý mến, bạn còn được cô giáo chủ nhiệm tin tưởng và giao cho làm lớp trưởng để giúp cô quản lớp. Mặc dù làm lớp trưởng và được cô giáo tin cậy nhưng bạn không những không kiêu căng mà còn tỏ ra rất hòa đồng, luôn thân thiện với các bạn trong lớp và giúp đỡ những bạn có học lực kém hơn. Lớp có bạn nào bị ốm không đi học được, Tiến Đạt cùng các bạn trong lớp đến thăm và hướng dẫn lại bài cô giáo giảng trên lớp để bạn hiểu.

Tiến Đạt  luôn thực hiện rất tốt vai trò của một người lớp trưởng. Không những thế, bạn còn rất tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của trường của lớp, bạn hát rất hay và đã đạt giải tiếng hát học sinh cấp trường. Nhà em ở gần nhà bạn nên biết ngoài việc học tập ở trường, bạn còn dành thời gian giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà. Cuối năm học bạn luôn được nhận giấy khen và danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ vì những thành tích học tập xuất sắc của bạn.

Không chỉ có em mà các bạn trong lớp cũng rất yêu quý Tiến Đạt không chỉ bởi đức tính giản dị, siêng năng cần cù mà còn thật sự khâm phục những thành tích học tập mà Tiến Đạt đạt được. Bạn xứng đáng là tấm gương sang để các bạn khác học tập và noi theo.

 

15 tháng 10 2017

Lớp 5A của chúng em có 42 bạn, gồm 25 nữ và 17 nam. Chúng em thương yêu nhau, học tập và chơi rất chan hòa. Em có nhiều bạn cùng lớp, cùng trường nhưng Nguyễn Anh Tuấn là thân nhất.

Em ờ tổ Một, Tuấn ở tổ Hai. Cả hai là cầu thủ của đội bóng "Khủng Long" lớp 5A đấy. Nói đáng tội, em chỉ là trung vệ dự bị thôi, còn Tuấn là tiền vệ, cây làm bàn của đội.

Tuấn béo tròn’, người thấp, nên các bạn gọi là Tuấn Lùn, biệt danh ấy hình như bọn con gái gán cho. Mỗi lần nghe bạn nào gọi: "Tuấn Lùn" thì cậu ta nhe hàm răng chuột cười tít mắt.

Cùng lứa, 10 tuổi như nhiều bạn trong lớp, nhưng Tuấn Lùn thấp hơn một cái đầu. Cái trán dô, hai tai to, cặp đùi dế chắc nịch, hai cánh tay tròn to, đôi bàn tay múp míp. Tóc lúc nào cũng cắt ngắn. Cặp mắt mở to, rất sáng thể hiện một sức mạnh tinh thần cương quyết, dũng cảm và thông minh. Nghịch lắm, giờ ra chơi cậu ta chạy nhảy, reo hò và hay cướp cầu lũ con gái. Chơi kéo co, lúc nào Tuấn Lùn cũng đứng ở đầu dây. Trên sân bóng, mang áo số 6, cậu ta tung hoành đột phá. Trong trận bán kết với đội bóng 5C, Tuấn Lùn là vua phá lưới.

Tuấn là con một chú Quảng, cán bộ Ngân hàng, mẹ là nhân viên phòng Bưu điện. Tuấn học giỏi, nhất là môn Toán. Lớp Ba, lớp Bốn, Tuấn đoạt giải Nhất môn Toán toàn huyện Thủy Nguyên. Cô giáo Ngọc nhắc về chuyện thi học sinh giỏi toàn trường cuối học kì I sắp tới, Tuấn khẽ nói: "Thưa cô, em sẽ cố gắng ỉ". Khiêm tốn, hào hiệp, thích giúp đỡ bạn bè là đức tính của Tuấn Lùn. Trước đây, em học đuối môn Toán, nhờ Tuấn giúp đỡ mà nay em học khá môn Toán, vượt hẳn lên.

Bố mẹ em rất quý Tuấn. Mỗi lần đến chơi hay ra về, Tuấn rất lễ phép chào hỏi. Tuấn về, mẹ em hết lời ngợi khen là ngoan và ý tứ như người lớn.
Tuấn Lùn – bạn nối khố của em. Tan học chiều thứ 7, Tuấn hẹn: "Mai đi câu cá, mình chọ mượn quyển Toán hay lắm !".